Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Chuẩn bị để sẵn sàng tăng tốc sau dịch
Lương thực và thực phẩm trong nước đang dồi dào, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và thậm chí vẫn đạt chỉ tiêu xuất khẩu trong tình hình dịch COVID-19 như hiện nay.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, được tổ chức chiều ngày 12/3 tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, khi TP. Hà Nội thông tin về trường hợp đầu tiên dương tính với COVID-19, đã xuất hiện những tin đồn thất thiệt dẫn đến hiện tượng người dân đổ xô mua lương thực, thực phẩm tích trữ. Nhưng cũng ngay lập tức, sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hàng hóa, nhu yếu phẩm lại đầy ắp trong các siêu thị, thậm chí hệ thống các nhà bán lẻ mở cửa bán gạo đến 23h hằng ngày phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân Thủ đô.
Thực tế, hàng hóa nông sản trong nước hiện đang rất dồi dào, báo cáo của Bộ NN&PTNT và các doanh nghiệp tham gia Hội nghị trực tuyến chiều 12/3 đã minh chứng điều này. Ngay cả thịt lợn, dù chịu ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi suốt năm 2019 nhưng tổng đàn trên cả nước vẫn đạt gần 24 triệu con. Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) nhận định, với tốc độ tăng đàn, tái đàn như hiện nay, chăn nuôi sẽ là “cứu cánh” cho ngành nông nghiệp trong năm 2020 và bảo đảm thị trường nội địa sẽ không thiếu nguồn cung các loại thịt.
Tuy nguồn cung đã xấp xỉ so với thời điểm trước dịch nhưng giá thịt lợn hiện vẫn ở mức cao. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và Bộ NN&PTNT kêu gọi các doanh nghiệp chăn nuôi đồng hành kìm, giảm giá thịt lợn. Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, nếu không kìm được giá thịt lợn ở mức có lợi cho cả doanh nghiệp chăn nuôi, nhà phân phối, người tiêu dùng thì Chính phủ sẽ mở cửa thị trường, cho phép nhập khẩu thịt lợn từ nhiều nguồn. Khi đó, có thể doanh nghiệp chăn nuôi trong nước lại phải kêu gọi giải cứu thịt lợn.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kêu gọi 17 tập đoàn nông nghiệp, ngay sau Hội nghị, đưa giá thịt lợn về mức 70.000 đồng/kg để ổn định thị trường. Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn như Dafaco, CP, Masan đã cam kết thực hiện.
Trong 3 tháng qua, dịch COVID-19 đã gây ra những tác động tiêu cực cho ngành nông nghiệp. Minh chứng rõ nhất là nhiều mặt hàng nông sản không thể xuất khẩu, tiếp tục sử dụng giải pháp tình thế là kêu gọi người tiêu dùng giải cứu. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ cùng với các bộ, ngành liên quan sẽ sát cánh cùng các địa phương phát triển thị trường mới cho các mặt hàng nông sản chủ lực, có khả năng cạnh tranh như vải Bắc Giang, tôm Bạc Liêu… Riêng với dưa hấu của tỉnh Bình Định, Bộ trưởng đề nghị địa phương này chuyển đổi sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò, thực tế cũng rất cần nguồn cỏ chăn nuôi, trong khi dưa hấu nhiều năm qua đều rơi vào tình cảnh phải kêu gọi giải cứu.
Khẳng định ngành Nông nghiệp còn đối mặt với nhiều thách thức do dịch bệnh, thiên tai nhưng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT lạc quan cho rằng, dù trong hoàn cảnh nào thì con người vẫn có nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Do vậy, ngành nông nghiệp phải chuẩn bị các kịch bản để sẵn sàng tăng tốc sản xuất khi dịch bệnh được kiểm soát. Cần tập trung thúc đẩy sản xuất, khắc phục khó khăn, cung ứng thực phẩm trong mọi hoản cảnh; tập trung các biện pháp khống chế dịch bệnh không để phát sinh, không để thực phẩm leo giá và đặc biệt, không để tình trạng trục lợi. Chuẩn bị điều kiện tốt nhất để thúc đẩy sản xuất, tìm thị trường mới cho các mặt hàng xuất khẩu sau dịch bệnh được kiểm soát.
(Theo Chính phủ)
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu -
Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non -
Quảng Trị: Bốn huyện đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò -
TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh
- Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ
- Ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Nông dân ven sông Lam đánh thức tiềm năng “vốn tự nhiên” từ con rươi
- TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
- Quảng Trị: Huyện Hướng Hóa công bố dịch lở mồm long móng
- Khẩn trương phổ biến phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng
- Bộ NN&PTNT báo cáo vụ bò sữa chết bất thường sau tiêm vaccine ở Lâm Đồng
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bãoThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
-
Đoàn công tác của Phó Chủ tịch Nước hỗ trợ 500 triệu đồng giúp tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả sau bão Yagi(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong chiều ngày 13/9, tại thôn Đồng Bụt (xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 (bão Yagi) và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân địa phương.
-
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn LaChiều 13/9, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tới kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ do tác động của hoàn lưu cơn bão số 3 tại xã Hua Păng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3