
Bài 1: Trồng rau đúng chuẩn như chăm con mọn
Những ruộng rau an toàn (RAT) được trồng với quy trình chặt chẽ, nhu cầu thị trường lớn, tuy nhiên nhiều nông dân tại các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm.
Trồng rau như chăm con mọn
1h sáng, trong cái giá rét ngày đầu đầu đông, sương đêm lạnh buốt, những người nông dân tại HTX Lĩnh Nam đã bắt đầu ngày làm việc. Khu vực cánh đồng rộng lớn, trời đêm đen đặc, thấp thoáng ánh đèn pin trên trán những người nông dân đi thu hoạch rau sớm cho kịp buổi chợ sáng.
Theo chân bà Lê Thị Thu (tổ 30, phường Lĩnh Nam) vào các khu vực trồng RAT, bà khom người tránh những tấm lưới chăng thấp để che sương, che mưa cho rau. Mặc dù đã gần 70 tuổi nhưng bà Thu vẫn rất nhanh nhẹn, dáng người thấp đậm, chân đi ủng cao su lấm lem bùn đất, đôi mắt linh hoạt.
Đôi tay bà thoăn thoắt nhổ từng bó rau trên các mô đất đặt xuống rãnh giữa hai luống. Bà Thu làm thuần thục, tốc độ nhanh nhưng vẫn nhẹ nhàng, chuẩn xác. Bởi nếu mạnh tay sẽ khiến cây rau gãy, dập, mẫu mã không đẹp.
Vừa làm bà Thu vừa kể: “Từ năm 2004, chúng tôi được đi học cách trồng RAT. Từ việc ghi sổ nhật ký, tra hạt, phun thuốc, thời gian cách ly… cho đến quá trình thu hoạch đều phải rất cụ thể.”

Bà Thu cho biết thêm, việc trồng cây rau bình thường đã kỳ công, trồng được theo đúng tiêu chuẩn RAT không khác gì chăm con mọn. Từ 1h sáng bà đã phải dậy thu hoạch rau, khoảng 2h đem rau lên bể nước rửa cho sạch đất, 4h chở rau đến điểm thu mua.
Sau khi đi chợ về, bà Thu tiếp tục ra đồng làm đất phân luống, gieo hạt, tưới nước… mỗi việc chỉ làm khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ, tuy nhiên lại phân bố lắt nhắt suốt cả ngày.
Trồng an toàn, bán như rau bình thường
Để làm ra được cây RAT vất vả, khó nhọc là vậy. Tuy nhiên, tại các HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội như Lĩnh Nam, Vân Nội… phần lớn những cây rau vẫn phải vận chuyển ra các chợ đầu mối, chợ dân sinh bán như rau bình thường.
Theo bà Thu, một ngày ruộng rau của nhà bà đạt năng suất khoảng 100kg, số lượng được HTX thu mua chỉ khoảng 20kg với giá 15-17 nghìn/kg, số còn lại bà phải bán ra ngoài với mức giá khoảng 10 nghìn/kg.
Bà Lê Thị Ngạn (tổ 27, phường Lĩnh Nam) cho biết: “Hiện nay, sản phẩm RAT của chúng tôi chưa có nguồn thu mua nên vẫn phải đem ra chợ bán chung với các sản phẩm khác, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được.

Chúng tôi chịu thiệt hại rất lớn vì thời gian sản xuất rau theo đúng quy trình lâu hơn, thường từ 21 đến 25 ngày. Giá cả các loại phân, gio, hạt giống… theo đúng quy chuẩn cũng đắt và công sức chăm bón phải bỏ ra nhiều hơn.”
Ông Lê Hồng Minh -Phó chủ nhiệm HTX rau sạch Lĩnh Nam, thông tin thêm: “Từ năm 2004, HTX Lĩnh Nam được quy hoạch làm vùng trồng RAT với diện tích khoảng 170ha. Với đặc thù là khu vực vùng bãi sông Hồng, đất phù sa và kinh nghiệm truyền thống làm rau nên sản lượng của HTX tương đối lớn.
Hiện tại, vấn đề về đầu ra cho sản phẩm cũng đang rất bất cập và HTX tìm cách tháo gỡ. Một ngày, sản lượng của toàn HTX đạt 12-15 tấn rau, thu mua bao tiêu được khoảng 2 tấn, số còn lại được bà con tự bán ở các chợ đầu mối, chợ dân sinh.”
Hoạt động sản xuất kỳ công, hao tốn chi phí nhưng bán ra với giá rẻ, không tương xứng, đánh đồng chất lượng với các loại rau khác đang là khúc mắc lớn trong việc sản xuất RAT.
Hiện tại diện tích sản xuất RAT trên địa bàn thành phố ở mức 12 nghìn ha với khoảng hơn 40 loại rau, đến năm 2020 định hướng nâng diện tích lên 16 nghìn ha. Tuy nhiên, việc trước mắt các nhà quản lý cần làm là giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm RAT.
Thanh Phong
-
Nông dân Thủ đô nhận được nhiều hỗ trợ từ Hội
-
Mong muốn được tiếp cận chính sách vốn vay ưu đãi
-
CLB “Nông dân triệu phú, tỷ phú” chia sẻ kinh nghiệm, liên kết sản xuất, giúp đỡ hộ nghèo
-
Tỷ phú nông dân tuổi Mão làm giàu từ trồng lan
- Tiếp tục học hỏi, làm giàu cho gia đình và quê hương
- Hỗ trợ sinh kế để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững
- Quảng Trị: Đồng thuận bảo vệ môi trường
- Tăng đồng thuận nhờ “Cà phê pháp luật”
- Cần cải thiện môi trường đầu tư để hút vốn FDI vào nông nghiệp
- Nông dân Quảng Bình chung tay bảo vệ môi trường biển
- Bảo vệ môi trường biển để phát triển bền vững
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
-
Nô nức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tại Tuyên QuangNgày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
-
Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau TếtTheo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
-
Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao trong tháng đầu nămq1Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
-
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nghệ AnVới lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
-
Bức tranh ngân sách Nhà nước năm 2023Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
-
Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệmCông tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh