
Ngày 5/12/2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 31/2019/TT/BYT quy định yêu cầu với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình sữa học đường. Theo đó, sữa học đường phải bảm đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, góp phần cải thiện tình trạng thiếu vi chất tại Việt Nam.
Hơn 3 năm để có được tiêu chuẩn sữa học đường
Vào năm 2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường và giao Viện Dinh dưỡng chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu vitamin, khoáng chất ở trẻ Việt Nam và quy định của quốc tế, đề xuất bổ sung vào sữa dùng cho Chương trình Sữa học đường phù hợp với các nhóm đối tượng trẻ em mẫu giáo, tiểu học.

Trong quá trình tìm ra tiêu chuẩn chính thức, Bộ Y tế đã có quy định tạm thời về tiêu chuẩn sữa học đường. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng thực hiện những quy định này bởi vì nó chỉ là “quy định tạm thời”. Dù đã diễn ra khá nhiều cuộc họp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp sản xuất để đưa ra được kết quả sau cùng nhưng trong thời gian qua, vẫn có không ít cuộc tranh luận xung quanh vấn đề quy định về sản phẩm sữa tươi dùng cho Chương trình Sữa học đường.
Với Thông tư 31/2019/TT/BYT, điều này đã được quy định rõ ràng, chính thức. Theo đó, đối với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, Thông tư của Bộ Y tế yêu cầu phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng được quy định cụ thể: Vitamin D3, canxi, sắt, vitamin A, E, C, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B12, axit folic, vitamin K1, kẽm, đồng, i ốt, selen, phospho, magie. Trong Thông tư 31, có những chi tiết được trích ra lý giải ngắn gọn nhưng rất khoa học và sát thực tiễn. Ví dụ, trong điều 4 của thông tư, 3 vi chất là vitamin B12, vitamin B7, Iốt được nói rõ: “Không đưa ngưỡng tối đa vì hàm lượng vitamin B2, biotin đã có sẵn trong sữa ở mức cao và Iốt có sẵn trong sữa theo mùa vụ” …

Bổ sung vi chất vào sữa học đường – quy định mới nhưng không xa lạ
Sữa và các sản phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng về dinh dưỡng và chế độ ăn hàng ngày của mọi người thuộc mọi lứa tuổi. Đây là sản phẩm chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và dễ hấp thụ. Chính vì vậy, sữa là loại thực phẩm không thể thiếu trong hầu hết các tháp dinh dưỡng, khẩu phần ăn tiêu chuẩn tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, các loại sữa tươi được bổ sung vitamin và khoáng chất vốn không xa lạ với người tiêu dùng và dễ dàng mua được tại các siêu thị lớn đến các tiệm tạp hóa một cách dễ dàng. Với nhiều bậc phụ huynh đây chính là nguồn bổ sung năng lượng và vi chất dinh dưỡng hiệu quả cho con em của họ. Vì vậy, có thể nói, việc quy định sản phẩm sữa của chương trình sữa học đường cần phải có các vitamin và khoáng chất cần thiết theo thông tư của Bộ Y tế đã đáp ứng được nhu cầu thực tế về vi chất dinh dưỡng của trẻ em ở lứa tuổi học đường, cải thiện tình trạng thiếu hụt vi chất tại nước ta. Theo Viện dinh dưỡng, với mức quy định về vi chất trong sản phẩm cho chương trình Sữa học đường theo thông tư của Bộ Y tế thì có thể đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của các em.

Chị Thu Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Nhà tôi có 3 con nhỏ đang tham gia chương trình Sữa học đường. Do đó, những thông tin về sữa học đường tôi rất quan tâm. Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành thông tư cụ thể về việc bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường, giúp đáp ứng được đến 30% nhu cầu cần thiết cho các cháu nên tôi cảm thấy rất tin tưởng từ nay sữa con tôi uống hàng ngày đã được kiểm tra cụ thể đúng theo tiêu chuẩn”.
Không còn lý do để “trì hoãn”
Mặc dù Chương trình Sữa học đường đã được đưa ra từ lâu, mục đích, ý nghĩa của nó thì ai cũng thấy: Cải thiện tầm vóc người Việt. Báo chí đã nói nhiều về điều này nhưng tính đến thời điểm này mới chỉ có 17/63 tỉnh, thành cả nước triển khai Chương trình sữa học đường. Phải chăng các địa phương chưa triển khai vì còn tâm lý “chờ đợi” các quy định cụ thể từ Bộ Y tế?
Hiện nay, chiều cao người Việt Nam đang bị xếp vào hàng thấp thứ 4 thế giới, cụ thể chiều cao trung bình đối với nam là 162,1cm và nữ giới là 152,2cm. Tỷ lệ trẻ em Việt Nam còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu vẫn ở mức rất cao so với thế giới, trong đó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi lên tới 24,6%. Đây là một hiện trạng đáng buồn vì phần lớn trẻ em Việt Nam mới sinh đều có chiều dài tương đương với trẻ em sinh ra tại các quốc gia khác trên thế giới (trên 50cm), nhưng từ 3 tuổi trở lên, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam cách biệt dần và dần bị trẻ em thế giới bỏ xa.
Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 30% dân số biết và có thói quen tiêu dùng sữa, các sản phẩm từ sữa và lượng tiêu thụ trung bình vẫn còn rất thấp. Trong số 30% dân số sử dụng sữa thì trẻ em cũng chỉ chiếm xấp xỉ 30%. Nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh, Mỹ… đã và đang thực hiện Chương trình Sữa học đường từ rất sớm, giúp phát triển thể lực, tầm vóc của nhiều thế hệ và tạo thói quen sử dụng sữa hàng ngày cho trẻ em.
Hy vọng rằng, tiêu chuẩn chung cho sữa học đường vừa được công bố sau hơn 3 năm nghiên cứu, thảo luận sẽ tạo điều kiện để các địa phương vốn còn “chần chừ” trong việc thực hiện Chương trình Sữa học đường vì chờ đợi các quy định cụ thể thì nay đã có thể tích cực triển khai để học sinh địa phương được uống sữa.
P.V
-
Ngày hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu của người Thái ở Nghệ An
-
Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
-
Người làm nông nghiệp đã nghĩ đường dài
-
Thủ tướng: Ngành nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn, bền vững hơn
- Vân Hồ: Nhộn nhịp vào mùa đào Tết
- Cách bón phân Văn Điển tối ưu cho lúa vụ Xuân 2023
- Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU
- Chương trình OCOP nâng tầm giá trị nông sản Nghệ An
- Thái Nguyên: Trồng nho Hạ Đen cho hiệu quả kinh tế kép
- Nông nghiệp vượt khó khăn, tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra
- Người trồng quýt đặc sản ở tỉnh Cao Bằng lao đao vì cây chết
-
Ngành y tế cần xác định những vấn đề ưu tiên, cấp bách, tập trung xử lý dứt điểmĐây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc làm việc với Bộ Y tế dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều 30/1.
-
Bộ GD&ĐT thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT chia sẻ một số thông tin xung quanh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
-
Làm rõ thêm về tác động, bản chất, vai trò, vị trí của kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) Nghị quyết 20- NQ/TW ngày16/6/2022 đã nêu: Kinh tế tập thể là thành phần quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững.
-
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng trước kỳ điều hành 2 ngàyGiá xăng E5RON92 tăng 977 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 993 đồng/lít; giá các loại dầu tăng từ 568 – 890 đồng/lít/kg.
-
Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19Ngày 30/1/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
-
Hà Tĩnh khai hội chùa Hương Tích, mở đầu du lịch năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 29/1 (tức mồng 08/1), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh phối hợp với huyện Can Lộc long trọng tổ chức khai hội chùa Hương Tích, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2023.
-
Thủ tướng đôn đốc các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu LongNgày 30/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, làm việc với các bộ, ngành, địa phương để kiểm điểm, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đường bộ cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
-
Thị trường bất động sản 2023: Khó khăn đi kèm cơ hội phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong hơn những năm vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại Việt Nam đã trải qua một giai đoạn trầm lắng khi chịu tác động kép từ đại dịch Covid 19 lẫn những biến động về tình hình xã hội liên quan đến tiêu cực từ những doanh nghiệp lớn của ngành BĐS. Thêm vào đó, năm 2022 với chính sách siết nguồn tín dụng đối với BĐS của các tổ chức ngân hàng càng làm lượng giao dịch của thị trường BĐS hầu như giảm đến 95% so với thời điểm trước đây.
-
Chủ tịch Quốc hội: Người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừngChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc thực hiện cho kỳ được vấn đề cốt lõi nhất là những người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừng.
-
Ngày hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu của người Thái ở Nghệ An(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 29/1 (tức mùng 8/1) hàng trăm người dân địa phương tập trung tại xã Bắc Sơn (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) tham gia “Ngày hội xuống đồng” của đồng bào người Thái.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh