
Không quá lời khi nhiều người mệnh danh ông Nguyễn Văn Chế (xã Nam Trung, huyện Nam Sách, Hải Dương) là “vua” sáng chế. Thấu hiểu nỗi vất vả của nghề nông, ông đã bỏ công nghiên cứu chế tạo ra những máy móc rất tiện dụng trong sản xuất: từ khâu làm đất, thu hoạch, sấy nông sản… giải phóng sức lao động cho hàng nghìn nông dân.

Từ ước mơ giải phóng nỗi vất vả nghề nông
Trước khi đến với những sáng chế máy móc, ông Nguyễn Văn Chế vốn chỉ quen làm ruộng tại Hợp tác xã nông nghiệp xã Nam Trung. Ông kể rằng: Qua trực tiếp sản xuất, tôi nhận thấy nghề nông thật sự vất vả, cực nhọc, nhất là khi phải lao động thủ công, không có máy móc, công cụ hỗ trợ, năng suất lao động rất thấp.
Bởi thế, ông nung nấu quyết tâm tìm hiểu nghề cơ khí, chế tạo máy móc, cải tiến nông cụ để giúp nông dân giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sau nhiều đêm trăn trở, năm 1992, ông quyết định khởi nghiệp bằng việc mở xưởng cơ khí, tự mày mò vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
“Ban đầu tôi mua máy hàn, trang bị lò rèn để chế tạo, sửa chữa cơ khí nhỏ. Từ năm 2004 đến nay, trải qua thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, tôi đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều loại máy móc, nông cụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Máy rửa hành, tỏi, cà rốt; máy thái và sấy nông sản; máy sàng và phân loại nông sản; chế tạo thành công lưỡi cày lên luống làm đất trồng các loại rau, củ và nông cụ bừa lăn…” ông tự hào cho biết.
Không dừng lại ở những máy móc nông cụ nhỏ, từ kinh nghiệm tích lũy được ông đã sáng chế ra những máy sơ chế nông sản quy mô lớn. Bởi huyện Nam Sách nói chung, xã Nam Trung nói riêng sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Diện tích sản xuất cây trồng vụ Đông và vụ Xuân hàng năm rất lớn. Trong đó, cây hành, tỏi là cây chủ lực của địa phương, chiếm khoảng 80% – 85% diện tích. Người nông dân rất vất vả từ khâu làm đất đến khi thu hoạch, đặc biệt càng vất vả, khó khăn hơn trong khâu sơ chế. Mọi công việc vẫn phải làm thủ công, năng suất lao động thấp. Do không sơ chế kịp thời nên sản phẩm hành, tỏi thường bị hỏng, chất lượng không đảm bảo. Trong khi, trên thị trường chỉ có máy rửa nông sản do Trung Quốc sản xuất, bán với giá rất cao, lại có nhược điểm là rửa hành, tỏi không lột được vỏ. Trước yêu cầu của thực tiễn, ông đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy rửa nông sản, khắc phục được những nhược điểm trên. Công suất của máy đạt trung bình 20 tấn/ngày.
Có được kinh nghiệm từ việc chế tạo máy rửa nông sản, ông tiếp tục nghiên cứu, cải tiến máy thái nông sản và đã thành công. Máy thái nông sản do ông cải tiến đã tăng năng suất lên gấp hơn 5 lần so với các loại máy thông thường sẵn có trên thị trường; có thể thái được nhiều chủng loại nông sản như: Bánh đa, bí xanh, cà rốt, su hào, gừng, riềng, nghệ…
Không dừng lại ở đó, nhằm góp phần giúp nông dân khắc phục tình trạng được mùa mất giá, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, ông đã tư duy, trăn trở, quyết tâm nghiên cứu để chế tạo bằng được máy sấy nông sản, dược liệu. Bắt tay vào làm, phải điều chỉnh, làm đi lại lại nhiều lần tưởng chừng như thất bại. Nhưng với sự quyết tâm cao, một lần nữa tôi đã thành công. Sản phẩm máy sấy nông sản do tôi chế tạo sử dụnglò than, quạt hút hơi nóng thổi vào nông sản để sấy với công suất đạt 14 tấn sản phẩm tươi thành khô chỉ trong 12 giờ, năng suất tăng gấp hơn 100 lần so với sấy thủ công. Máy đã được bán rộng rãi trên 40 tỉnh, thành trong cả nước, được người sử dụng tin dùng.

Gương mẫu, đồng hành với nhà nông
Không thể nói hết niềm vui của người nông dân Nam Trung khi từng sản phẩm sáng chế của ông Chế đã được ứng dụng vào sản xuất. Ông Trần Văn Chiến, nông dân thôn Thụy Trà hồ hởi: “Bây giờ làm đất trồng hành nhàn hơn nhiều so với trước kia đấy. Như nhà tôi, 3 sào ruộng này nếu trước kia với sức trâu kéo cày, người cào, người cuốc thì phải mất 9 ngày mới làm đất xong. Thuê người làm thì hết 2,7 triệu đồng. Còn bây giờ, tôi thuê máy cày có lưỡi cày lên luống chỉ mất 1 ngày là làm xong, không cần thêm nhân công nào khác nữa. Tiền thuê máy chỉ hết 750.000 đồng”.
Ông Nguyễn Văn Bền, Chủ tịch UBND xã Nam Trung đánh giá: “Không riêng sản phẩm lưỡi cày lên luống mà nhiều sản phẩm khác của ông Chế như dao thái hành, tỏi hoặc một số sản phẩm khác đã giúp nông dân địa phương giảm công lao động, rút ngắn thời gian cho một số khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp, qua đó đã giảm được chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân”.
Hiện nay, xưởng cơ khí của gia đình ông Chế chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng. Trung bình mỗi năm, tôi chế tạo và cung ứng ra thị trường hàng trăm máy thái, rửa, sấy nông sản, 95 bộ lưỡi cày vét luống, 83 nông cụ bừa lăn; tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/người/tháng; lợi nhuận thu được khoảng 560 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn tận tình hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho các hộ nông dân khác tại địa phương.
Tại địa phương ông Chế cũng luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động của Hội Nông dân. Ông tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do Hội Nông dân phát động. Đặc biệt, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, gia đình ông đã hiến 10m2 đất trị giá trên 150 triệu đồng và ủng hộ 5 triệu đồng tiền mặt để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình công cộng. Ngoài ra, ông luôn tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện, nhân đạo, ủng hộ kinh phí xây dựng Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Khuyến học, Quỹ Hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân và xây nhà tình nghĩa mỗi năm hàng chục triệu đồng; giúp đỡ 3 hộ nghèo về vốn, vật tư, cây, con giống và kỹ thuật sản xuất. Hiện nay cả 3 hộ đã thoát nghèo.
Rất tự hào với những sáng chế và cải tiến nhiều loại máy móc, nông cụ phục vụ nông dân sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hội nhập, tuy nhiên ông Chế vẫn luôn trăn trở. Ông cho rằng, các cấp ủy Đảng, chính quyền và Hội Nông dân các cấp cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện về vốn cũng như có nhiều cơ chế hỗ trợ trong vấn đề đăng ký bảo hộ độc quyền sản phẩm. Bởi chi phí cho mỗi lần đăng ký bảo hộ sản phẩm rất tốn kém. Đồng thời, có chính sách để khen thưởng, động viên kịp thời và bảo vệ quyền sáng chế giúp những nhà sáng chế là nông dân yên tâm nghiên cứu, sáng chế và cải tiến nông cụ, tạo ra nhiều sản phẩm giúp ích cho bà con nông dân.
“Tôi cũng làm ruộng, trồng hành nên tôi thấm thía cái vất vả nhọc nhằn của người nông dân. Chính vì thế, tất cả những nông cụ tôi chế tạo đều hướng tới mục đích giảm nhân công, giảm giá thành đầu vào, nâng cao lợi nhuận từ sản xuất cho bà con. Sản phẩm mình làm ra được bà con tin dùng, tôi rất vui và tự nhủ sẽ không ngừng đổi mới, cải tiến kiểu dáng, hạ giá thành sản phẩm”, ông Nguyễn Văn Chế.
Trọng Đạt
-
Nông dân Thủ đô nhận được nhiều hỗ trợ từ Hội
-
Mong muốn được tiếp cận chính sách vốn vay ưu đãi
-
CLB “Nông dân triệu phú, tỷ phú” chia sẻ kinh nghiệm, liên kết sản xuất, giúp đỡ hộ nghèo
-
Tỷ phú nông dân tuổi Mão làm giàu từ trồng lan
- Tiếp tục học hỏi, làm giàu cho gia đình và quê hương
- Hỗ trợ sinh kế để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững
- Quảng Trị: Đồng thuận bảo vệ môi trường
- Tăng đồng thuận nhờ “Cà phê pháp luật”
- Cần cải thiện môi trường đầu tư để hút vốn FDI vào nông nghiệp
- Nông dân Quảng Bình chung tay bảo vệ môi trường biển
- Bảo vệ môi trường biển để phát triển bền vững
-
Báo chí phải nhanh, nhạy, chính xác, chuyên nghiệp, sát với thực tiễn hơnSáng 31/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị giao ban báo chí đầu Xuân Quý Mão 2023.
-
Ngành y tế cần xác định những vấn đề ưu tiên, cấp bách, tập trung xử lý dứt điểmĐây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc làm việc với Bộ Y tế dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều 30/1.
-
Bộ GD&ĐT thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT chia sẻ một số thông tin xung quanh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
-
Làm rõ thêm về tác động, bản chất, vai trò, vị trí của kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) Nghị quyết 20- NQ/TW ngày16/6/2022 đã nêu: Kinh tế tập thể là thành phần quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững.
-
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng trước kỳ điều hành 2 ngàyGiá xăng E5RON92 tăng 977 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 993 đồng/lít; giá các loại dầu tăng từ 568 – 890 đồng/lít/kg.
-
Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19Ngày 30/1/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
-
Hà Tĩnh khai hội chùa Hương Tích, mở đầu du lịch năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 29/1 (tức mồng 08/1), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh phối hợp với huyện Can Lộc long trọng tổ chức khai hội chùa Hương Tích, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2023.
-
Thủ tướng đôn đốc các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu LongNgày 30/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, làm việc với các bộ, ngành, địa phương để kiểm điểm, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đường bộ cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
-
Thị trường bất động sản 2023: Khó khăn đi kèm cơ hội phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong hơn những năm vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại Việt Nam đã trải qua một giai đoạn trầm lắng khi chịu tác động kép từ đại dịch Covid 19 lẫn những biến động về tình hình xã hội liên quan đến tiêu cực từ những doanh nghiệp lớn của ngành BĐS. Thêm vào đó, năm 2022 với chính sách siết nguồn tín dụng đối với BĐS của các tổ chức ngân hàng càng làm lượng giao dịch của thị trường BĐS hầu như giảm đến 95% so với thời điểm trước đây.
-
Chủ tịch Quốc hội: Người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừngChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc thực hiện cho kỳ được vấn đề cốt lõi nhất là những người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừng.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh