
Năng suất lúa tăng 15-20% trong khi tiền mua thuốc trừ sâu giảm tới 50%! Đó là những con số có được từ cánh đồng mẫu trồng lúa có sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển tại một số vùng trồng lúa của Tây Nguyên.

Các vùng đất lúa ở Tây Nguyên có đặc điểm là đất ruộng bậc thang, lòng chảo, bị rửa trôi mạnh về mùa mưa. Đất được tích tụ từ các hạt đất từ đồi núi cao trôi xuống hình thành và cũng từ đó lại rửa trôi ra sông suối. Do bản chất là đất bazan và đất xám nên độ pH thấp dưới 4,0; nghèo các silic (SiO2), lân (P2O5), canxi (CaO), magie dễ tiêu, các chất vi lượng thiết yếu như kẽm, bo, mangan, đồng… cũng rất ít trong đất ruộng.
Một trong những nguyên nhân chính gây nên thực trạng này là do người dân sử dụng trong một thời gian dài các loại phân chua như: Phân SA, supe lân, phân đơn đạm, kali và các loại phân NPK thông thường. Bên cạnh đó cây trồng liên tục lấy đi dinh dưỡng, nhất là trung, vi lượng, góp phần làm cho đất thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng.
Tập quán gieo dày quá mức đã làm giảm sức đẻ nhánh của lúa, đồng thời tiêu hao nhiều dinh dưỡng do nuôi nhiều cây vô hiệu. Tập quán bón phân chỉ chú trọng bón thúc nhiều đợt, không bón lót cũng làm cho cây lúa hạn chế khai thác dinh dưỡng đất ở lớp dưới. Phân bón đầu tư chưa cân đối, bón thúc nhiều lần cây lúa xanh dai tiêu tốn dinh dưỡng, dẫn dụ sâu bệnh gây hại. đồng nghĩa với sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng phân bón cho cây lúa, để có được bình quân 8 tấn thóc/ha, cây lúa lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng tương ứng là 145kg đạm (N), 60kg P2O5; 120kg kali (K2O); 460kg SiO2; 20 kg CaO; 23 kg magie (MgO), 5 kg lưu huỳnh (S) cùng các chất vi lượng 0,4kg kẽm (Zn), 0,3kg bo (B), 0,25kg đồng (Cu)… Như vậy, cây lúa không chỉ cần N, P, K cân đối mà còn cần các dinh dưỡng trung lượng, đặc biệt nhu cầu silic gấp 3 lần đạm. Trong nghề trồng lúa, nhiều nông dân các dân tộc Tây Nguyên còn hiểu biết hạn chế về dinh dưỡng phân bón, về đất đai, về nhu cầu của lúa. Do đó, khi sử dụng phân bón, họ còn nặng về dùng phân đơn, hoặc dùng phân NPK (chỉ có 3 thành phần N, P, K), thiếu đi các chất dinh dưỡng trung vi lượng, làm cho lúa yếu, sức đề kháng kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh gây hại, lúa đổ non bông bé, ít hạt, năng suất thấp, chất lượng gạo giảm.
“Giải pháp hoàn hảo” từ phân bón Văn Điển
Góp phần giúp bà con nông dân khắc phục những hạn chế này, từ năm 2010, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã thực hiện nhiều mô hình trồng lúa theo cánh đồng mẫu lớn ở huyện Ea Súp (Đắc Lắc), Đắk Mil, Cư Jút (Đắc Nông). Các mô hình này có sử dụng các loại phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển. Kết quả thu được vượt trội: Về năng suất, lúa mô hình có dùng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển tăng từ 15 – 20% so với các loại phân bón khác.
Đặc biệt, trên các ruộng này, lượng phun thuốc trừ sâu giảm 50%, chi phí đầu tư trên đơn vị diện tích cũng giảm xuống, được bà con trồng lúa Tây Nguyên đánh giá cao. Nhờ đó, mô hình này đã lan tỏa rộng ra các vùng trồng lúa trọng điểm của tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Đắk Nông… Tuy nhiên, nhiều nơi nông dân vẫn chưa tiếp cận và nắm được cặn kẽ về đặc tính, cách sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Vì thế, chúng tôi xin giới thiệu một số dòng sản phẩm phân bón chất lượng cao chuyên dụng cho lúa ở Tây Nguyên.

Phân bón NPK Văn Điển được gọi tên khác biệt là: Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển, sản xuất từ công nghệ phối hợp lân nung chảy Văn Điển. Trong sản phẩm này có thành phần dinh dưỡng:
Lân dễ tiêu (P2O5) =16%;
Vôi (CaO) = 30%;
Magie (MgO) = 15%;
Silic (SiO2) = 24%,
Ngoài ra phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển còn có 6 chất vi lượng Bo (B); kẽm (Zn); Mangan (Mn); Sắt (Fe); đồng (Cu)… lân Văn Điển phối hợp với Đạm (N); kali (K2O); S (lưu huỳnh) theo các tỷ lệ đáp ứng nhu cầu cây lúa và đồng đất Tây Nguyên.
Sản phẩm này sau khi phối trộn theo dây chuyền công nghệ hiện đại, được vê viên, tạo hạt, nhuộm màu, sấy khô trong nhà máy, tạo nên các dòng sản phẩm khác nhau. Phân ĐYT NPK Văn Điển có đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng gồm đa lượng (N, P, K), trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S) và vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.
– Các dòng sản phẩm phân bón lót:
+ ĐYT NPK 8.8.4 có hàm lượng dinh dưỡng N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2% và vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu…
+ ĐYT NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 6%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 4% và vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu…
– Các dòng sản phẩm phân bón thúc:
+ ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% và vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu…
+ ĐYT NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 1%; SiO2 = 4%; S = 7% và vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu…
Cách sử dụng các loại phân ĐYT NPK Văn Điển cho lúa ở Tây Nguyên
Về loại phân và liều lượng sử dụng cho cây lúa ở Tây Nguyên, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo bà con nông dân Tây Nguyên theo bảng tóm tắt như sau:
Đối với một số chân ruộng gần chân đồi, núi, cao, ghềnh mất nước thường xuyên thì nên bón thêm đợt nuôi đòng bằng phân thúc ĐYT NPK 12.5.10 hoặc ĐYT NPK 13.5.10 lượng bón 150 – 180 kg/ha.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cân đối đầy đủ 13 loại dưỡng chất, cây lúa khỏe mạnh, thân lá cân đối, độ đồng đều đồng ruộng cao, cứng cây, dày lá, kháng sâu bệnh (cuốn lá, đạo ôn, rầy nâu, đốm vằn…) chống đổ ngã. Cây lúa được cung cấp đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng cho nên bà con nông dân không phải bón thêm các loại phân khác. Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cây lúa cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt bền vững, giảm chi phí tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.
Việt Hà – Nam Phong
-
Trên 78% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấy
-
Ngày hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu của người Thái ở Nghệ An
-
Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
-
Người làm nông nghiệp đã nghĩ đường dài
- Thủ tướng: Ngành nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn, bền vững hơn
- Vân Hồ: Nhộn nhịp vào mùa đào Tết
- Cách bón phân Văn Điển tối ưu cho lúa vụ Xuân 2023
- Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU
- Chương trình OCOP nâng tầm giá trị nông sản Nghệ An
- Thái Nguyên: Trồng nho Hạ Đen cho hiệu quả kinh tế kép
- Nông nghiệp vượt khó khăn, tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra
-
Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2023, thị trường lao động sẽ có những biến động nhất định, do đó, các bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ doanh nghiệp để cải thiện việc làm cho người lao động và ổn định thị trường lao động trong nước.
-
Trên 78% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấyTổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tính đến 15h ngày 1/2, ngày đầu tiên của đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông-Xuân 2022-2023, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã có trên 390.000 ha diện tích đã đủ nước gieo cấy.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phươngSáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023.
-
Ra mắt sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcToàn bộ tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư về đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực đã được hệ thống lại trong cuốn sách, như là một đáp án trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta phòng chống tham nhũng tiêu cực được mạnh mẽ, quyết liệt như thời gian qua; vì sao đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực thành công như vừa qua...
-
Các trường hợp ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lậpNghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 quy định các trường hợp ký hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ ngày 22/2/2023.
-
Xuất khẩu thủy sản tháng 1/2023 giảm 31%, kỳ vọng phục hồi từ quý IITháng 1/2023, xuất khẩu (XK thủy sản) vẫn tiếp đà giảm sâu theo xu hướng của quý cuối năm trước cộng với dịp trùng vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Ước tháng đầu năm, XK thủy sản giảm 31% đạt khoảng 600 triệu USD. Trong đó, cá tra giảm 50%, tôm giảm 46%, cá ngừ giảm 32%, riêng mực, bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng dương 4% và các loài cá biển khác tăng 6%.
-
Doanh nghiệp xuất khẩu dược liệu sang Trung Quốc sẽ phải có đăng kýCục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị vừa có công văn số 231/BVTV-HTQT về việc thực hiện quy định mới của Trung Quốc liên quan đến đăng ký xuất khẩu dược liệu gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc.
-
Tháng 2/2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc BộNhận định về xu thế thời tiết tháng 2/2023, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong nửa đầu tháng 2, không khí lạnh hoạt động có cường độ yếu và lệch ra phía Đông. Do đó, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Nghệ An trong thời kỳ này có khả năng xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù tập trung vào đêm và sáng.
-
Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngTổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có Thư cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chia buồn trước việc đồng chí Giang Trạch Dân từ trần.
-
Hội nghị triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023Trong năm 2023, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại, Thường trực Ban Bí thư yêu các cơ quan được giao nhiệm vụ cần tập trung, chủ động xây dựng các đề án, báo cáo được phân công; một số đề án khó, phức tạp, nhạy cảm đã tồn đọng từ các năm trước cần tập trung giải quyết dứt điểm theo chương trình đã đề ra.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh