
“Phân bón Văn Điển từ lâu đã là một thương hiệu uy tín, có hiệu quả cao đối với cây trồng kể cả trên các vùng đất đồi dốc, có khả năng “bám trụ”, chống rửa trôi cao, khó có loại phân nào sánh kịp” – kỹ sư Nguyễn Xuân Thự đánh giá.

Vùng đất đồng bằng màu mỡ của nước ta không nhiều, trong khi đó cả nước ta có hàng triệu ha đất đồi núi, chiếm đến ¾ diện tích, phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, miền đồi núi Trung Bộ và Tây Nguyên. Loại đất đồi dốc rất đa dạng và phong phú về thổ nhưỡng, các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, Đông Nam bộ. Đất đồi dốc ở đây chủ yếu là đất feralit. Đất feralit có tính chua (pH thấp), sắt Fe++ và nhôm Al+++ di động cao, nhiều sét, nghèo silic, nghèo lân, kali, đặc biệt rất nghèo canxi (vôi) magie và vi lượng. Đất có màu đỏ vàng. Còn các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng và Kon Tum thì đất đồi dốc chủ yếu là đất bazan và đất xám. Tính chất đất cũng chua, nghèo canxi, magie, nghèo lân, kali dễ tiêu và vi lượng bo, kẽm.
Cây trồng “chóng già” trên đất dốc vì bị rửa trôi dinh dưỡng
Hầu hết các loại đất đồi dốc đều có kết cấu đất rời rạc, độ thấm nước cao, rửa trôi mạnh khi gặp mưa hoặc tưới, tạo thành các dòng chảy cuốn theo các cation kiềm và kiềm thổ, các chất dinh dưỡng. Hiện tượng này làm cho đất sụt giảm màu mỡ nhanh dẫn đến đất bạc màu, suy kiệt dinh dưỡng. Các loại đất này thích hợp nhiều loại cây trồng: Ở trung du, miền núi phía Bắc, cây trồng chính gồm: Cây chè, nhãn vải, na. Vùng Trung bộ, cây trồng chủ yếu là dứa, cây có múi, hồ tiêu (vùng Quảng Trị). Vùng Tây Nguyên chủ yếu cây cà phê, hồ tiêu, cao su và cây ăn trái…
Hầu hết các loại cây trồng trên đất đồi dốc là cây dài ngày, có bộ rễ cái ăn sâu, cần sử dụng dinh dưỡng trong đất liên tục (trừ một số cây ngắn ngày như dứa, mía…). Nếu trong đất không dự trữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng thì cây trồng yếu, sinh bệnh, năng suất, chất lượng nông sản giảm, tuổi thọ của cây rút ngắn (nhanh già cỗi). Do tổng lượng dinh dưỡng trong đất đồi dốc hạn chế, lại liên tục bị rửa trôi, mất màu nên việc bón phân bổ xung dinh dưỡng cho đất là biện pháp quan trọng hàng đầu để khai thác năng suất cây trồng đồng thời duy trì độ màu mỡ cho đất.
Thực trạng việc sử dụng phân bón cho các vùng đất đồi dốc
Theo đánh giá của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, cho đến nay, dù trình độ và nhận thức của bà con nông dân nói chung đã được nâng nên khá nhiều, nhưng một bộ phận lớn nhà nông còn hiểu biết hạn chế về tính chất thổ nhưỡng, cũng như đặc thù tự nhiên về địa hình của vùng đất. Hiểu biết về các loại phân bón vô cơ, hóa học của bà con nông dân cũng chưa đầy đủ, nên việc sử dụng phân bón cho cây trồng trên đất đồi dốc còn bất cập. Thói quen sử dụng phân đơn, sử dụng các loại NPK thông thường (vốn thiếu hầu hết các chất vôi, magie, silic, vi lượng, phân tan nhanh) nên sau khi bón phân vào đất gặp mưa hoặc tưới nước, phân tan cây chưa kịp “ăn” đã bị rửa trôi hoặc thấm sâu vào các kẽ nứt chảy đi, phân cũng bị các ion sắt, nhôm “di động” kết tủa, cây không sử dụng được, thậm chí còn bay hơi dinh dưỡng. Hiệu suất sử dụng phân bón đơn, phân bón NPK thông thường vì vậy chỉ đạt 30 – 40%. Thực tế này gây lãng phí phân bón lại gây ô nhiễm môi trường.

Mặt khác, việc sử dụng phân bón đơn, phân bón NPK thông thường còn làm cho cây trồng yếu nhiễm các loại sâu bệnh đồng nghĩa với sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu sẽ lưu lại trên sản phẩm cây trồng, giảm chất lượng nông sản.
Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho rằng, để cây trồng có sức khỏe tốt, cho năng suất, chất lượng cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bồi dưỡng cải tạo đất đồi dốc thì người sản xuất phải lựa chọn loại phân phù hợp để bón. Trong mấy thập kỷ qua bằng các công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đã kết luận, và được thực tiễn chứng minh của hàng vạn hộ nông dân canh tác trên đất đồi dốc đều khẳng định phân bón Văn Điển có hiệu quả vượt trội.
Cách sử dụng phân bón Văn Điển cho canh tác hữu cơ bền vững
Đối với phân lân nung chảy
Là người có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết: Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân lân đa chất dinh dưỡng được chế biến bằng công nghệ hiện đại nấu chảy chín quặng giàu lân tổng số apatit, quặng seppentin và sa thạch ở nhiệt độ 1.450 độ C. Nhiệt nóng chảy chuyển hóa các chất lân trong apatit, chất canxi (vôi), magie, vi lượng trong seppentin, sa thạch sang dạng dễ tiêu cây trồng hấp thụ được hoàn toàn.
Như vậy, phân lân nung chảy là phân khoáng thiên nhiên, chứ không phải phân hóa học, rất thân thiện môi trường. Lân nung chảy Văn Điển có pH = 8, không gây chua đất, tan rất chậm trong nước, không bị rửa trôi, tan hết trong dịch của rễ cây tiết ra khi hấp thụ. Nếu cây chưa sử dụng hết thì lân nằm lại trong đất cung cấp từ từ cho cây khi cây có nhu cầu.
Phân lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: P2O5 = 16%; CaO =30%; MgO = 15%; SiO2 = 24%; Fe = 0,04%; B = 0,02%; Zn = 0,02%; Cu = 0,01%; Mn = 0,01%; Cu = 0,02%. Phân lân nung chảy Văn Điển được bón lót trồng mới cho các loại cây ăn quả như: Cam, bưởi, xoài, bơ, mít… các loại cây cao su, chè, cà phê, hồ tiêu… với mức bón từ 500 – 700 kg/ha. Bà con nông dân có thể phối hợp bón phân lân nung chảy Văn Điển với phân hữu cơ, tại các vùng đồi dốc. Lân nung chảy Văn Điển cũng thường dùng bón sau thu hoạch quả cho cây có múi, cây ăn quả như nhãn, vải, với lượng bón từ 400 – 500 kg/ha hiệu quả cao vì lân cung cấp đồng thời cân đối lân, vôi, magie, silic cùng 6 chất vi lượng giúp cây trồng tái sinh bộ rễ tơ mới thời kỳ sau thu trái, phân hóa tốt mầm hoa, ra hoa, đậu trái cao. Hiện nay hàng vạn nhà vườn trong cả nước đang sử dụng phân lân nung chảy, rất hiệu quả cao trên vùng dất đồi dốc.
– Đối với phân đa yếu tố NPK Văn Điển:
Từ phân lân nung chảy phối hợp với đạm, kali bằng công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra các dòng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK thân thiện môi trường, bón cho các vùng đất đồi dốc, đảm bảo độ bền lâu dài trong sử dụng phân. Hiện nay, người dùng phổ biến nhất đối với các dòng sản phẩm ĐYT NPK 12.8.12, ĐYT NPK 12.5.10; ĐYT NPK 10.12.5; ĐYT NPK 12.7.20; ĐYT NPK 13.3.13; ĐYT NPK 16.16.8; ĐYT NPK 5.10.3…
Cách sử dụng các dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển như sau:
Nhóm cây có múi: Bón sau thu hoạch các dòng sản phẩm ĐYT – NPK 5.10.3 từ 2 – 3 kg/ gốc, hoặc ĐYT NPK 10.12.5 từ 1,5 – 2 kg/ gốc. Bón thúc đón hoa và bón nuôi trái lớn bằng phân ĐYT NPK 12.8.12 lượng bón từ 1,5 – 2 kg/gốc. Bón trước thu trái 45 – 50 ngày bằng phân ĐYT NPK 12.7.20.
Đối với cây cà phê, hồ tiêu: Bón sau thu trái bằng phân ĐYT NPK 5.10.3 hoặc ĐYT NPK 10.12.5. Lượng bón từ 0,5 – 0,8 kg/gốc. Bón đầu mùa mưa, giữa mùa mưa, cuối mùa mưa bằng phân ĐYT NPK 12.8.12 hoặc ĐYT NPK 12.5.10. Lượng bón từ 0,6 – 0,8 kg/gốc cho mỗi đợt bón.
Đối với nhãn, vải: Bón sau thu hoạch bằng phân ĐYT NPK 5.10.3. Lượng bón từ 3 – 5 kg/gốc; bón đón hoa bằng ĐYT NPK 12.5.10 hoặc ĐYT NPK 10.3.10, lượng bón từ 2 – 3 kg/gốc. Bón sau đậu quả, nuôi quả lớn bằng phân ĐYT NPK 12.8.12 hoặc ĐYT NPK 12.7.20, lượng bón 3 – 4 kg/gốc. Rải phân xung quanh tán cây sau đó phủ đất kín phân và tưới ẩm.
Các sản phẩm của Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển không chỉ giúp cây trồng tốt bền, sai quả, năng suất, chất lượng quả cao mà còn đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất nông sản sạch, hoàn toàn đáp ứng sản xuất hữu cơ VietGAP.
Việt Hà – Nam Phong
-
Ngày hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu của người Thái ở Nghệ An
-
Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
-
Người làm nông nghiệp đã nghĩ đường dài
-
Thủ tướng: Ngành nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn, bền vững hơn
- Vân Hồ: Nhộn nhịp vào mùa đào Tết
- Cách bón phân Văn Điển tối ưu cho lúa vụ Xuân 2023
- Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU
- Chương trình OCOP nâng tầm giá trị nông sản Nghệ An
- Thái Nguyên: Trồng nho Hạ Đen cho hiệu quả kinh tế kép
- Nông nghiệp vượt khó khăn, tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra
- Người trồng quýt đặc sản ở tỉnh Cao Bằng lao đao vì cây chết
-
Hà Tĩnh khai hội chùa Hương Tích, mở đầu du lịch năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 29/1 (tức mồng 08/1), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh phối hợp với huyện Can Lộc long trọng tổ chức khai hội chùa Hương Tích, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2023.
-
Thủ tướng đôn đốc các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu LongNgày 30/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, làm việc với các bộ, ngành, địa phương để kiểm điểm, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đường bộ cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
-
Thị trường bất động sản 2023: Khó khăn đi kèm cơ hội phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong hơn những năm vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại Việt Nam đã trải qua một giai đoạn trầm lắng khi chịu tác động kép từ đại dịch Covid 19 lẫn những biến động về tình hình xã hội liên quan đến tiêu cực từ những doanh nghiệp lớn của ngành BĐS. Thêm vào đó, năm 2022 với chính sách siết nguồn tín dụng đối với BĐS của các tổ chức ngân hàng càng làm lượng giao dịch của thị trường BĐS hầu như giảm đến 95% so với thời điểm trước đây.
-
Chủ tịch Quốc hội: Người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừngChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc thực hiện cho kỳ được vấn đề cốt lõi nhất là những người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừng.
-
Ngày hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu của người Thái ở Nghệ An(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 29/1 (tức mùng 8/1) hàng trăm người dân địa phương tập trung tại xã Bắc Sơn (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) tham gia “Ngày hội xuống đồng” của đồng bào người Thái.
-
Giáo dục nghề nghiệp kết nối doanh nghiệp nâng cao chất lượng đào tạoĐể đáp ứng yêu cầu nguồn lao động có kỹ năng nghề phục vụ các chương trình phục hồi kinh tế của đất nước, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tích cực, chủ động điều chỉnh chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, tăng cường kết nối doanh nghiệp, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
-
Ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu sẵn sàng cho chuyến biển đầu nămTại các cảng cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, những ngày qua, bà con ngư dân tất bật chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm. Theo thông lệ, các chuyến ra khơi đánh bắt thường bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng Âm lịch, tuy nhiên do biển đang có gió mạnh nên dự kiến sau ngày 12 tháng Giêng sẽ xuất hành.
-
Phấn đấu cơ bản thông toàn tuyến Vành đai 3 TPHCM vào tháng 6/2025Chiều 29/1, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra dự án đường Tân Vạn-Nhơn Trạch (thuộc Vành đai 3 TPHCM), thăm, tặng quà cán bộ, công nhân, bà con nhân dân khu tái định cư dự án.
-
Thung Nham điểm du Xuân thú vị khi tới Ninh Bình(Tapchinongthonmoi.vn) - Những ngày đầu Xuân năm mới 2023, khi du khách đến với tỉnh Ninh Bình thăm quan, nghỉ dưỡng, một điểm không thể bỏ qua đó chính là Khu du lịch sinh thái Thung Nham (thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư). Đến với nơi đây du khách sẽ có được một trải nghiệm tuyệt vời, không khí trong lành, các điểm check-in vô cùng ấn tượng và đặc biệt là được chiêm ngưỡng vườn chim Thung Nham.
-
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 2/2023: Hỗ trợ người trồng lúa không thấp hơn 50% kinh phíTừ tháng 2/2023, một số chính sách mới, trong đó có các chính sách về việc làm, tài chính có hiệu lực.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh