
Nhận thấy triển vọng kinh tế từ cây xoài Cát Chu, những hội viên nông dân thuộc Chi hội làm vườn ấp An Thạnh, xã Hoà Bình, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã xây dựng phương án chuyển đưa giống này vào thay thế cho những giống xoài chưa mang lại kinh tế với mong muốn mô hình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phát huy tiềm năng sẵn có
Ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang lĩnh vực phát triển nông nghiệp khá toàn diện, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển. Toàn huyện hiện có diện tích tự nhiên là 36.906ha, ngoài lúa, rau màu cây ăn trái thì xoài là một trong những cây chủ lực của huyện, diện tích trồng xoài 6.328ha, chiếm hơn 85% diện tích cây ăn trái. Có 704 ha xoài đạt chứng nhận VietGAP.
Tuy nhiên, cùng thừa hưởng những thuận lợi về của có thổ nhưỡng, thời tiết… nhưng những hộ trồng xoài trên địa bàn ấp An Thạnh, xã Hòa Bình trong những năm qua còn khá manh mún, nhỏ lẻ, nên chưa tạo được thương hiệu nông sản của địa phương.
‘‘Từ trước tới nay trên địa bàn ấp An Thạnh chủ yếu tập trung vào cây xoài, kinh tế ổn định nhưng chưa cao, bởi đa số các hộ dân trồng đủ các giống xoài khác nhau theo hướng tự phát nên số lượng thiếu tập trung, khó làm thương hiệu, không thu hút nhà thu mua…’’ Ông Nguyễn Long Định – Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp làm vườn ấp An Thạnh, xã Hoà Bình cho biết.

Ông Lê Văn Phụng – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Chợ Mới cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Hội ND tỉnh An Giang, Hội ND huyện đã chọn chi hội nghề nghiệp làm vườn ấp An Thạnh, xã Hoà Bình để triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình hợp tác xã cây ăn trái gắn với xây dựng Chi hội làm vườn, hướng tới phát triển doanh nghiệp nông thôn”
Bước đầu đã thành lập Ban điều phối dự án cấp huyện, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, cùng với Hội ND tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động dự án, Hội ND xã Hòa Bình tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp nhận dự án, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về mục đích, ý nghĩa của việc thành lập các Chi Hội nghề nghiệp và nâng chất lên Hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng các mô hình trên địa bàn.
Việc thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình hợp tác xã cây ăn trái gắn với xây dựng Chi hội làm vườn, hướng tới phát triển doanh nghiệp nông thôn” tại xã Hoà Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang là sự khởi sắc, tạo động lực cho hội viên nông dân thực hiện sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm xoài an toàn để đáp ứng được với nhu cầu thị hiếu thị trường.
Thông qua việc triển khai dự án các hộ tham gia hiểu được các giống cây có nguồn gốc, chất lượng tốt phù hợp với địa phương và được áp dụng các khoa học, kỹ thuật vào sản xuất giúp giảm chi phí trồng trọt, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, từng bước tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho các thành viên chi hội.
Được hỗ trợ xây dựng “mô hình”, chúng tôi mừng lắm
“Gia đình tôi chỉ có 3.500m2 đất canh tác, trải qua hơn 6 năm gắn bó với cây xoài, những năm đầu tôi trồng xoài Cát Hòa Lộc, sau thấy xoài lai có giá hơn, thế là tôi đưa giống xoài Đài Loan về ghép nhưng cũng chẳng hiệu quả là mấy. Đất ít, sản lượng thấp nên thương lái ít ngó ngàng tới. Hiểu được việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, nên ngay sau khi có Đề án xây dựng mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác được triển khai tôi đã tự nguyện đăng kí tham gia. Có “mô hình” về chúng tôi mừng lắm…”, ông Võ Chí Cường bộc bạch.
Ông Cường cho biết thêm, như giống xoài Đài Loan hiện nay, mỗi vụ gia đình thu hoạch khoảng hơn 2 tấn. Trong quá trình sản xuất, ông được biết nhiều về giống xoài Cát Chu, cùng với những lần được đi tham quan mô hình giống xoài này ở địa phương khác do Hội ND tổ chức, ông nhận thấy giống xoài Cát Chu phù hợp với thổ những của địa phương, nếu đưa giống này về sẽ có giá trị kinh kế cao hơn.
“Từ lúc Chi hội phổ biến, bàn bạc về chuyển đổi giống xoài Cát Chu để sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi tôi hưởng ứng ngay, có vậy mới đủ sản lượng để làm thương hiệu trái cây gắn với địa phương thu hút. Việc chuyển đổi này không khó bởi chỉ áp dụng kỹ thuật ghép giống mới lên gốc cây hiện tại, gia đình tôi sẽ chọn phương án thay thế dần những cây trong vườn, chứ không thay hàng loạt trong một lần nên sẽ không ảnh hưởng đến thu nhập… ” Ông Cường nói.

Ông Nguyễn Long Định – Chi hội trưởng, Chi hội nghề nghiệp làm vườn ấp An Thạnh, xã Hoà Bình cho biết: Gia đình ông có 1ha trồng xoài, ngoài ra ông còn liên kết đầu tư giống, vật tư 15ha và thu mua lại từ những hộ này. Trước đây các hộ mỗi người làm một kiểu, nhiều giống xoài khác nhau nên khó làm thương hiệu.
Được sự quan tâm từ các cấp chính quyền, Hội ND các cấp, các thành viên đã tự nguyện đăng kí tham gia vào Chi hội. Qua mô hình này các hộ hội viên trực tiếp tham gia mô hình được nâng cao kiến thức, kỹ thuật trong việc sản xuất theo chuỗi, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định.
“Hiện Chi hội nghề nghiệp làm vườn ấp An Thạnh, xã Hoà Bình có 30 thành viên với 32ha đất sản xuất, việc chuyển đổi giống mới vào thay thế dần trên diện tích xoài hiện hữu được tất cả các thành viên nhất trí, cùng với sự hỗ trợ một phần kinh phí của T.Ư Hội NDVN để giải quyết giống, vật tư… cho mô hình, hy vọng vài năm nữa, mô hình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, thương hiệu trái xoài Cát Chu sẽ là nông sản tiêu biểu của địa phương”, ông Nguyễn Long Định kì vọng.
Hoàng Tuấn
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
- Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm giới thiệu phát triển Nông nghiệp Việt Nam và Quốc tế
-
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thiên tai, lũ lụt(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, mưa lũ đã gây thiệt hại cả về người và của, đời sống của người dân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Vậy những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người bị thiệt hại do thiên tai như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
Hội Nông dân Sơn La phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, từng bước tri thức hóa nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sơn La lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đã được tổ chức trọng thể sáng ngày 29/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
-
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2023Một số chính sách pháp luật mới sẽ được đưa vào áp dụng như bãi bỏ nhiều Thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức, chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
-
GDP quý III tăng 5,33%, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nétTổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng kết quả này cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%).
-
Long An hướng tới mục tiêu "nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân"(Tapchinongthonmoi.vn) -Sau 2 ngày diễn ra, chiều 28/9, Đại hội (ĐH) đại biểu Hội Nông dân tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thành công tốt đẹp. Ông Lê Văn Hùng tái đắc cử chức Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An.
-
Bắt tay với 2 nhà nhập khẩu - phân phối lớn tại Trung Quốc, Vinamilk tiếp tục mở rộng sản phẩm sữa vào thị trường tỷ dân(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 26/09/2023 tại Quảng Châu (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.
-
Quỳ Châu (Nghệ An): Tan hoang sau lũ, 35/35 trường dừng dạy học do mưa lớn(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Quỳ Châu (Nghệ An) là địa phương thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1.000 hộ dân bị ngập sau trận lũ vừa qua. Nhiều tài sản của người dân, công sở, trường học… ngập sâu trong nước, bị cuốn trôi, nhấn chìm trong bùn.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
-
5 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới