Cao khô Chợ Bãi “hạt ngọc” được trời ban
Trân quý những hạt “ngọc trời”, nhiều năm nay, người dân Thôn Chợ Bãi (xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) đã chế biến những hạt gạo thành món ăn đặc sản “Cao khô Chợ Bãi”. Từ việc phục vụ cho gia đình trong những bữa ăn hàng ngày, đến nay, Cao khô Chợ Bãi đã trở thành sản phẩm có giá trị cao, bình quân mỗi năm đem về cho người dân thôn Chợ Bãi gần 2 tỷ đồng.
Sản phẩm chuẩn sạch
Cao khô Chợ Bãi hay được gọi là phở khô, mỳ gạo là nghề truyền thống của người dân thôn Chợ Bãi. Qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, sản phẩm được chế biến từ 100% gạo nguyên chất đã chinh phục nhiều thực khách khó tính. Gạo được chế biến ở đây là gạo Bao Thai hay gạo Đoàn Kết được trồng ở các xã của huyện Văn Quan.
Để có được những sợi cao khô mềm và dẻo thơm, gạo đem về đãi, vo sạch, sau đó ngâm gạo hoàn toàn bằng nước suối trong 6-8h, sau đó mới đem gạo đi xay. Gạo được xay thành bột để làm cao khô phải được xay bằng cối đá thì bột mới mịn. Để giảm sức lao động và gia tăng sản lượng những năm gần đây người dân đã lắp thêm mô tơ để xay gạo.
Tiếp theo là công đoạn pha bột tráng bánh không phải cứ có bột là tráng được bánh, đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm pha bột làm sao cho mỗi cái bánh đều bằng nhau không mỏng quá và cũng không dầy quá.
Chị Hoàng Thị Vi – người thợ làm cao khô ở thôn Chợ Bãi cho biết: Từ tờ mờ sáng chúng tôi đã phải dậy sớm để tráng bánh. Bánh được trải đều lên các phên tre. Tất cả bánh đều mang ra ngoài trời phơi nắng. Đặc biệt, Cao khô Chợ Bãi không dùng lò để sấy mà đều phải phơi nắng mới có độ dai dòn và không có mùi. Bởi vậy, nét độc đáo của sản phẩm này là chỉ làm vào nhưng hôm trời khô nắng, còn ngày mưa thì lại không làm do công đoạn làm khô đều phụ thuộc vào nắng.
Sau khi bánh đã khô thì sẽ tẩm ướt miếng bánh và cuộn lại cho vào máy thái. Sau đó để bánh được hong khô 1 ngày rồi mới bó lại thành hình tròn hai lớp như hai hình tròn đồng tâm, có chiều cao từ 5-5,5cm; đường kính từ 10-11cm, được buộc bằng lạt tre nhỏ. Trọng lượng mỗi bó nặng từ 135-140 gram. Người dân thường đóng 5 bó cao khô trong 1 túi nilon, kích thước tùy vào loại sản phẩm. Các sợi cao khô có độ đồng đều, giữ nguyên nếp gấp. Vì là sản phẩm khô nên dễ bảo quản, đóng gói, thời gian bảo quản có thể kéo dài đến 6 tháng.
Lý do khiến Cao khô Chợ Bãi được ưa thích so với các loại mỳ gạo khác là do nguyên liệu để sản xuất được các hộ dân lựa chọn kỹ càng. Khi chế biến, sợi mỳ dẻo và dai, không bị nát nên từ lâu đã trở thành món ăn dân dã được nhiều người ưa thích.
Sản phẩm Cao khô Chợ Bãi đạt chuẩn phải luôn có những đặc trưng như: Trắng, sáng màu gạo, hương thơm tự nhiên, sợi cao dai mềm. Cao khô Chợ Bãi được sử dụng phổ biến trong các món ăn đặc sản ở xứ Lạng như: Ăn sáng, nhúng lẩu, xào với rau bò khai, xào với rau cần, xào gà, xào nấm…
Do tiện lợi và dễ sử dụng, giờ đây Cao khô Chợ Bãi đã có mặt không chỉ ở huyện Văn Quan mà sản phẩm đã trở thành hàng hoá. Hiện, nhiều khách hàng đã chọn làm quà biếu, đưa đến các tỉnh thành như: Hà Nội, TP. Hồ Chính Minh, Hải Phòng, Đắc Lắk…
Tiện lợi và dễ sử dụng
Hiện nay ở thôn Chợ Bãi có 17 hộ gia đình làm nghề chế biến sản phẩm cao khô. Mỗi ngày, các hộ sản xuất ra từ 3.600 – 4.000 bó cao khô, giá mỗi túi cao khô 18.000 đồng, thu được trên 6 triệu đồng mỗi ngày, tương đương trên 180 triệu đồng/tháng và khoảng 2 tỷ đồng/năm.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các hộ làm cao khô trong thôn Chợ Bãi đều đã ký bản cam kết không sử dụng hàn the, thuốc tẩy hay chất phụ gia, đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm…
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm Cao khô Chợ Bãi, từ tháng 3.2018 UBND huyện Văn Quan đã xây dựng và phát triển Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể “Cao khô Chợ Bãi”, để trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn và chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đến tháng 11.2019 “Cao khô Chợ Bãi” đã chính thức được nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Đây là niềm vinh dự rất lớn cho sản phẩm cao khô Chợ Bãi; với việc được đón nhận nhãn hiệu tập thể Cao khô Chợ Bãi luôn là sản phẩm được bà nội trợ lựa chọn để chế biến thành những món ăn ngon và đơn giản.
Anh Tào Văn Cường (ở phường Phai Vệ, TP. Lạng Sơn) người chuyên kinh doanh các sản phẩm đặc sản vùng miền cho biết: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được chế biến sẵn từ gạo như: mỳ Chũ (Bắc Giang), mỳ Vạn Linh (Lạng Sơn)… nhưng sản phẩm Cao khô Chợ Bãi vẫn luôn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, bởi sản phẩm rất dễ sử dụng, không cầu kỳ trong việc nấu nướng. Đơn giản nhất có thể trần nước sôi rồi chấm xì dầu cũng rất ngon. Hơn nữa, từ khi sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể người tiêu dùng lại càng yên tâm hơn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm Cao khô Chợ Bãi, từ tháng 3.2018 UBND huyện Văn Quan đã xây dựng và phát triển Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể “Cao khô Chợ Bãi”, để trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn và chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hoàng Tính
-
Lập Hội đồng Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nghề thủ công mỹ nghệ -
Hưng Yên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với các làng nghề truyền thống -
Người giữ lửa, tiếp sức cho làng nghề làm đường phèn -
Hà Nội: 350 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu tham gia triển lãm
- Hà Tĩnh đặt mục tiêu “chinh phục” ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững
- Làng nghề Phú Vinh: Lưu truyền tinh hoa từ mây, tre
- Nghệ nhân luôn đau đáu với việc lưu giữ tinh hoa làng gốm cổ
- Giữ trọn hồn riêng Gốm Phù Lãng ở xứ sở Kinh Bắc xưa
- Nghệ An tham gia “Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024” tại Hà Nội
- “Nổi tiếng một thời” nghề làm nón làng Thổ Ngọa
- Những làng nghề nồng đượm hương vị Tết
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Giang ra quân xử lý vi phạm: Không có vùng cấmVào dịp cuối năm Giáp Thìn, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa lớn, các địa phương trong đó có Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân trên các tuyến đường.
-
Hội Nông dân Việt Nam trao tặng quà Tết Ất Tỵ cho nông dân nghèo tại Nam ĐịnhNgày 15/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, trao quà Tết Ất Tỵ 2025 cho hội viên nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở Nam Định.
-
Tuyên Quang: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, vượt chỉ tiêu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, ngành nông nghiệp Tuyên Quang năm 2024 vẫn đạt được những kết quả ấn tượng, vượt nhiều chỉ tiêu đề ra. Đáng chú ý là việc xuất khẩu thành công nông sản sang thị trường Anh, khẳng định uy tín và chất lượng nông sản của tỉnh.
-
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đánBộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025.
-
Xây dựng văn hóa có vai trò quyết định đến công tác xây dựng, chỉnh đốn ĐảngGiáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh xây dựng văn hóa trong Đảng có vai trò hệ trọng, quyết định đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
-
Công bố Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ươngChiều 15/1, tại Hà Nội, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các vụ, đơn vị.
-
Gửi hơi ấm quê hương tới lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam ở xa Tổ quốcCán bộ, chiến sỹ Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ đã không ngừng nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ, với môi trường làm việc đa quốc gia.
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tri ân cán bộ hưu trí miền Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa tổ chức họp mặt cán bộ hưu trí miền Nam, tri ân những đóng góp và ôn lại chặng đường phát triển. Tại sự kiện này, lãnh đạo Trung ương Hội cũng khẳng định quyết tâm đổi mới, sắp xếp tổ chức, hướng tới mục tiêu hỗ trợ nông dân, xây dựng nông thôn mới.
-
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính thăm, tặng quà Tết cho nông dân tại Huế, Quảng Trị(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong hai ngày 13-14/1, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính đã thăm, trao quà Tết của tổ chức Hội cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025.
-
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai ChâuNgày 14/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix