
Trong lúc người người coi “tấc đất, tấc vàng” thì tại ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã có một lão nông 75 tuổi đã dành 20.000m2 đất để hình thành nơi cư trú của hàng chục ngàn loại chim, cò thiên nhiên tìm về trú ẩn với mong muốn bảo tồn, phát triển đàn chim trời đông đảo này.
Nhiều người khen cho hành động của ông, người chê bai, dè bỉu cũng không ít. Thế nhưng suốt 14 năm qua, ông Hai Chìa vẫn miệt mài với công việc thầm lặng của mình bằng tấm lòng bao dung.
Duyên nợ với chim trời
Theo chân ông Lê Văn Chìa (Hai Chìa) len lỏi vào những khu vườn rậm rạp to rộng đang là nơi cư trú, sinh hoạt, sinh sản của hàng ngàn cò, vạc, cồng cộc… chúng tôi khá vất vả bởi lão nông này di chuyển thoăn thoắt qua các mương vườn, cầu khỉ, bụi rậm dây giăng um tùm. Trên đầu chúng tôi là hàng ngàn chim trời nghe tiếng động kéo nhau bay đi đen kín bầu trời với những tiếng kêu hốt hoảng bởi sự có mặt của người lạ.
Ông Chia kể lại: “Năm 2006 bỗng dưng có hàng ngàn con vạc, cồng cộc kéo về làm tổ trên 20 công vườn nhãn da bò của tôi. Thấy vậy tôi đã dùng nhiều biện pháp để đuổi chúng đi nhưng thật kỳ lạ là càng đuổi thì chúng kéo nhau về càng nhiều. Chúng “rủ” thêm hàng ngàn cò trắng, cò ốc về theo. Tôi bàn với gia đình chắc “đất lành chim đậu” nên không xua đuổi nữa. Ngược lại tôi còn tìm mọi cách để chúng tự do bay nhảy, trú ẩn, sinh sản và không để bọn xấu tấn công. Mới đó đã 14 năm rồi”.
Ông Lê Văn Chìa – người đã dành 20.000m2 đất làm nơi trú ngụ cho chim trời.
Ông Chìa nói thêm: Ban đầu vùng này ai cũng nói ông làm chuyện bao đồng bởi 20 công nhãn hàng năm đã giúp gia đình ông có lãi hàng trăm triệu đồng, từ khi ông thành lập “vương quốc chim trời” thì con số này đã là con số không bởi sự có mặt của hàng chục ngàn cò, vạc, cồng cộc… khiến hầu như toàn bộ cây ăn trái của ông bị thất thu do chúng cắn phá, làm tổ, bài tiết chất thải. Biết vậy, nhưng thấy chúng không nơi cư trú an toàn nên ông đã chọn lựa phương án hy sinh lợi ích kinh tế của gia đình.
Nỗi lo chồng chất nỗi lo bởi những năm gần đây, phát hiện lượng chim cò đến vườn ông quá nhiều, nhiều kẻ xấu đã tổ chức săn bắn chúng cả ban ngày lẫn ban đêm, lượng người tham gia ngày càng đông, thủ đoạn tinh vi, trắng trợn hơn. Thậm chí chúng còn dùng hung khí tấn công ông Chìa khi bị phát hiện truy đuổi; chúng dùng nhiều loại bẫy chim độc hại, súng săn cùng các phương tiện săn bắt khác để bắt chim trời khiến ông phải vất vả đối phó ngày đêm khi tuổi cao, sức yếu, thế cô. Thế nhưng với lòng yêu thiên nhiên, yêu chim muông đã giúp lão nông miệt vườn giữ vững khu cư trú này cho đến hôm nay.
Nỗi lo đơn độc
Bà Lê Thị Thôi, 73 tuổi, vợ ông Chìa thành thật nói: “Nhà tôi chỉ có hai vợ chồng già, tôi thì đau bệnh, khu vườn quá rộng lớn giờ chỉ để cho chim về ở, đâu có thu nhập gì khác. Đã vậy, ban đêm nghe tiếng kêu của chim cò, vạc là “ổng” xách đèn đi tuần tra bất kể mưa gió. Mình không làm vậy bọn bất lương sẽ vô vườn tàn sát hết chim cò thì tội lắm. Mấy đêm rồi, tôi mới xuất viện về nhà sau khi điều trị bệnh nan y, vậy mà có yên đâu, cơm nước xong là “ ổng” ra chòi ngủ để giữ chim cò. Cứ cái đà này thì khó lòng giữ mãi”.
Theo lời kể của ông Chìa, từ năm 2010, số lượng chim cò trong vườn nhà ông khoảng 3.000 con; năm 2015 tăng lên 8.000 con; hiện nay đã trên 13.000 con, trong đó nhiều nhất là Cò trắng (chiếm tỉ lệ 50%); Vạc (25%); Cồng cộc (15%); Cò ốc (10%). Ngoài ra còn một số loài khác như: Bìm bịp, cuốc… Để bảo vệ an toàn cho đàn chim trời, ông Chìa đã tự chế tạo hệ thống báo động bằng các vỏ lon bia, lon sữa bò nối với các dây dẫn bố trí xung quanh khu vườn. Ban đêm mỗi khi bọn xấu vào săn bắt vướng phải dây làm các vỏ lon phát ra các âm thanh báo động. Nghe tiếng kêu, ông sẽ nhanh chóng đến các điểm “nóng” để ngăn chặn tình trạng săn bắt, giết hại.
Lão nông Hai Chìa rất am tường tập quán sống, sinh sản, thời gian đi về, làm tổ của từng loại chim trời. Ông còn là “bà đỡ” của nhiều chim trời khi sinh sản. Những lúc rảnh rỗi, ông còn đánh bắt cá dưới sông rạch, xay nhuyễn cùng trái cây để tăng thêm khẩu phần ăn cho những chú chim non.
Chim, cò đậu trong khu vườn ông Chìa.
Ông Chìa chia sẻ: Cồng cộc là loại “háu ăn” nhất, cò trắng thì rất hiền lành, cò ốc thì nhút nhát còn vạc thì ăn rất ít. Thời gian sinh hoạt của mỗi loại cũng trái ngược nhau. Thông thường khoảng 7 giờ sáng là hầu hết bay đi kiếm ăn đến 14 giờ thì quay về tổ. Riêng Vạc thì khoảng 18 giờ mới bay đi ăn đêm đến 6 giờ sáng mới quay về. Về trọng lượng thì cò ốc chiếm ưu thế với từ 1 – 1,5kg/con; các loại khác từ 700gr – 1kg.
Điều trăn trở lớn nhất của ông Chìa hiện nay là sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều cơ quan chức năng có liên quan để bảo vệ tuyệt đối đàn chim trời đi kèm với những nghiên cứu về động vật, về môi trường, sinh thái. Cụ thể là ngành Nông nghiệp, Tài nguyên Môi trường… cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để ngăn chặn tình trạng tận diệt chim trời như hiện nay. Điều may mắn là mới đây biết được tấm lòng của ông Chìa và để góp phần giúp ông có điều kiện bảo vệ tốt hơn đàn chim, một Mạnh Thường quân tại TP. HCM đã đến hỗ trợ ông trên 100 triệu đồng giúp ông rào chắn một phần khu vườn.
Nên chăng các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để tiềm năng thiên nhiên quý hiếm trên khu vườn của lão nông Hai Chìa không bị mai một theo thời gian, ghi nhận một tấm lòng vì cộng đồng, vì môi trường tự nhiên của một lão nông chân chất đã hy sinh những quyền lợi riêng tư để bảo vệ chim trời. Và cũng cần lắm một sự hỗ trợ từ cộng đồng giúp lão nông đã 75 tuổi có thêm kinh phí gìn giữ, bảo tồn đàn chim.
“Tôi đã đi gõ cửa rất nhiều cơ quan để đề nghị hỗ trợ các biện pháp bảo vệ đàn chim, nhiều đoàn đã đến khảo sát, ghi nhận nhưng rồi vẫn không thấy phản hồi trong khi bọn bất lương đang ra sức tận diệt chim trời mà tôi thì lực bất tòng tâm về cả sức khỏe lẫn tài chính”.
Ông Lê Văn Chìa.
Bài, ảnh:Tô Phục Hưng
-
Sắc màu chợ phiên vùng cao ngày giáp Tết
-
Sen quê Bác - Tạo cảnh quan đẹp và mang lại giá trị kinh tế cao
-
Người đam mê giữ hồn cho rừng U Minh Hạ
-
Làng đá chống phỉ - di tích trăm năm nơi biên ải
- Mùa đót trổ bông, người dân trên dãy Chư Yang Sin có thêm thu nhập
- Hàng trăm cây chè cổ thụ ở Sơn La đủ điều kiện công nhận "Cây di sản Việt Nam"
- Nét văn hóa độc đáo đầu Xuân của vùng đất Đọi Sơn của tỉnh Hà Nam
- Về thăm xứ cù lao ông Hổ - quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng
- Xuân về trên “cổng trời Mường Lống”
- Tết đuổi Covid, Tết đón niềm vui
- Đặc sản Sóc Trăng dồi dào, sẵn sàng phục vụ Tết nguyên đán 2022
-
TTCK: Nhóm Ngân hàng đang tạo đà trở lại(Tapchinongthonmoi.vn) - Bước qua thời gian nghỉ Tết Âm lịch cũng là lúc kết thúc tháng 1/2023, chỉ số VN-Index bật tăng hơn 10% trong tháng giao dịch đầu tiên của năm 2023 và đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/01 tại mốc 1.111 điểm. Với diễn biến dòng tiền vào thị trường tập trung ở nhóm Ngân hàng và Chứng khoán khi khối ngoại mua ròng tháng thứ 3 liên tiếp với giá trị đạt gần 4.200 tỷ đồng bao gồm SSI; VIC. Cùng xu hướng với khối ngoại, tự doanh cũng mua ròng 470 tỷ đồng trong tháng 1/2023.
-
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh họcNgày 30/1, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết quan trọng này.
-
Cách phòng viêm họng cho trẻ trong mùa nồm ẩmTrẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch yếu, sức chống chọi với vi khuẩn, virus kém, do đó dễ nhiễm bệnh hơn khi gặp thời tiết nồm ẩm, đặc biệt là viêm họng.
-
Thủ tướng thăm Singapore và Brunei, thúc đẩy “Ngoại giao cây tre" độc lập, linh hoạtChuyến thăm chính thức Singapore và Brunei của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 8-11/2 tới nằm trong tổng thể đường lối “ngoại giao cây tre” độc lập và linh hoạt của Việt Nam, góp phần củng cố và đưa mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Singapore và Brunei lên tầm cao mới.
-
Quy định mới về khung giá bán lẻ điện bình quânPhó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
-
Tổ chức thành công ngày hội văn hóa dân tộc Mông và Festival khèn Mông năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong hai ngày 4-5/2, huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) đã tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông và Festival khèn Mông huyện Mèo Vạc năm 2023. Đây là hoạt động văn hóa quan trọng trong năm 2023, mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Mông vùng Cao nguyên đá Hà Giang.
-
Làng Cam Lâm khôi phục lễ hội truyền thống cầu ngư(Tapchinongthonmoi.vn) - Để làm cho đời sống tinh thần của người dân làng chài ngày càng phong phú và bảo tồn những nét đẹp văn hóa cổ truyền, những ngày đầu năm mới Xuân Quý Mão, làng chài Cam Lâm thuộc xã Xuân Liên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) tổ chức khôi phục Lễ hội Cầu ngư đã có từ lâu đời nhưng bị mai một theo thời gian.
-
Tổng Bí thư: Thành tựu của đất nước có đóng góp quý báu từ nguyên lãnh đạo cấp caoTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trong những thành tựu đất nước đạt được có sự đóng góp quý báu, đầy tâm huyết và trách nhiệm của các nguyên cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
-
Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay sẽ kéo dài gần bằng nghỉ Tết Quý MãoNăm 2023, do ngày giỗ Tổ Hùng Vương liền kề dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục, chỉ ít hơn dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2 ngày.
-
Quy định mới của Bộ Chính trị về Lấy phiếu tín nhiệmThường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh