Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Bón gì cho “cà” để năng suất “gấp 1,8 lần”?

16:59 26/10/2020 GMT+7

“Từ năm 2004, tôi thử dùng phân lân nung chảy Văn Điển về bón thì năng suất cà phê ở đây bứt phá tăng cao. Đến 2010 thì đã có gần 80% gia đình trồng cà phê ở xã sử dụng phân lân Văn Điển, cà phê tốt bền, ít sâu bệnh, cho năng suất cao gấp 1,8 lần so với bón phân thông thường”.

Rất nhiều nông dân ở Tây Nguyên đã dùng phân bón Văn Điển cho cây cà phê từ nhiều năm qua. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

Đó là chia sẻ chân thành của ông Hoàng Tiến Thanh ở xã Ia Blang (huyện Chư Sê, Gia Lai), một người trồng cà phê đã có hơn 15 năm sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cà phê của gia đình ông. Đó cũng là câu chuyện phổ biến của rất nhiều người trồng cà phê ở Tây Nguyên.

Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – chuyên gia về hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây công nghiệp, Tây Nguyên có trên nửa triệu héc-ta cà phê được trồng chủ yếu trên đất đỏ bazan và một phần đất xám. Đặc điểm quý của đất trồng cà phê là tầng dày hàng mét, tới xốp, thoát nước nhanh, dung trọng thấp (0,8 – 1), giữ ẩm khá, tuy nhiên hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng dễ tiêu trong đất bộc lộ nhiều hạn chế như: Độ chua cao pH dưới 4,5, lân, kali, canxi, magie dễ tiêu, ở mức nghèo, các nguyên tố vi lượng thiếu rất nghiêm trọng, rất nhiều mẫu phân tích chỉ có kết quả “vết” hoặc vài phần triệu (ppm).

Với độ dốc cao, rửa trôi mạnh, cây rừng che phủ thấp nên đất mặt Tây Nguyên bị bào mòn nhanh chóng, thoái hóa, với điều kiện khí hậu ôn hòa. Tây Nguyên có 2 mùa khô, mùa mưa rõ rệt, rất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng, phát triển, thời kỳ đầu sau giải phóng (1975) các vùng đất Tây Nguyên được khai phá, độ màu mỡ tự nhiên cao, cây trồng phát triển tốt, vài chục năm sau dinh dưỡng đất giảm dần, năng suất cây trồng chững lại, giảm sút, để nâng cao năng suất.

Các nhà vườn đầu tư quá mức phân bón chủ yếu là phân hóa học, như đạm, supe, lân, phân đạm sulfate (phân SA), kali và các loại phân NPK thông thường độ hòa tan nhanh rửa trôi mạnh theo nước, mất dinh dưỡng, chua hóa đất, cây thiếu ăn cục bộ, cây trồng lại “bỏ quên” rất nhiều lại dinh dưỡng chưa được bón, đó là vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2) và các loại vi lượng trong đó phải kể đến Bo (Bo) và Kẽm (Zn) mà đất Tây Nguyên rất thiếu và cây trồng cũng rất cần. Bởi vậy cây phải lấy những yếu tố dinh dưỡng này từ đất, dần dần mất khả năng cung cấp đất nghèo kiệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cây trồng, năng suất, chất lượng giảm sút.

Có nhiều dòng phân bón Văn Điển dùng tốt cho cà phê

Các kết quả nghiên cứu suốt 13 năm (1990 – 2013) của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, đã so sánh hiệu lực của phân lân nung chảy Văn Điển với một số dạng phân lân thông thường khác cho thấy: Trên đất đỏ bazan, hiệu suất của 1kg lân (P2O5) trong phân lân Văn Điển đạt 31,6kg cà phê nhân, tăng 11,2% so đối chứng (phân lân thông thường). Phân lân Văn Điển ngoài cung cấp 16% lân dễ tiêu còn có 30% chất vôi, khử chua cho đất, điều hòa pH vùng rễ cà phê, rễ thông thoáng phát triển mạnh, cây lấy được nhiều dinh dưỡng hơn. Phân lân Văn Điển còn cung cấp 15% chất magie (MgO) tác dụng giúp cho bộ lá cà phê xanh, dày, tuổi thọ lá cao, tăng hệ số quang hợp, hạn chế rụng trái, lân Văn Điển còn cung cấp đến 24% silic (SiO­2) giúp cây chịu hạn tốt hơn do lớp biểu bì dưới mặt lá hình thành lớp cutin, chống bốc hơi nước hạn chế cây mất nước khi trời khô hạn.

Cùng với dinh dưỡng đa lượng như chất lân, sản phẩm phân bón này còn có các chất dinh dưỡng trung lượng như vôi, magie, silic, và vi lượng bo, kẽm, magan, sắt, đồng… Phân lân Văn Điển là loại phân đa yếu tố, hoàn toàn thiên nhiên, thân thiện cây trồng và môi trường, không chua, chậm tan, ít rửa trôi, tan hoàn toàn khi rễ cây tiếp xúc tiết ra dịch chua, bởi vậy lân hữu dụng trong phân Văn Điển tốt bền, cung cấp đầy đủ lân cùng các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng cho cây.

Mấy năm gần đây Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp cùng các nhà khoa học, từ một số viện nghiên cứu đã sản xuất nhiều dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dụng cho cây cà phê, trên “nền” của lân Văn Điển, phối hợp thêm đạm (N), kali (K) và lưu huỳnh (S). Phân đa yếu tố NPK Văn Điển có đầy đủ 13 thành phần các chất dinh dưỡng được thực nghiệm rộng ở Tây Nguyên cho hiệu quả rất cao và được bà con đón nhận đưa vào thâm canh đại trà. Kết quả khảo sát 300 nhà vườn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), có 74% số nhà vườn sử dụng phân bón Văn Điển. Ở Đắk Lắk, tỷ lệ này đạt trên 80% hộ sử dụng phân bón Văn Điển. Còn ở Đắk Nông, Lâm Đồng thì số hộ nông dân đã sử dụng phân Văn Điển là 57,8%.

Phân bón NPK 10.5.12 (dạng hạt) chuyên bón cho cà phê. Ảnh tư liệu.

Cũng theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, bên cạnh lân Văn Điển, các dòng sản phẩm đa yếu tố (NPK) NPK phù hợp cây cà phê gồm:

– ĐYT NPK 10.12.5 có thành phần dinh dưỡng như: N = 10%; P2O5 = 12%; K2O = 5%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 14%; S = 2%; B = 200ppm; Zn = 150ppm; Fe = 100 ppm; Cu = 50 ppm; Cu = 50ppm. Chuyên dụng bón lót khi trồng mới hoặc bón phục hồi sau thu trái.

– ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng như: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6%; và các chất vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

– ĐYT NPK 13.3.13 có thành phần dinh dưỡng như: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 13%; CaO = 4%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 1%; các các chất vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

– ĐYT NPK 12.7.20 có thành phần dinh dưỡng như: N = 12%; P2O5 = 7%; K2O = 20%; CaO = 4%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 2%; các các chất vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

Nhà nông có thể sử dụng một trong hai dòng sản phẩm phân bón ĐYT NPK 12.8.12 hoặc ĐYT NPK 13.3.13 bón nuôi trái một đợt đầu mùa mưa và đợt sau giữa mùa mưa, mỗi đợt bón từ 0,8 – 2,5 kg/gốc tùy theo tuổi cây và chất đất. Đợt bón cuối mùa mưa, chuyên gia khuyến cáo sử dụng dòng sản phẩm ĐYT NPK 12.7.20, lượng bón từ 1,5 – 2,5 kg/gốc, đế to nhân mỏng trái, nâng năng suất, chất lượng.

Năng suất cà phê “cao gấp 1,8 lần so với bón phân thông thường”

Ông Đinh Văn Tình ở xã Nam Đà, huyện Krông Nô (Đăk Nông) có 4 ha cà phê 15 tuổi cho biết: “Mười năm qua, gia đình tôi có 100% diện tích sử dụng phân Văn Điển cho cà phê, phân lân bón 2 đợt: Đợt 1 bón cuối mùa mưa từ 1,0 – 2kg/ gốc để dưỡng cây phân hóa hoa trổ bông, đậu trái, đợt 2 bón đầu mùa mưa từ 1,5 – 2,5kg/gốc để nuôi trái lớn, riêng phân đa yếu tố NPK dùng loại ĐYT NPK 12.8.12, bón 3 đợt: Đợt đầu mùa mưa bón 1,0 – 2kg/ gốc. Đợt giữa mùa mưa bón 0,8 – 1,2 kg/gốc, đợt cuối mùa mưa bón 0,8 – 1,0kg/ gốc. “Cà” được bón đầy đủ phân Văn Điển, cây tốt bền, ít sâu bệnh cho năng suất từ 4,5 – 6 tấn nhân/ha, ở Nam Đà, hầu hết bà con đều dùng phân bón Văn Điển, chất lượng tốt, phù hợp với đồng đất ở đây”.

Còn ông Hoàng Tiến Thanh ở xã Ia Blang (huyện Chư Sê, Gia Lai) trồng 2ha cà phê 10 năm tuổi tâm sự: Các nhà vườn ở Ia Blang trước năm 2000 sử dụng nhiều phân bón đơn như: SA, Supe, lân, đạm urê, DAP. Thời kỳ đầu, cà phê cho năng suất cao, nhưng càng về sau càng giảm, sâu bệnh hại nhiều, bà con chuyển sang dùng một số loại NPK thông thường nhưng năng suất “cà” chưa cải thiện. Từ năm 2004, tôi thử dùng phân lân nung chảy Văn Điển về bón thì năng suất cà phê ở đây bứt phá tăng cao. Đến 2010, gần 80% gia đình trồng cà phê ở xã sử dụng phân lân Văn Điển, cà phê tốt bền, ít sâu bệnh cho năng suất cao gấp 1,8 lần so với bón phân thông thường. Từ năm ấy, chúng tôi cũng được tiếp cận phân đa yếu tố NPK Văn Điển, sử dụng khép kín phân lân cùng với phân đa yếu tố Văn Điển, cây “cà” khỏe mạnh, tốt bồn, sai trái, năng suất cao, nhân trái đều, chất lượng tốt, 2ha cà phê của gia đình tôi năm nào cũng bội thu cho năng suất bình quân gần 6 tấn nhân/ha. Theo ông, bà con nông dân nơi đây rất “mê” phân Văn Điển.

Cà phê cho năng suất cao khi được đáp ứng đủ dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

Lưu ý về 3 đợt bón phân cho “cà” trong mùa mưa

Tại tỉnh Đắk Lắk, bà con trồng cà phê tập trung nhiều ở thị xã Buôn Hồ, thủ phủ của cây cà phê. Chúng tôi đã có dịp trao đổi với một người trồng cà phê nơi đây. Bà Hồ Thị Lê ở xã Cư Bao (thị xã Buôn Hồ) bộc bạch: “Gia đình tôi hiện canh tác 1,5ha cà phê 12 tuổi, năng suất thường đứng đầu xã, bình quân gần 6 tấn hạt/ha cũng một phần nhờ dùng bón phân Văn Điển đó”.

Hàng năm cứ sau thu trái, gia đình bà Lê dùng 2kg lân Văn Điển cộng phân bò, cộng thêm 0,5 kg đa yếu tố NPK 10.12.5 Văn Điển, cho 1 gốc, đầu mùa mưa bón 2,5 – 3kg phân đa yếu tố NPK 12.8.12 trên mỗi gốc cà phê. Giữa mùa mưa, bà Lê bón phân đa yếu tố NPK 12.8.12 2 kg/gốc, cuối mùa mưa bón 1,5kg phân đa yếu tố NPK 12.7.20 cùng với 2kg lân Văn Điển trên mỗi gốc.

Có thể nói, xét về tác dụng của phân bón, cà phê ở Cư Bao cho năng suất cao do bà con dùng chủ yếu phân Văn Điển. Bón phân Văn Điển còn có lợi tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm mỗi trường, an toàn cho người trồng, sản phẩm sạch, bán được giá, thu lời cao hơn so với việc dùng phân bón thông thường khác.

Tìm hiểu thêm việc cung ứng phân Văn Điển trên địa bàn huyện Chư Sê, chủ đại lý Vật tư nông nghiệp Thu Phương ngụ tại xã Ia Glai (huyện Chư Sê) chia sẻ: “Hàng năm, chúng tôi cung ứng hàng vạn tấn phân các loại cho bà con các dân tộc trong vùng. Riêng cây cà phê các nhà vườn ưa chuộng nhất là lân nung chảy Văn Điển, sau đó là phân đa yếu tố. Phân bón Văn Điển phù hợp đồng đất trồng cà phê ở Chư Sê, hiệu quả cao, ít sâu bệnh, chất lượng hạt cà phê đều tốt, dễ tiêu thụ trên trị trường, nông dân được lời cao”. Cũng theo đánh giá của nhà phân phối này, phân bón Văn Điển luôn đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh, một phần cũng nhờ đại lý phục vụ tận tình chu đáo, nên bà con thêm gắn bó với thương hiệu này.

                       Việt Hà – Nam Phong