
Vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc nước ta thường xảy ra mưa lớn, gió to. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh gây hại và lúa bị đổ ngã. Nhưng nếu sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa, sức chống chịu của lúa được nâng cao hơn rất nhiều.

Từ xa xưa, các lão nông đã dạy: Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. Song mưa chỉ tốt cho lúa giai đoạn con gái, đẻ nhánh. Đến giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ và vào mẩy mà mưa nhiều sẽ dễ mất mùa. Trong đó thời tiết tháng 9 ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất lúa mùa miền Bắc.
Theo dõi nhiều năm thời tiết các tỉnh miền Bắc, chúng tôi thấy: Hậu 1 tháng 9 (1-5/9) xác suất mưa nhiều hơn. Sang hậu 2 và 3 (6-15/9) xác suất mưa ít hơn và thường mưa to, tạnh ngay, ít mưa dầm. Sang hậu 4, 5, 6 (từ 16-30/9) thường mưa nhiều ngày và mưa lai rai hơn. Do vậy, các nhà làm lịch mùa vụ thường bố trí gieo cấy và chăm sóc cho lúa trỗ vào thời điểm từ 6-15/9 để có xác suất an toàn cao hơn.
Tuy vậy, dù có thể khâu giống và thời vụ làm rất tốt, song nếu bón phân không đúng cũng dễ mất mùa. Nghiên cứu về dinh dưỡng cây lúa, các kết quả khoa học cho thấy: Ngoài các chất cacbon, hydro, oxy ra, cây lúa còn cần đến 19 nguyên tố dinh dưỡng khác. Trong đó những chất mà cây có nhu cầu nhiều hơn gọi là dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kali và silic; một số chất cây cần ít hơn một chút như canxi, magie, lưu huỳnh, một số chất cây cần lượng rất ít nhưng không thể thiếu, đó là các chất vi lượng.
Nghiên cứu về sinh lý và dinh dưỡng cây lúa cho thấy: Đời sống cây lúa có thể phân làm 2 giai đoạn sinh dưỡng và sinh thực.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ lúa gieo mạ đến lúa đứng cái. Vụ mùa, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 30-35 ngày tùy giống; bộ rễ phát triển trong lớp đất nông (khoảng 3-5cm) và theo hướng lan rộng theo độ che phủ của lá lúa, khi bộ lá lúa che kín hàng cũng là lúc bộ rễ lúa đan kín mặt ruộng. Nhiệm vụ chính của cây lúa giai đoạn này là đẻ nhánh, vươn lá, vươn bẹ nên nhu cầu dinh dưỡng nhiều nhất là đạm, kali và ít lân cùng trung, vi lượng.
“Công bón phân, làm cỏ là công ăn”
Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về hướng dẫn sử dụng phân bón, trên thị trường hiện nay có nhiều loại phân bón cho lúa, trong đó loại đáp ứng tốt hàng đầu có thể kể đến là phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa. Sản phẩm phân bón Văn Điển cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như:
-Phân đa yếu tố NPK(16 :5 :17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO 8%, S 2%,… ;
– Phân bón đa yếu tố loại NPK 12 :5 :10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%…
Hiện nay nhiều nơi bà con cũng sử dụng công thức NPK 13:3:10 +TE.
Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kali khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải; kali giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ; đồng thời kali vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu, giúp ruộng lúa thông thoáng nhưng khóm lúa gọn, nhiều bông. Ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực được tính từ lúc phân hóa đòng đến lúa chín. Các giống lúa dài ngày có thời điểm đứng cái, còn các giống lúa ngắn ngày thường không thể hiện thời điểm lúa đứng cái, mà cây lúa có thể còn đẻ nhánh nhưng đã phân hóa đòng. Vì vậy, thời điểm chuyển sang giai đoạn sinh thực được tính từ khi bộ lá lúa đứng hơn, các lá “bằng đầu” hoặc khi lúa bắt đầu cứng gốc, tròn gốc. Từ đây, hình thành lớp rễ thứ 2 phát triển xuống cáp lớp đất phía dưới, khi cây lúa trỗ bông là lúc thân cây đạt chiều cao lớn nhất thì bộ rễ cũng xuống lớp đế cày và đạt độ “sâu” lớn nhất. Cung cấp đủ dinh dưỡng giai đoạn này giúp quá trình làm đòng, trỗ bông thuận lợi, bộ lá tốt bền và cho bông to, nhiều hạt mẩy. Ngoài các chất trung vi lượng, cây lúa rất cần nhiều Lân và cân đối NK để phân hóa mầm hoa, giúp cứng gốc, chống chịu sâu bệnh và tích lũy đường bột.
Phân ĐYT NPK chuyên bón lót cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như: ĐYT NPK 6:12:3 hoặc ĐYT NPK 5:12:3 , 10:10:5, 10:7:3 hoặc phân đa yếu tố “Lúa 1” chuyên bón lót lúa có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPK và các chất trung vi lượng cần thiết cho cây lúa giai đoạn làm đòng, trỗ bông.

Chăm bón lúa mùa sớm bằng phân bón ĐYT NPK Văn Điển
Bón lót: Tùy thuộc chân ruộng, giống lúa và lượng phân hữu cơ mà cân đối lượng phân bón lót trong vụ mùa; trung bình khoảng 15-20 kg/ sào. Ruộng chân cao, cấy lúa ít thóc thì bón ít, ruộng thấp trũng, chua nhiều, cấy lúa nhiều thóc thì bón nhiều. Để phân bón lót (phân chuồng ủ mục và phân ĐYT NPK chuyên bón lót lúa) được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông. Phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bưà cuối cùng; nếu lo mất nước, mất phân thì có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng. Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng. Bởi lẽ khi đã lắng bùn là các chất dinh dưỡng đã được bám hết vào hạt đất và chìm xuống, trong nước lúc này chỉ còn các chất gây chua phèn, chất gây ngộ độc cho rễ lúa. Vì vậy, để lắng bùn, trong nước 1-2 ngày, tháo bớt nước trong rồi gieo cấy.
Như vậy phân được vùi xuống các lớp đất phía dưới vừa kích thích bộ rễ ăn sâu, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng giai đoạn làm đòng và nuôi đòng, nuôi hạt; tạo điều kiện cho cây lúa cứng cáp, cân đối rễ và thân, giúp cây khỏe, ít sâu bệnh, không đổ ngã, tạo cho bông to, hạt mảy…
Bón thúc: Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân bón thúc cho lúa mùa như sau:
– Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng: Bón khoảng 10-12 kg/ sào; ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15kg/sào
– Bón phân thúc đẻ cần phải được bón sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng. Do vậy,sau cấy 5-7 ngày đã phải bón phân thúc lần 1, bón 60-70% lượng phân bón thúc. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, bón hết lượng phân còn lại..
Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu…, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước. Để đảm bảo an toàn cho lúa mùa với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa (loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc), không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.
Sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây lúa, cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc, thực hiện “Lót sâu, Thúc sớm”, không bón thêm phân đơn, không bón lai rai để giúp lúa vụ mùa phát triển cân đối, khỏe mạnh; ruộng lúa thông thoáng, màu sắc lá không xanh đen, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng được phân phối đều cho từng cây lúa, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn. Đó là nền tảng cho ruộng lúa nhiều thóc, ít sâu bệnh.
Trọng Hòa – Nam Phong
-
Một số địa phương hoàn thành lấy nước gieo cấy lúa Đông Xuân
-
Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới
-
Trên 78% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấy
-
Ngày hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu của người Thái ở Nghệ An
- Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
- Người làm nông nghiệp đã nghĩ đường dài
- Thủ tướng: Ngành nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn, bền vững hơn
- Vân Hồ: Nhộn nhịp vào mùa đào Tết
- Cách bón phân Văn Điển tối ưu cho lúa vụ Xuân 2023
- Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU
- Chương trình OCOP nâng tầm giá trị nông sản Nghệ An
-
Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tích cực hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuỗi giá trịThời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với các ngành hỗ trợ hội viên mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng các ngành nghề, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển kinh tế tập thể, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên.
-
Nguồn cung phân bón đủ nhưng giá vẫn ở mức caoVới công suất sản xuất các loại phân bón quan trọng như đạm ure, NPK và phân bón chứa lân của các nhà máy trong nước đều vượt nhu cầu tiêu thụ, nguồn cung phân bón trong nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ Đông Xuân 2022-2023 được đảm bảo. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia giá phân bón vẫn neo ở mức cao cho dù đã hạ nhiệt so với năm ngoái.
-
15 mặt hàng "tỷ đô" xuất khẩu sang khu vực Âu-MỹViệt Nam có 15 mặt hàng xuất khẩu sang khu vực Âu Mỹ, đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Trong năm 2022, một số mặt hàng đã ghi nhận sự tăng trưởng hai con số như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; giày dép; thủy sản; cà phê...
-
Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2: Khoảng cách nguy hiểm“Thu hẹp khoảng cách chăm sóc” là chủ đề xuyên suốt của chiến dịch kéo dài 3 năm, được khởi động từ năm 2022 nhân Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc ung thư sẽ tăng 81% tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2040 do thiếu nguồn lực đầu tư cho việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
-
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh 2023: Bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóaSáng 4/2 (ngày 14 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023 tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn - vị thần đứng đầu Tứ bất tử trong thần điện Việt, đã khai hội tại đền Hạ (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội), dưới chân núi Tổ Ba Vì.
-
Tuyển sinh 2023: Các trường đại học mở một loạt ngành mớiNăm nay, nhiều trường đại học công bố mở thêm các ngành học mới, tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.
-
Một số địa phương hoàn thành lấy nước gieo cấy lúa Đông XuânTheo báo cáo nhanh của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 16 giờ ngày 4/2, diện tích có nước để gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 427.134 ha, đạt 85,7% (tăng 1,9% so với ngày 3/2).
-
Thủ tướng khảo sát một số dự án hạ tầng, công nghiệp lớn và mô hình nhà thu nhập thấp tại Bình ĐịnhSáng 4/2, trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát.
-
Dòng người tấp nập trẩy hội Lim trong làn điệu dân ca Quan họHàng nghìn du khách thập phương tấp nập đã về trẩy hội Lim, hòa mình trong những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà, đằm thắm của người xứ Kinh Bắc.
-
Bàn giao công tác của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân PhúcChiều 4/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể lễ bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh