Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

“Gìn giữ” độ thơm ngọt cho cam bưởi xứ Nghệ bằng phân bón Văn Điển

16:00 30/12/2020 GMT+7

Dân gian có câu: “Miệng ăn núi lở”, tức nếu người ta ăn tiêu mãi mà không làm ra để bù đắp chi phí thì núi tiền cũng hết. Trồng cam, bưởi cũng vậy, nếu không biết bổ sung phân bón tốt, thân thiện môi trường cho cây, hoặc không bón phân đúng cách, thì đất không lấy đâu ra đủ dưỡng chất nuôi trái ngọt hàng năm.

Bón phân đúng cách, vườn cam của gia đình chị Liên ở xã Văn Lợi (Quỳ Hợp, Nghệ An) cho năng suất, sản lượng đạt cao. Ảnh minh hoạ – Thu Hương

Xứ Nghệ là cách dân gian gọi chung hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, nơi có hơn 15.000ha cây trồng có múi (Nghệ An có khoảng 8.000ha, Hà Tĩnh hơn 7.000ha), cây có múi ở các địa phương này chủ yếu là cam và bưởi. Ở Nghệ An vùng trồng cam nổi tiếng như Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, còn Hà Tĩnh có bưởi Hương Khê, Cam Vũ Quang, Can Lộc… Đất trồng cây có múi ở Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc nhóm đất feranit màu đỏ vàng và một phần đất đỏ bazan nằm địa hình cao thoát nước gồm các đồi thoải, thành phần cơ giới nhẹ, nhẹ pha cát rời rạc, tầng canh tác khá dày từ 70 – 100cm, khí hậu tiểu vùng nóng, ẩm, mùa Hè nhiệt độ cao bình quân lớn hơn 350C, mùa Đông lạnh khô thích hợp cây có múi.

Địa hình đất trồng cam bưởi ở hai tỉnh này thường dốc, quá trình rửa trôi màu rất lớn làm cho độ màu mỡ trong đất giảm sút, gây nên sự mất cân bằng dinh dưỡng tác động trực tiếp đến sức khỏe cây trồng. Không ít nơi, người nông dân hiểu biết đất trồng, dinh dưỡng các loại phân bón vô cơ còn ít. Không ít nhà nông vẫn còn chạy theo năng suất, nghĩ rằng sử dụng nhiều đạm là bội thu cho nên một thời gian dài sử dụng phân bón mất cân đối, coi nhẹ phân hữu cơ, coi trọng phân đạm, bón phân nổi, sử dụng phân có gốc chua, làm cho đất thêm thoái hoá.

Để góp phần giải quyết những khó khăn này, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đưa sản phẩm phân lân và phân đa yếu tố NPK chăm bón cho cây có múi ở Nghệ An và Hà Tĩnh, thời gian đầu sử dụng cho cây bưởi Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh), cây cam ở Quỳ Hợp (Nghệ An), Hai năm sau diện tích cam, bưởi ở hai địa phương Hương Khê và Quỳ Hợp mở rộng đến hàng ngàn héc-ta. Cây có múi được bón phân Văn Điển sinh trưởng khỏe, sai hoa, đậu quả cao, quả lớn nhanh đồng đều, vỏ quả bóng, bộ lá màu xanh sáng, tuổi thọ lá cao, cây ít sâu bệnh, quả chín đều, năng suất tăng 1,5 – 2 lần so với bón phân đơn, chất lượng ngọt, thơm, mang đặc trưng của bưởi Phúc Trạch và cam Quỳ Hợp…

Làng Mới xin trân trọng giới thiệu tới bà con nông dân thông tin hướng dẫn của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự về cách chăm bón cây có múi ở vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh bằng phân bón Văn Điển để bà con cân nhắc áp dụng.

Bón phân Văn Điển cho bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) giúp cây khoẻ, quả thơm ngon hơn. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

Những sản phẩm phân Văn Điển chuyên dụng cho cây có múi

* Phân lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng hữu hiệu: chất lân (P2O5) = 16%; chất vôi (CaO) = 30%; chất magie (MgO) = 15%; chất silic (SiO2) = 24%; vi lượng ; Kẽm (Zn) = 0,4%; Bo (B) = 0,2%; Đồng (Cu) =0,04%; Coban (Co) = 0,01%; pH = 8; Tổng dinh dưỡng cây trồng sử dụng được là 86%;

* Phân đa yếu tố NPK 10.10.5: có thành phần dinh dưỡng hữu hiệu: N= 10%;  P2O5 = 10%; K2O = 5%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 9%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Cu, Co…

* Phân đa yếu tố NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng hữu hiệu:

N = 12%;  P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Cu, Co…

* Phân đa yếu tố NPK 12.7.20 có thành phần dinh dưỡng hữu hiệu: N = 12%;  P2O5 = 7%; K2O = 20%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Cu, Co…

Phân đa yếu tố NPK 12.8.12 (dạng viên) phù hợp để bón cho cam bưởi vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Ảnh Tư liệu

 Cách bón phân Văn Điển cho cây có múi ở Nghệ An, Hà Tĩnh

Chăm bón cho cây có múi trồng mới:

Sau khi làm đất xong tiến hành đào hố, tùy theo độ màu mỡ của đất để xác định mật độ trồng cho phù hợp đối với từng loại cây như: Bưởi, cam, quýt… Hố có đường kính từ 40 – 60cm, sâu 30–40cm, đưa toàn bộ đất trong hố lên bờ hố phơi 5–6 ngày trước khi trồng. Mỗi hố trồng đó trộn đất đều với 10–15kg phân hữu cơ hoai mục, 2-3kg lân Văn Điển và 0,5kg phân bón đa yếu tố NPK 10.10.5 Văn Điển. Sau đó đưa hỗn hợp phần đất vừa trộn xuống hố sau đó tiến hành trồng cây con, sau khi trồng chú ý tạo bồn quanh gốc cách gốc 40 – 60cm đối với đất đồi dốc, kết hợp trồng theo đường đồng mức chống rửa trôi màu. Trồng cây con xong tưới ấm cho đất tiếp xúc với rễ của cây.

Lượng phân bón thúc cho từng năm như sau:

+ Năm thứ nhất: Bón 0,8 – 1,0 kg/gốc NPK 12.8.12.

+ Năm thứ hai: Bón 1,0 -1,5 kg/gốc NPK 12.8.12

+ Năm thứ ba: Bón 1,5 0-2,0 kg/gốc NPK 12.8.12

Lượng phân trên bón 3-4 đợt trong năm, bón khi đất ẩm hoặc trước khi mưa, lấy rơm, rạ, cỏ khô tủ gốc để giữ ẩm cho cây, làm cỏ trong vùng bồn gốc, phía ngoài bồn cắt cỏ ngắn để giữ ẩm, hạn chế trôi màu.

 Chăm bón cho cây có múi thời kỳ kinh doanh

Từ năm thứ 4 trở đi cây có múi bước vào thời kỳ cho thu quả, cần chế độ chăm đặc biệt để cho năng suất, chất lượng quả cao.

Chú ý: Nếu do thời tiết cây đậu quả ít thì giảm lượng phân đợt bón 3 và 4.

Cách bón phân chăm sóc đợt 1 (sau thu hoạch quả):

Để phục hồi sức khỏe cho cây, cần phải tạo bộ rễ tơ mới tăng cường hấp thụ dinh dưỡng. Sau thu  hoạch quả chừng 15 – 20 ngày, vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa tạo tán sau đó đào rạch xung quanh hình chiếu của tán cây chiều rộng 15 – 20cm, sâu 15 – 20cm, vét hết đất ở rãnh đưa lên mặt đất phía ngoài rãnh, phơi 3 – 4 ngày sau đó dùng phân hữu cơ hoai mục trộn đều phân lân, phân NPK Văn Điển, có thể cộng thêm 0,5 -1,0kg vôi đối với đất đồi dốc, sau khi trộn xong đưa trở lại rãnh lấp lại, tạo gờ cho mép rãnh để giữ phân khi tưới hạn chế rửa trôi. Sau khi lấp đất không nên tưới để hạn chế cây ra lộc đông mà đợi đến đầu tháng 12 khi cây chuẩn bị phân hóa nụ hoa thì tưới ẩm.

Cam Xã Đoài. Ảnh minh hoạ, tư liệu

Cách bón phân chăm sóc đợt 2 và đợt 3:

Bón phân đợt 2: Bón đón hoa, quan sát nách lá cành bánh tẻ thấy nhú nứt gai nụ trắng bắt đầu bón thúc ngay dùng phân NPK 12.8.12 Văn Điển bón trực tiếp vào rạch đã bón đợt 1, sau đó dùng nước tưới để phân tan rễ cây hút.

Bón phân đợt 3: Sau đậu quả, to bằng ngón chân cái tiến hành bón thúc ngay dòng phân NPK 12.8.12 Văn Điển rải đều phân vào rãnh đã bón đợt 2, sau đó tưới nước, hoặc bón đón mưa, bón khi đất còn ẩm, tuyệt đối không xới đất, ảnh hưởng đến rễ tơ của cây.

Bón phân đợt 4: Để quả ngọt thơm, vỏ đẹp, nhẵn, chín đồng đều sử dụng phân NPK 12.7.20 Văn Điển bón trực tiếp hoặc hòa loãng tưới từ rãnh tưới đợt trước dó trở vào phiến gốc, cách gốc 40–60cm, để rễ tơ toàn bộ vùng bồn gốc cây đều hấp thụ nhanh tạo đường tốt cho cây. Những vườn cây có múi đất quá nghèo kali có thể dùng thêm 0,3–0,4kg kali hòa nước tưới cho mỗi gốc.

Thực tế đã kiểm nghiệm ở rất nhiều vùng cam, bưởi Nghệ An và Hà Tĩnh cho thấy: Tính khác biệt vượt trội của phân bón Văn Điển khi bón cho cam, bưởi vùng này thể hiện ở chỗ: Cân đối N-P-K đầy đủ cho cây, thỏa mãn vôi khử chua đất, cung cấp thêm vôi cho cây, đáp ứng nhu cầu magie, silic, lưu huỳnh, vi lượng vì thế cây có múi lá dầy, tuổi thọ cao, mặt lá bóng, vỏ thân cành nhẵn, cây khỏe, đậu quả cao, quả to đều, vỏ nhẵn, chín đều, màu quả đẹp, năng suất cao, ngọt thơm, thanh. Đặc biệt cây cam, bưởi rất ít sâu bệnh, nhà vườn giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn môi trường. Sản phẩm vì vậy cũng dễ tiêu thụ, tăng thêm thu nhập cho người trồng cam, bưởi nơi đây.

Việt Hà – Nam Phong