
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Nghệ An thu hút hàng nghìn lượt hội viên nông dân đăng ký tham gia. Phong trào đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, qua đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Kinh tế khá, đời sống đổi mới
Có thể nói, chặng đường 5 năm phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã đạt được những thành tựu nhất định khi đời sống người dân được nâng cao cả về chất và lượng, bộ mặt vùng quê ngày một đổi mới. Cùng với đó, trình độ dân trí được nâng lên.
Trong giai đoạn 2016-2020, bình quân hàng năm, số lượng hội viên, nông dân đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp tăng 5%, chiếm 60% so với số hộ nông dân; trong đó số hộ nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp hàng năm đều tăng, nhiều địa phương có số hộ đăng ký và đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cao như huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu… Chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng nâng cao, xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng tỷ đồng, thu hút hàng chục lao động. So với giai đoạn 2012- 2016, số hộ có mức thu nhập trên 300 triệu đồng/ năm tăng gấp 3 lần, số hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/ năm tăng 5 lần.
Từ phong trào cũng đã xuất hiện nên các điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh không cam chịu đói, nghèo quyết tâm vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách, phát huy lợi thế của địa phương, khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn để phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả. Những hộ sản xuất kinh doanh giỏi, điển hình như: Gia đình anh Lê Hội Hưng – Phường Quỳnh Lập, Thị xã Hoàng Mai, từ năm 2010 anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư vào xây dựng mô hình “Dịch vụ hậu cần nghề cá, khai thác hải sản xa bờ, tích cực vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc” đến nay gia đình anh đã thành lập Hợp tác xã Đoàn kết với quy mô: 1 cơ sở sản xuất đá lạnh, 1 cửa hàng xăng dầu, có 16 con tàu khai thác hải sản xa bờ, doanh thu đạt từ 20 đến 25 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 140 lao động với mức lương 9 đến 10 triệu đồng/tháng; ủng hộ trên 150 triệu đồng để tham gia các hoạt động ở địa phương, vận động xã viên làm được 1,2km đường giao thông nông thôn trị giá 1,2 tỷ đồng.
Gia đình anh Cao Minh Long – xã Diễn Lộc huyện Diễn Châu được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp Hội cộng với kiến thức học hỏi ý chí quyết tâm của mình anh đã mạnh dạn xây dựng cơ sở sản xuất chế biến nấm ăn, kết quả đến nay mỗi ngày sản xuất được từ 1 đến 3 tấn nấm, doanh thu đạt 4 tỷ đồng và lợi nhuận trên 2 tỷ đồng/năm; tạo công việc thường xuyên cho 10 lao động.
Gia đình anh Phan Đình Đường – xã Hạnh Lâm huyện Thanh Chương, đã mạnh dạn nhận 32ha đất rừng để trồng cây nguyên liệu, xây dựng xưởng với quy mô 2.000m2 đất để chế biến chè công nghiệp xuất khẩu ra các nước khu vực Trung Đông với quy mô sản xuất 20 tấn chè tươi/ngày, doanh thu hàng năm đạt 20 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 700 triệu đồng/năm; tạo việc làm cho trên 40 lao động, hàng năm còn tích cực tham gia đóng góp các hoạt động phúc lợi khác ở địa phương với số tiền từ 25 đến 30 triệu đồng.
Bên cạnh số hộ gia đình khấm khá lên nhờ mạnh dạn đầu tư kinh doanh, loại hình sản xuất liên kết theo chuỗi, nhiều hợp tác xã cũng được chú trọng hình thành nhằm tăng tính đoàn kết, tương thân tương ái lẫn nhau. Điển hình như HTX Nông Thịnh đóng tại Nghĩa Thuận (Thị xã Thái Hòa) với mục tiêu cùng chung chí hướng sản xuất ngành Nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Hiện nay, HTX chuyên trồng và kinh doanh các loại sản phẩm như bưởi da xanh, bưởi Quang Tiến, táo, ổi, rau củ quả theo mùa, dưa lưới, dưa chuột và các loại hạt giống. Chỉ tính riêng dưa lưới với diện tích 2.500m2 trồng được 6400 gốc dưa đã cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/ năm. Bên cạnh đó, HTX còn kinh doanh thêm loại hình dịch vụ du lịch từ đồi Hoa Xuân thu hút hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Với quy mô đó, hàng tháng HTX đã giải quyết việc làm cho hàng chục lao động trên địa bàn.
Đời sống của nhân dân được nâng cao nên có điều kiện đóng góp cho phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020: Nguồn vốn huy động dân đóng góp hơn 2,7 tỷ đồng; trong đó góp bằng tiền mặt là hơn 1,6 tỷ đồng; huy động được trên hàng triệu ngày công lao động, hiến được trên hàng triệu mét vuông đất, đóng góp vật tư, vật liệu máy móc… quy đổi thành tiền được trên 66,364 tỷ đồng. Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo và xây dựng được 426 hàng cây nông dân ơn Bác với chiều dài 161.078 m, 21 vườn cây ơn Bác với diện tích 26.060m2, tổng số cây đã trồng 29.069 cây với tổng kinh phí gần 4, 5 tỷ đồng; xây dựng 166 vườn chuẩn nông thôn mới, và 520 vườn mẫu nông dân theo hướng vườn chuẩn nông thôn mới.
Có thể nói 5 năm qua, Phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã có sự tiến bộ vượt bậc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình, tiên tiến – họ là những tấm gương sáng của tinh thần bền bỉ vượt khó, không cam chịu đói nghèo, quyết chí làm giàu chính đáng cho chính mình và giúp đỡ người khác cùng vươn lên làm giàu.

Tiếp tục tổ chức dịch vụ hỗ trợ nông dân
Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp tích cực tuyên truyền vận động các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có trách nhiệm cùng với cộng đồng chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh để cùng nhau làm giàu; có các hoạt động cụ thể, thiết thực, phù hợp để giúp đỡ hộ nghèo để vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục phấn đấu hàng năm có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký và có 50% số hộ đăng ký đạt tiêu chuẩn đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; trong đó: Tỷ lệ bình quân hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương đạt 5%, cấp tỉnh 10%, cấp huyện 25%, cơ sở 60%.
Để đạt được điều đó, Hội luôn chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền để có những chủ trương chính sách đúng và phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội Nông dân tham gia thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư nông nghiệp, dạy nghề, chuyển giao KHKT… theo Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Hội phối hợp với các ngành, doanh nghiệp có liên quan để đứng ra tín chấp cho nông dân vay vốn, dạy nghề, tập huấn chuyển giao KHKT nâng cao kiến thức, hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn, kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp … dân nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.
Trong 5 năm (2016-2020) các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp tổ chức được 1.096 lớp dạy nghề cho 35.922 lao động nông thôn tham gia; mở được 5.450 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho 296.500 lượt người tham gia; xây dựng và phát triển nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân được 66,658 tỷ đồng, hỗ trợ cho 5.037 hộ nông dân vay vốn; nhận ủy thác từ Ngân hàng CSXH với dư nợ đạt 2.647 tỷ đồng, cho 70.830 hộ vay vốn; nhận tín chấp từ Ngân hàng NN&PTNT dư nợ đạt 526,7 tỷ đồng cho 6.075 hộ nông dân vay vốn; nhận tín chấp cho nông dân mua vật tư phân bón trả chậm được 75.600 tấn phân bón các loại; chỉ đạo xây dựng trên 2.000 mô hình điểm.
Hiện nay tỉnh Nghệ An có 21 huyện, thành, thị Hội; 447 cơ sở Hội, 3.600 chi hội, 517.249 hội viên, 147 tổ hội nghề nghiệp, 5 chi hội nghề nghiệp, trực tiếp hướng dẫn hỗ trợ thành lập 60 HTX, 90 THT; hàng năm tăng thêm trên 10.000 hội viên; tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt Hội hàng năm tăng 10-15%.
“Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ngày một tăng cả về chất và lượng, hội viên nông dân mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm. Nhờ nhanh nhạy ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất nên phát huy rất hiệu quả trong các mô hình kinh tế. Hiện nay, các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Yên Thành… là một trong những huyện có số lượng hội viện nông dân đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi vượt trội về mọi mặt”.
Ông Nguyễn Quang Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân Nghệ An.
Ánh Bùi
-
Lo ngại khuynh hướng phân phối theo vốn lấn át phân phối theo lao động làm lu mờ bản chất của hợp tác xã
-
Cùng liên kết để đưa nông sản Việt vươn xa
-
Cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật Nhà nông toàn quốc lần thứ X (2023 - 2024)
-
Xây dựng và kiện toàn mạng lưới tuyên truyền giúp nông dân thực hiện tốt pháp luật
- Cần nhiều hơn những giải pháp hiệu quả giúp nông dân hiểu luật
- Hội ND Bắc Kạn: Chú trọng phát triển đảng viên là hội viên nông dân
- Thay đổi thói quen của nông dân để bảo vệ môi trường và sức khoẻ
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quảng Nam: Vẫn còn nút thắt cần tháo gỡ
- Nam Định: Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
- Tạo sinh kế giúp hội viên nông dân thoát nghèo
- Tăng cường kiểm tra, giám sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên
-
Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện để chăm lo sức khoẻ cho nhân dân tốt hơnNgày 1/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe Bộ Y tế báo cáo dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (Đề án), với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương.
-
Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả dán mác quốc tếGần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả được "ra lò" tại một căn nhà cấp 4 ẩm thấp nằm sâu trong thôn Cao Sơn (xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội), vừa bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đảnSáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với giá bán trung bình từ 30.000-40.000 đồng/kg, những người trồng ớt ở Lạng Sơn không khỏi vui vừng vì ớt thu hoạch năm nay vừa được mùa lại được giá.
-
Vấn đề Tổ hợp tác như là tổ chức tiền Hợp tác xã(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhìn chung, bản dự thảo Luật HTX (sửa đổi) 2023 đã được dự thảo khá công phu, nhìn chung phù hợp tình hình phát triển HTX của Việt Nam tuy nhiên còn một số góp ý liên quan đến chương IX Tổ hợp tác (THT).
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"