
Nhiều người đến huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hôm nay đều khá bất ngờ trước sự thoáng đãng, khang trang, sạch đẹp, vệ sinh môi trường được duy trì từ thành thị đến thôn quê, từ cơ quan đến trường học. Có được điều đó nhờ sự quyết liệt vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành đoàn thể, sự đồng thuận hưởng ứng trên tinh thần tự giác của toàn dân.

Công tác tuyên truyền quan trọng hàng đầu
Xác định công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác việc chấp hành bảo vệ môi trường (BVMT) là yếu tố then chốt, cả hệ thống chính trị từ huyện đến các xã, thị trấn của huyện Tam Bình đều đồng lòng vào cuộc. Cụ thể như các cơ quan, đơn vị đều ra nghị quyết về việc chấp hành bảo vệ môi trường tại cơ quan, nơi công tác, bệnh viện, trường học… Không những vậy, mỗi cán bộ đảng viên, viên chức, thầy cô giáo đều phát huy tính gương mẫu chấp hành không chỉ tại cơ quan mà cả nơi mình đang sinh sống để vận động quần chúng cùng thực hiện.
Chị Thạch Thị Sa Nhiên, giáo viên Trường THCS Loan Mỹ cho biết: “Là đảng viên, tôi luôn chấp hành việc đảm bảo vệ sinh môi trường mà nghị quyết chi bộ đã đề ra. Ngoài ra tôi vận động người dân xung quanh nơi cư trú thực hiện đúng phương châm “ăn chín, uống sôi”, bỏ rác đúng nơi, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi xuống kênh, mương; đảm bảo môi trường khi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ban đầu vận động khó lắm bởi người dân đã quen với nếp sống, suy nghĩ đơn giản. Nhưng rồi “mưa dầm thấm lâu”, tuyên tuyền bền bỉ rồi họ cũng hiểu ra và làm theo”.
Tại Trung tâm Y tế huyện Tam Bình, ngoài việc vận động cán bộ, nhân viên chấp hành nghiêm việc BVMT, cơ quan còn tuyên truyền bằng hệ thống truyền thanh trong nội bộ bệnh viện, tiếp cận tuyên truyền miệng cho bệnh nhân đến thăm khám và người thân đến chăm sóc.
Ông Nguyễn Thành Nam, ngụ xã Hòa Hiệp tâm sự: “Tôi đến đây chăm sóc người nhà đang điều trị, các y, bác sỹ ở đây đã giải thích rất dễ nhớ, dễ làm các biện pháp BVMT như: Không hút thuốc lá, không xả rác bừa bãi tại bệnh viện cũng như tại nơi mình đang sinh sống, không sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, bỏ chai lọ chứa những loại này vào những thùng chứa riêng biệt. Nếu ai cũng được tuyên truyền bài bản như vậy thì việc chấp hành sẽ thuận lợi và kết quả cao hơn”.
Một cách làm rất hiệu quả trong công tác tuyên truyền mà huyện Tam Bình đã đạt được trong thời gian qua là việc phát huy tối đa hiệu quả tuyên truyền của Đài truyền thanh huyện và 15 xã trực thuộc. Cứ 2 ngày 1 lần, Đài truyền thanh huyện lại chuyển tải đến bạn nghe đài chuyên mục “Chung tay bảo vệ môi trường” trong đó phản ánh những mặt được, chưa được, những cách làm hay, kinh nghiệm quý, những tấm gương cá nhân, tập thể tiêu biểu trong công tác BVMT. Qua đó tạo động lực để nhiều cơ quan, trường học, các hộ dân thi đua làm tốt công tác này.

Những việc làm cụ thể, thiết thực để bảo vệ môi trường
Mỗi ngày 2 lần, Phòng Kinh tế huyện đã bố trí 4 xe chuyên dụng để lấy rác trên các tuyến đường chính, không để rác tồn đọng trong nơi ở của người dân và các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp… đóng trên địa bàn. Tại các tuyến đường ngõ, xóm nhỏ hẹp xe chuyên dụng không vào đến nơi thì bố trí hàng chục xe 3 bánh lấy rác để trung chuyển ra các điểm tập kết, sau đó xe chuyên dụng sẽ đến thu gom.
Bà Lệ Thị Hoa, ngụ ấp Phú Nghĩa, xã Tân Phú cho biết: “Ấp này đường giao thông nông thôn còn hẹp nên nhà nước bố trí những thùng chứa rác dọc theo các tuyến để người dân bỏ vào, cứ mỗi buổi sáng và buổi chiều hàng ngày, mấy chú công nhân vệ sinh đều chạy xe vào đây để lấy rác. Họ còn tuyên truyền người dân không vứt rác, xác súc vật xuống sông, rạch nguy hiểm cho sức khỏe mọi người”.
Một cách làm thường xuyên khác đã và đang được thực hiện rất thường xuyên tại huyện là mô hình “Ngày thứ Bảy xanh”. Trong ngày này, tất cả các cơ quan, trường học, đoàn viên, thanh niên và người dân tổ chức quét dọn đường phố, chăm sóc hàng rào, cây xanh; thu dọn rác tại các chợ, các kênh rạch.
Chị Nguyễn Thị Thu Hoài, đoàn viên xã đoàn Tân Lộc chia sẻ: “Mỗi thứ Bảy, chúng tôi dùng xe 3 bánh cùng một số ghe xuồng đi thu gom rác thải, vỏ chai trên các tuyến đường, tuyến sông để làm sạch môi trường sống. Công việc tuy có vất vả nhưng rất vui vì mình đã góp phần nhỏ bé vào công việc rất có ý nghĩa này”.
Tại các trường học của huyện Tam Bình đã và đang duy trì rất tốt phong trào “Giáo viên, học sinh chống rác thải nhựa” theo mô hình “5T” (Tuyên truyền -Thu gom – Tái chế – Tiết kiệm – Tươi tốt); mô hình “Thùng rác thông minh”; “Đổi rác thải nhựa, vỏ chai lấy dụng cụ học tập”…
Cô Nguyễn Thị Chuyên, Tổng Phụ trách Trường Tiểu học Phú Thịnh A cho biết, từ khi có mô hình “Thùng rác thông minh” thì tình trạng xả rác tràn lan trong Trường đã không còn, học sinh đã biết tự phân loại rác và bỏ vào từng thùng tương ứng. Ngoài ra Trường còn tận dụng vỏ chai nhựa bán lấy tiền gây Quỹ Khuyến học hỗ trợ học sinh nghèo. Cùng với đó phong trào mang vỏ chai, dựng cụ bằng nhựa hư hỏng từ nhà vào trường đổi lấy sách vở, bút viết cũng diễn ra sôi nổi. Điều quan trọng nhất là xây dựng được ý thức tự BVMT trong các em học sinh. Hiện tất cả các điểm trường trên địa bàn huyện Tam Bình đều thực hiện tốt mô hình “5T” tại đơn vị mình.
Cô Huỳnh Thụy Thùy Trang, giáo viên Trường THCS Song Phú cho biết: “Nhà trường tập trung tuyên truyền trong giáo viên và học sinh về công tác BVMT; thực hiện công tác thu gom gác thường xuyên và triệt để; tái chế làm đồ dùng dạy học hay đồ chơi cho học sinh với những vật dụng có thể tái sử dụng; tiết kiệm, tận dụng nguồn rác để gây quỹ khuyến học; tạo môi trường tươi tốt, xanh mát, an toàn tại đơn vị mình từ những loại rác có thể phân hủy làm phân bón”.
Tại Trung tâm Y tế huyện, mô hình xây dựng bệnh viện xanh – sạch – đẹp được mọi người đồng thuận rất cao với nhiều hoạt động cụ thể như: Sử dụng túi phân hủy thay cho túi ni lông chứa thuốc cho người bệnh; sử dụng bao giấy đựng phim X-quang; khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng túi ni lon, ly nhựa; không xả rác, hút thuốc trong khuôn viên bệnh viện; xây dựng nhiều pa nô, băng rôn để tuyên truyền mọi người từ bỏ thói quen hút thuốc lá, cùng với đó, tạo thêm nhiều khu vực cây xanh, bóng mát trong khuôn viên bệnh viện; không sử dụng chai nước suối nhựa trong các phiên họp đông người…
Với những mô hình tuy không quá qui mô nhưng kết quả đã mang lại rất lớn, bền vững, căn cơ. Đó chính là nhờ sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể; sự đồng thuận hưởng ứng một cách tự giác của người dân; sự linh động, sáng tạo để có những mô hình đơn giản, gần gũi gắn với sinh hoạt hàng ngày của các cá nhân, tập thể, tất cả đã tạo nên một Tam Bình sáng – xanh – sạch – đẹp, văn hóa, văn minh.
Hàng năm, huyện Tam Bình còn trích ngân sách và vận động người dân đóng góp kinh phí mua mới hàng trăm thùng rác công cộng trị giá hàng trăm triệu đồng để thay thế những thùng rác đã hư hỏng, xuống cấp. Đây cũng là lời giải vì sao huyện Tam Bình luôn là lá cờ đầu của tỉnh Vĩnh Long trong công tác BVMT.
Bài, ảnh: Anh Thư
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụi
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻ
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sách
-
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử
- [Infographics] Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm
- Nuôi chó dữ: Không cấm cũng chẳng quản, cộng đồng bất an đến bao giờ?
- Trung bình doanh nghiệp mất 32,2 giờ để thực hiện 1 thủ tục về đất đai
- Từ ngày 3- 6/6 sẽ diễn ra Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023
- Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
- Chủ tịch nước biểu dương các 'gương mặt vàng' của Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32
- Lãnh đạo tỉnh Bình Phước thăm và làm việc tại New Zealand
-
Nghề dệt thổ cẩm - lưu giữ giá trị văn hóa đặc trưng của người Pà Thẻn(Tapchinongthonmoi.vn) - Pà Thẻn là tộc người có lịch sử cư trú khá lâu đời ở vùng đất biên cương Hà Giang, hiện nay đồng bào còn giữ được nhiều phong tục, tập quán độc đáo như lễ nhảy lửa, cưới hỏi, lễ tết. Đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm tạo ra những bộ trang phục với nhiều hoa văn, họa tiết cầu kỳ mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Pà Thẻn.
-
Phiên họp Chính phủ tháng 5: Các địa phương thông báo hàng loạt chỉ số, tín hiệu tích cựcTại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã thông báo nhiều tín hiệu, số liệu tích cực trên các lĩnh vực, cho thấy tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 tiến triển tích cực với nhiều lĩnh vực cải thiện hơn so với tháng 4 và tính chung 5 tháng, tình hình có nhiều điểm sáng.
-
Học Bác để trở thành cán bộ gương mẫu, vì dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Chị Phạm Thị Nhị - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được tỉnh ủy Thanh Hóa lựa chọn để biểu dương vì có thành tích trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức trong tháng 5/2023 tại Thanh Hóa và sẽ tham gia triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2023 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
-
Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện để chăm lo sức khoẻ cho nhân dân tốt hơnNgày 1/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe Bộ Y tế báo cáo dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (Đề án), với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương.
-
Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả dán mác quốc tếGần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả được "ra lò" tại một căn nhà cấp 4 ẩm thấp nằm sâu trong thôn Cao Sơn (xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội), vừa bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đảnSáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"