Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Cách dùng phân bón “tiếp sức” cho lúa vượt qua mùa giông bão

09:37 14/06/2020 GMT+7

“Với cơn bão số 1 đã vào Biển Đông từ (12-6), mùa mưa bão năm 2020 đã chính thức bắt đầu. Để cây lúa khỏe cây, chắc hạt, tăng sức chống đổ ngã và bảo vệ được “mùa vàng”, nhà nông cần phải biết chọn đúng phân bón đa dinh dưỡng và sử dụng hiệu quả”.

Được bón phân Văn Điển, lúa mùa khỏe mạnh và chống chịu tốt hơn đối với mưa bão. Ảnh minh họa – Thanh Hương

Đó là chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có kinh nghiệm về hướng dẫn sử dụng phân bón. Theo vị chuyên gia này, vụ lúa mùa ở miền Bắc thường bắt đầu từ cuối tháng 6 dương lịch, kết thúc tháng 10. Đây là thời điểm nắng nhiều, nhiệt độ cao, ngày dài, đêm ngắn ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng cây lúa, hầu hết các giống lúa cấy vụ mùa đều rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 10 – 20 ngày, đồng nghĩa với năng suất cũng thấp hơn vụ lúa Xuân trên cùng một giống. Mưa giông, bão, áp thấp ảnh hưởng trực tiếp gây lúa cây ngã đổ, ngập lụt, rách lá là điều kiện tốt cho bệnh cháy lá (bạc lá), phát triển gây hại, các loại sâu, rầy cũng thường bùng phát khi cây lúa yếu ớt, dư thừa đạm, thiếu các dinh dưỡng chất để lúa cứng cây, nhiều lông gai như silic, magie…

Còn đất đai, sau thu hoạch lúa vụ Xuân, ngả ruộng cấy ngay, đất không được nghỉ (còn gọi là sượng đất), vùi rơm rạ dưới nắng nóng 38 – 400C, nhanh phân hủy thối rữa sinh ra các chất độc chua như sunfuahydro (H2S), mê tan (CH4) cùng các hợp chất hữu cơ chưa phân hủy ảnh hưởng trực tiếp đến bộ rễ non của cây. Nhiều chân ruộng lá vàng úa, rễ bó, cây chậm lớn thậm chí nghẹt rễ chết. Vì vậy cần phải đầu tư vôi bột hoặc phân bón có vôi để khử độc đất rất cần thiết cho vụ mùa.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa vụ mùa

Cây lúa cần độ pH trong đất tốt nhất từ pH = 5,0 – 6,5; thời kỳ lúa non cũng như đẻ nhánh, nồng độ các chất độc hại như H2S, CH4,… dưới ngưỡng cho phép, duy trì mực nước tới từ 3 – 5cm thời kỳ lúa đẻ nhánh, cũng như thời kỳ làm đòng trỗ bông, mức gió nhẹ (cấp 3 – 4), nhiệt độ từ 28 – 350C. Nhà nông cần cấy đúng thời vụ để né tránh bão, áp thấp khi lúa mang đòng và trổ bông.

Tuy nhiên, nếu chăm bón cho cây lúa khỏe mạnh, nhà nông sẽ khắc phục được rất nhiều bất lợi của thiên nhiên mà chủ yếu tập trung vào đầu tư dinh dưỡng cho cây một cách khoa học. Các công trình khoa học trong và ngoài nước khi nghiên cứu về cây lúa mùa đều khẳng định: Cây lúa có nhu cầu đầy đủ 16 yếu tố dinh dưỡng gồm: Đạm (N); Lân (P2O5); Kali (K) là 3 yếu tố đa lượng: Cây lúa cần nhiều đạm giai đoạn đẻ nhánh, cần lân suốt thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, cần kali cho đẻ nhánh, làm đòng và trổ bông.

Sau dinh dưỡng đa lượng, cây cần 4 yếu tố dinh dưỡng trung lượng: vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2) và lưu huỳnh (S). Vôi khử chua, khử độc, môi trường tốt cho bộ rễ lúa phát triển mạnh dài đâm sâu thời kỳ làm đòng đồng thời vôi cũng là dinh dưỡng của cây, magie  cấu tạo diệp lục lá, tăng tích lũy dinh dưỡng trong điều kiện đêm ngắn của vụ mùa tạo năng suất, silic là dinh dưỡng cấu tạo lớp màng dày, chắn có lông gai biểu bì lá, bẹ, thân, kháng sâu bệnh bảo vệ đòng bông cho cây lúa, đồng thời chống đổ ngã khi gió, giông, lốc, mưa lớn. Dinh dưỡng lưu huỳnh giúp cây điều hòa môi trường, lưu thông chuyển hóa dịch cây tốt hơn, các chất vi lượng cần thiết cho tổng hợp các vitamin và các men xúc tác trong sinh trưởng phát triển của cây lúa vụ mùa.

Phân bón đa yếu tố NPK-12-5-10 phù hợp dùng bón thúc cho lúa mùa. Ảnh tư liệu

Phân bón Văn Điển – Lựa chọn thông minh và tiết kiệm

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết: Trong sản xuất hiện nay người ta chia phân bón thành 3 nhóm chính để phân biệt số lượng loại chất dinh dưỡng có trong từng loại phân.

+ Nhóm phân đơn: Đạm urê, supe lân, kali, clorua.

+ Nhóm phân N, P, K thông thường: Chỉ có ba thành phần chính trong phân đó là: Đạm (N); Lân (P2O5) và kali (K) một số dòng sản phẩm có thêm S hoặc TE (vi lượng).

+ Nhóm phân đa yếu tố: Các loại phân thuộc nhóm này có từ 13 loại chất dinh dưỡng trở lên trong một loại phân hay dòng sản phẩm gồm 3 loại chất đa lượng N, P, K và 4 loại trung lượng: Vôi, magie, silic, lưu huỳnh và 6 chất vi lượng: Bo, kẽm, mangan, sắt, đồng, coban. Các loại phân NPK Văn Điển thuộc nhóm phân đa yếu tố NPK.

Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển được sản xuất từ nền là lân nung chảy Văn Điển phối hợp tỷ lệ thích hợp đạm, kali, lưu huỳnh trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Lân nung chảy Văn Điển có 10 loại dưỡng chất gồm: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24% và 6 loại vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

Bộ sản phẩm đa yếu tố NPK Văn Điển sử dụng cho lúa mùa có:

– Phân bón lót các loại:

+ ĐYT NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 6%; S = 2% và 6 vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

+ ĐYT NPK 8.8.4 có thành phần dinh dưỡng: N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 6% ; S = 2% và 6 vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

– Phân bón thúc các loại:

+ ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% và 6 vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

+ ĐYT NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4% ; S = 11% và 6 vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

Phân bón Lúa 1 có công thức NPK 8-8-4 phù hợp dùng bón lót cho lúa mùa. Ảnh tư liệu.

Như vậy tất cả các loại phân bón lót và phân bón thúc cho lúa của Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đều có đủ 13 loại dinh dưỡng theo nhu cầu của cây lúa. Sự lựa chọn phân bón đa yếu tố N, P, K Văn Điển của hàng triệu bà con nông dân trồng lúa trên cả nước đặc biệt nông dân miền Bắc là sự chọn lựa thông minh nhất.

Với liều lượng bón trên đơn vị sào Bắc bộ (mỗi sào rộng 360m2) như sau: Bón lót trước cấy hoặc trước gieo sạ: 8 – 10kg phân bón ĐYT NPK công thức 8.8.4, hoặc dùng phân bón ĐYT NPK 10.7.3, sau đó dùng phân thúc loại ĐYT NPK 12.5.10 hoặc dùng ĐYT NPK 13.3.10, lượng bón 8 – 10kg, vào thời điểm sau cấy 7 – 10 ngày là kết thúc. Bón phân khép kín từ lót đến thúc, sẽ cung cấp cho cây lúa đủ 13 loại chất dinh dưỡng cân đối mà ít thấy loại phân thông thường nào trên thị trường có được.

Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, nếu sử dụng phân bón Văn Điển, chi phí đầu tư cả vụ cho một đầu sào thấp, cây lúa khỏe mạnh, sức đề kháng tốt với ngoại cảnh và bệnh cháy lá (bạc lá), sâu rầy, khô vằn… Cây lúa được gia tăng sức khỏe, chống đổ non, giảm tối đa thuốc bảo vệ thực vật và công phun, năng suất lúa ăn chắc, chất lượng gạo cải thiện. Vì vậy, người trồng lúa có được vụ mùa bền vững hơn.

                                                          Việt Hà – Nam Phong