Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Chính với cách mạng Việt Nam và quê hương Long An

08:59 01/12/2019 GMT+7
Ngày 30.11.2019, nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Văn Chính (1924-2019), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An đã trân trọng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Đồng chí Nguyễn Văn Chính với cách mạng Việt Nam và quê hương Long An”. Đến dự buổi hội

Ngày 30.11.2019, nhân dịp k nim 95 năm ngày sinh ca đng chí Nguyn Văn Chính (1924-2019), Ban Thường v Tnh y Long An đã trân trng t chc Hi tho khoa hc vi ch đ “Đng chí Nguyn Văn Chính vi cách mng Vit Nam và quê hương Long An”.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, phát biểu tại Hội thảo

Đến dự buổi hội thảo có các đồng chí Trương Tấn Sang – Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Trương Hoà Bình – Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Mai Văn Chính – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Phạm Văn Rạnh – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện lãnh đạo TP.HCM, các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang; đại diện Hội Nông dân Việt Nam; cùng với 30 báo cáo tham luận khoa học của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tham gia hội thảo.

Các đại biểu dự hội thảo

Theo thông tin từ Ban tổ chức hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Chính tên thật là Cao Văn Chánh (Bí danh: Bảy, Mười Tửu, Thiện Đức, Chín Cần), sinh ngày 01 tháng 03 năm 1924, tại làng Tân Quý, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP. HCM). Tuy nhiên, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí gắn liền với quê hương Long An.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp những năm 1945, đồng chí tham gia phong trào Thanh niên Tiền Phong, hăng hái tham gia giành chính quyền tại địa phương. Sau Cách mạng Tháng Tám, đồng chí gia nhập tự vệ chiến đấu quân của làng Tân Quý. Tháng 8/1946, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, phụ trách Chủ nhiệm Thôn bộ Việt Minh, Phó Bí thư Chi bộ làng Tân Quý. Tháng 4/1947, là Huyện ủy viên Cần Giuộc, chủ nhiệm Khu bộ Việt Minh khu Phước Điền Thượng.

Năm 1948, đồng chí làm Bí thư Huyện ủy Cần Giuộc sau đó kiêm Chính trị viên Ban Chỉ huy Huyện đội huyện Cần Giuộc. Năm 1952, đồng chí là Phó Bí thư Huyện ủy kiêm Chính trị viên Ban Chỉ huy Huyện đội dân quân liên huyện Cần Giuộc – Cần Đước – Nhà Bè thuộc tỉnh Bà Rịa – Chợ Lớn. Sau đó, đồng chí được phân công là Trưởng ban Cán sự Đảng, phụ trách huyện Cần Giuộc.

Năm 1954, tỉnh Chợ Lớn được thành lập, đồng chí là Bí thư Huyện ủy Cần Giuộc, được chỉ định làm Tỉnh ủy viên phụ trách công tác binh vận và 2 huyện Cần Giuộc, Cần Đước. Năm 1956, đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Chợ Lớn, rồi Phó Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 10-1957, đồng chí Nguyễn Văn Chính tiếp tục làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Long An, phụ trách Tuyên huấn. Năm 1959, là Bí thư Tỉnh ủy Long An kiêm Chính trị viên Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Năm 1973, đồng chí về Trung ương Cục, phụ trách Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Tổ chức Trung ương Cục.

Sau năm 1975, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ nhất (4/1977), đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Từ năm 1977 đến 1984, Long An và cả nước đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách do chiến tranh biên giới, lũ lụt và nhất là cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp cản trở nặng nề ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân, đồng chí Nguyễn Văn Chính đã lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – an ninh và nghĩa vụ quốc tế, khai mở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh, đi tiên phong cả nước trong việc đột phá vào cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp.

Năm 1984, đồng chí Nguyễn Văn Chính được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Lương thực. Tháng 02-1987, đồng chí được Quốc hội, Chính phủ bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước. Năm 1988, đồng chí được phân công là Phó Trưởng ban thứ Nhất Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Năm 1992, đồng chí Nguyễn Văn Chính được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.

Trên cương vị Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Chính đặt vấn đề với Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân thực hiện Nghị quyết số 08B-NQ-TW của BCHTW  trong việc đổi mới công tác vận động và tập hợp các tầng lớp nông dân tham gia sinh hoạt Hội Nông dân.

Vào quý II/1992, Thường trực Trung ương Hội Nông dân đã ban hành Chỉ thị số 499-CT/HND chỉ đạo các cấp Hội trên toàn quốc ngoài việc củng cố HND trên địa bàn dân cư còn phải xây dựng Chi – tổ Hội nghề nghiệp, từ việc thành công sau khi thí điểm, rút kinh nghiệm ở xã Phước Hiệp, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Chỉ thị 499-CT/HND ngày càng được nhân rộng trên khắp cả nước.

Không dừng ở đổi mới phương thức tập hợp nông dân vào HND, nhờ giành quỹ thời gian lớn đi thực tế để đến với nông dân, đồng chí Nguyễn Văn Chính nhận ra nông dân rất cần vốn để sản xuất nhưng để vay được Ngân hàng thì thủ tục rất khó. Trăn trở về vốn cho nông dân, đồng chí Nguyễn Văn Chính đã mạnh dạn đề xuất với các bộ, ngành và Thủ tướng Võ văn Kiệt để Hội viên nông dân có vốn phát triển sản xuất.

Sau nhiều nhiều nỗ lực của đồng chí Nguyễn Văn Chính và Thường trực Trung ương Hội Nông dân, năm 1996 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép HND Việt Nam được xây dựng nguồn vốn quỹ HTND  đồng thời giao cho quỹ 40 tỷ đồng tạo nguồn vốn ban đầu. Sau 20 năm hoạt động, quỹ HTND đã đạt gần 2.000 tỷ đồng, hỗ trợ gần 2 triệu lượt hội viên nông dân vay đầu tư phát triển sản xuất, thực hiện xoá đói, giảm nghèo bền vững. Nhờ nguồn vốn quỹ HTND hàng vạn nông dân không chỉ xoá nghèo còn vươn lên làm giàu chính đáng, nhiều người trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Tại Hội thảo, các tham luận đều khẳng định những đóng góp của đồng chí Nguyễn Văn Chính trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, đồng thời nhiều tham luận đã tái hiện và làm sâu sắc những cống hiến ở nhiều cương vị khác nhau của đồng chí Nguyễn Văn Chính trong sự nghiệp.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ – Trương Hòa Bình đánh giá cao cuộc hội thảo. Ông nhận định, đây là hội thảo khoa học lớn nhất đối với một cá nhân của tỉnh Long An từ trước đến nay về quy mô, sự quan tâm của các nhà khoa học, báo chí Trung ương và địa phương. Hội thảo tập hợp được những báo cáo khoa học có sự đầu tư, nghiên cứu nghiêm túc, trách nhiệm. Hội thảo không chỉ khẳng định, tôn vinh công lao và sự cống hiến của  đồng chí Nguyễn Văn Chính đối với quê hương Long An, cách mạng Việt Nam mà còn là sự tri ân, trọng thị của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Long An.

Bí thư Tỉnh ủy Long An, ông Phạm Văn Rạnh, ghi nhận những nội dung của các tham luận được trình bày tại Hội thảo

Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Phạm Văn Rạnh ghi nhận những nội dung của các tham luận được trình bày tại Hội thảo. Trên cơ sở kết quả của buổi Hội thảo, Ban Tổ chức hội thảo đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận, bổ sung, hoàn thiện các tham luận, các ý kiến đóng góp tổ chức biên tập, xuất bản quyển kỷ yếu một cách đầy đủ trung thực, chính xác về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Văn Chính, phục vụ cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống cách mạng, cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới

Đồng chí Phạm Văn Rạnh nhấn mạnh, Hội thảo chính là biểu thị của trách nhiệm, sự tri ân và tình cảm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long An đối với công lao và những cống hiến của đồng chí Nguyễn Văn Chính cho quê hương Long An nói riêng và đất nước nói chung.

Hoàng Tuấn