Câu chuyện xếp hàng mua nhà ở xã hội và cam kết của nhiều đời Bộ trưởng Xây dựng
Cảnh tượng lặp lại sau hơn 10 năm
Năm 2010, người dân Hà Nội xếp hàng nộp hồ sơ mua dự án nhà ở xã hội đầu tiên trên địa bàn - dự án nhà ở CT1 Ngô Thì Nhậm (quận Hà Đông). Sau khi xét điểm hồ sơ mua nhà, đơn vị bán đã phải bốc thăm để chọn vì số lượng người có nhu cầu quá nhiều mà căn hộ có hạn. Dù xếp hàng nhưng những hy vọng về một chính sách hỗ trợ để người thu nhập thấp có một mái ấm được nhen nhói lên.
Niềm vui vỡ òa của những người bốc thăm được quyền mua nhà ở xã hội CT1 Ngô Thì Nhậm trong hội trường. Người thu nhập thấp tiếp cận với nhà ở xã hội với giá rẻ, đây là chính sách nhân văn và đúng đắn.
Hơn 10 năm sau, tình cảnh tương tự vẫn tái diễn, dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm) mở bán, người dân lại xếp hàng nộp hồ sơ mua nhà từ 2h sáng.
Với số lượng căn hộ khá khiêm tốn hơn 200 căn hộ, chủ đầu tư mở bán 157 căn hộ nhà ở xã hội và cho thuê 68 căn, cả nghìn hồ sơ nộp mua, dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn có lẽ phải lọc hồ sơ và bốc thăm quyền được mua.
Vậy sau hơn 10 năm, một chính sách nhân văn chăm lo đến đời sống người dân nghèo, người thu nhập thấp ở đô thị vẫn giậm chân tại chỗ?
Cam kết của nhiều đời Bộ trưởng Bộ Xây dựng… người dân thì vẫn mòn mỏi
Từ năm 2010 tới nay, 3 đời Bộ trưởng Bộ Xây dựng, từ thời nguyên Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, nguyên Bộ trưởng Phạm Hồng Hà và người kế nhiệm hiện nay là Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, Chiến lược nhà ở Quốc gia hay các chương trình nhà ở đều hưởng tới chính sách phát triển nhà ở xã hội. Nhưng có vẻ như mục tiêu phát triển nhà ở xã hội không đạt được kết quả tốt.
Mới đây nhất, vào tháng 11/2022, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận, mặc dù đạt được những kết quả ban đầu song việc phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng như kỳ vọng: Đến nay cả nước mới có 7,79 triệu m2 nhà ở xã hội trong khi yêu cầu đặt ra là 12,5 triệu m2. Quỹ đất cho nhà ở xã hội cũng chỉ đáp ứng được 36,34%.
Bộ Xây dựng cũng đưa ra Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 và đã được Chính phủ phê duyệt (tháng 4/2023).
Người dân chờ những hành động cụ thể, kết quả là số lượng dự án, căn hộ nhà ở xã hội tăng lên để người dân không còn cảnh mòn mỏi xếp hàng từ đêm đến sáng nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội.
Vướng từ chính sách đến thực tiễn
Trở lại câu chuyện chính sách về phát triển nhà ở xã hội trong hơn 10 năm qua, thực tế số lượng dự án có tăng nhưng khá khiêm tốn, điểm sáng duy nhất của quá trình này là gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (trong 2 năm 2015-2016). Kể từ khi kết thúc gói hỗ trợ, chương trình nhà ở xã hội đã giảm hẳn số lượng.
Trong nhiều năm qua, thị trường căn hộ ở các thành phố lớn thiếu nguồn cung đặc biệt là nhà ở giá rẻ. Thực tế, doanh nghiệp hiện không mặn mà với nhà ở xã hội do thủ tục đầu tư dự án có khó khăn, thậm chí còn nhiều thủ tục hơn dự án nhà thương mại, lãi thấp hơn rất nhiều so với dự án nhà ở thương mại.
Hành lang pháp lý quy định đảm bảo nguồn vốn để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận, song quá trình thực hiện lại không cân đối đủ. Lãi suất cho vay xây dựng nhà ở xã hội là 14%, gần đây giảm còn 12%, vẫn được cho là "quá cao, không phù hợp".
Quỹ đất cho nhà ở xã hội vẫn không đáp ứng được nhu cầu, các địa phương chưa ưu tiên quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, một số địa phương hiện nay chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, chưa chủ động dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo theo quy định của Luật Nhà ở.
"Thậm chí có địa phương chỉ trông chờ vào 20% quỹ đất dành cho nhà ở xã hội có được thông qua phát triển các dự án nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị" - TS. Đặng Việt Dũng nhận định.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục để triển khai dự án nhà ở xã hội phải được thực hiện nhanh hơn dự án thương mại thông thường như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư.
“Chỉ cần các điểm chốt về thủ tục liên quan đến ưu đãi của Nhà nước, các nội dung khác vận hành theo cơ chế thị trường. Về ưu đãi thuế, cần thảo luận với Bộ Tài chính để miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp cho khu vực đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, bổ sung quy định về chất lượng và quản lý chất lượng nhà ở xã hội, quy định về chính sách ưu đãi đi kèm với chất lượng công trình” - GS. Đặng Hùng Võ nêu ý kiến.
Phát triển nhà ở xã hội là một chính sách nhân văn, hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở nhưng người dân mong chờ đó là kết quả cụ thể không phải là những báo cáo, đề án trên giấy./.
Theo VOV
-
Huyện Đức Trọng: Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt gấp 2,5 - 3 lần -
Cà Mau: GRDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước -
Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 -
Đến năm 2030, phấn đấu trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái áp dụng IPHM
- Vĩnh Long: Định hướng cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Vai trò của giai cấp Nông dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Luật Đất đai 2024 tạo môi trường đầu tư bất động sản minh bạch và ổn định hơn
- Đắk Lắk: Cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống mã vùng trồng nông sản đặc thù
- “Ước mơ” bán tín chỉ carbon dưới biển
- Những yếu tố phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam
- Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giaoNgày 22/11, tại tỉnh Hậu Giang, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDN) đã tổ chức Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 của 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5. Năm 2024, các tỉnh, thành trong Cụm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao, nhiều nơi có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du kháchNhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách (trong nước và quốc tế) đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh