
Trước tình hình nước lũ lên và diễn biến phức tạp, nhiều nông dân ở ĐBSCL nhanh chóng thu hoạch những diện tích lúa thu đông vừa chín nhằm tránh bị nước lũ gây hại.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay mực nước trên sông Cửu Long tiếp tục lên theo kỳ triều cường.
Dự báo mực nước cao nhất đến ngày 26-9, trên sông Tiền tại Tân Châu lên mức 4,1m (trên BĐ2 là 0,1m); trên sông Hậu tại Châu Đốc lên mức 3,7m (trên BĐ2 là 0,2m)… tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long lên mức từ báo động 2 tới báo động 3.
Do nước lũ lên cao nên nguy cơ xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp và mất an toàn đê bao tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An…
Nước lũ cũng đang chảy mạnh vào khu vực nội đồng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

Đến ngày 30-9, mực nước cao nhất ngày trên kênh Hồng Ngự tại Tân Hưng (Long An) có khả năng lên mức 3,20 m (cao hơn cùng kỳ 2017 là 1,05 m); trên kênh 28 tại Vĩnh Hưng (Long An) lên mức 3,10 m (cao hơn cùng kỳ 2017 là 0,99 m); trên sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa là 1,90m (cao hơn cùng kỳ 2017 là 0,64m), gây ngập những vùng trũng thấp tại các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, một phần các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường.
Trước tình hình nước lũ lên và diễn biến phức tạp, nhiều nông dân ở ĐBSCL nhanh chóng thu hoạch những diện tích lúa thu đông vừa chín nhằm tránh bị nước lũ gây hại.
Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Long An, đến nay tổng diện tích gieo sạ lúa thu đông của tỉnh khoảng 22.576 ha. Trong đó, có khoảng 17.476 ha lúa nằm trong đê bao bảo vệ; số diện tích còn lại có khả năng bị ảnh hưởng lũ khoảng 5.100 ha.
Những ngày qua nông dân các huyện Tân Hưng, Tân Thạnh và thị xã Kiến Tường đã thu hoạch được 5.740 ha; dự kiến đến cuối tháng 9 sẽ thu hoạch rộ và sẽ dứt điểm vào giữa tháng 10-2018.
Tuy nhiên, do nước lũ đang lên nhanh nên ngành chức năng phối hợp cùng các địa phương tích cực gia cố đê bao chống lũ bảo vệ lúa, đồng thời khuyến cáo nông dân thu hoạch nhanh những diện tích lúa vừa chín nhằm hạn chế nguy cơ bị ngập lũ.

Tại Đồng Tháp, ông Võ Văn Dũng, Phó Phòng NN-PTNT huyện Tháp Mười cho biết: “Vụ lúa thu đông 2018 này nông dân trong huyện xuống giống hơn 36.000 ha; những ngày qua đã có khoảng 3.000 ha được thu hoạch với năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, giá bán từ 5.000- 5.600 đồng/kg. Đáng lo nhất lúc này là nước lũ tiếp tục lên và toàn huyện có hơn 8.000 ha lúa ở các xã Trường Xuân, Hưng Thạnh, Thạnh Lợi, Thanh Mỹ… bị lũ uy hiếp. Huyện đang theo dõi sát diễn biến lũ, một mặt gia cố đê bao bảo vệ, bơm rút nước liên tục; ngoài ra, thu hoạch sớm đối với lúa đã chín, lúa nằm trong vùng nguy hiểm… nhằm tránh bị thiệt hại”.
Ở An Giang, trong khoảng 111.000 ha lúa thu đông được gieo sạ, thì huyện Tri Tôn là nguy hiểm nhất bởi có tới 8.000 ha lúa nằm ngoài đê bao ăn chắc, phần lớn diện tích này do người dân tự ý sản xuất bởi chủ quan vì mấy năm qua lũ nhỏ.
Những ngày qua, UBND huyện Tri Tôn tập trung nhiều phương tiện cơ giới, nhân công… gia cố bờ bao cố gắng bảo vệ lúa; huy động lực lượng hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa càng sớm càng tốt nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra…
Nguồn SGGP
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dài
-
GDP quý III tăng 5,33%, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nét
- Quỳ Châu (Nghệ An): Tan hoang sau lũ, 35/35 trường dừng dạy học do mưa lớn
- Quảng Trị: Phát hiện thêm công ty xả thải ra sông Sa Lung
- Mưa lũ khiến 1.860 ngôi nhà bị ngập ở Nghệ An
- Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
- Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để vùng đất Chín Rồng 'cất cánh'
- Bình Thuận: Phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả tích cực
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIHội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giáTại An Giang, giá các loại lúa như OM 18, Đài thơm 8 ổn định ở mức từ 7.800-8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg.
-
Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022Đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
-
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp