Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam Á
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek và Bain & Company phát hành tháng 10/2022, kinh tế số của 6 nước ASEAN, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, dự đoán tăng trưởng 6% mỗi năm. Báo cáo chỉ ra kinh tế số trong khu vực có thể đạt 1.000 tỷ USD năm 2030.
Dù vậy, hành trình “nghìn tỷ” này tồn tại nhiều thách thức kìm hãm tăng trưởng, từ khoảng cách nông thôn – thành thị đến “xóa mù kỹ thuật số” còn thấp. Đây là nhận định của Anthony Toh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore). Theo ông Toh, Singapore là quốc gia ASEAN số hóa nhiều nhất.
Báo cáo Chỉ số hội nhập kỹ thuật số ASEAN chỉ ra các chỉ số hội nhập kỹ thuật số của Singapore và Malaysia khá tốt, còn Brunei, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam thiếu một hoặc vài chỉ số.
Các chỉ số trong báo cáo bao gồm bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng, thanh toán số, kỹ năng số, đổi mới, doanh nhân, khả năng sẵn sàng về hạ tầng. Campuchia, Lào và Myanmar đạt điểm dưới trung bình ở tất cả chỉ số.
Để tham gia vào kinh tế số, khuôn khổ quy định căn bản là điều rất quan trọng, theo Kenddrick Chan, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Portulans Institute (Mỹ). Ông cho biết, lý do đằng sau sự phát triển không đồng đều này là phân phối lợi ích kinh tế số không đồng đều. Mỗi quốc gia đang ở các giai đoạn phát triển khung pháp lý khác nhau.
ASEAN đã đưa ra các chính sách và khuôn khổ quan trọng như Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025 và Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025, phác thảo các hành động nhằm hướng dẫn phối hợp giữa các chính phủ. Dù vậy, các mục tiêu này cần nghiên cứu chi tiết, hoạch định chính sách nhìn xa trông rộng và sự ủng hộ đáng kể từ các bên liên quan trong khu vực. Ít nhất, họ phải có chung ý tưởng hoặc quy định đối với chuyển dữ liệu xuyên biên giới, theo ông Chan.
Chẳng hạn, Singapore có các luật bảo đảm quyền riêng tư người dùng, chuyển thông tin tài chính an toàn xuyên biên giới, nhưng Campuchia không có. Quy định thường đi sau các đổi mới công nghệ và phải có luật mới, hiệu quả trong các lĩnh vực như bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư khi thị trường phát triển, theo James Tan, đối tác quản lý tại hãng đầu tư mạo hiểm Quest Ventures (Singapore).
Bên cạnh đó, còn có khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị trong một nước. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới năm 2021, ngoại trừ Singapore, Malaysia, Brunei, các nước Đông Nam Á khác đều có hơn 40% dân số sinh sống tại nông thôn.
Dù Indonesia ghi nhận tốc độ sử dụng Internet tăng nhanh mỗi năm, sự chênh lệch giữa hai khu vực vẫn rất lớn, tăng nguy cơ bỏ lại cộng đồng vùng sâu vùng xa ở phía sau. Trước dịch Covid-19, khoảng cách số giữa nông thôn – thành thị Indonesia là 24,8% và giảm xuống 22,5% hậu Covid.
Ngoài Singapore, kỹ năng sử dụng công nghệ số của các nước ASEAN khác còn nghèo nàn. Tỷ lệ tiếp cận Internet cao (hơn 70%) và hầu hết sở hữu smartphone không đồng nghĩa với hiểu biết kỹ thuật số.
Ông Chan nhận xét: “Đông Nam Á không thiếu điện thoại di động. Với họ, Internet chính là điện thoại di động. Song, vấn đề chính là chúng bị mạng xã hội chi phối. Có lẽ họ còn không dùng trình duyệt web. Cách họ sử dụng Internet luôn là qua Facebook, Instagram, TikTok. Vì thế, đưa họ vào kinh tế số nói chung cần nhiều kiến thức hơn”./.
Theo VOV
-
Vĩnh Long: Định hướng cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới -
Vai trò của giai cấp Nông dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 -
Luật Đất đai 2024 tạo môi trường đầu tư bất động sản minh bạch và ổn định hơn -
Đắk Lắk: Cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống mã vùng trồng nông sản đặc thù
- “Ước mơ” bán tín chỉ carbon dưới biển
- Những yếu tố phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam
- Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
- Giải pháp nào cho phát triển bền vững ngành Muối ở Việt Nam?
- Cử tri Quảng Nam ủng hộ sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
- Thôn Cầu Chính: “Dân vận khéo” trong phát triển kinh tế gắn liền với đoàn kết Lương - Giáo
- Tìm giải pháp đảm bảo nguồn nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫuNgày 17/9, tại Hội trường UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc), Hội Nông dân Quảng Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoThủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quán triệt phương châm "4 tại chỗ," chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoNgày 18/9/2024, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra công điện khẩn số 37 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện và sẵn sàng chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của thời tiết.
-
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung thu cho trẻ em mọi miềnVinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!