Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

“Ăn nhiều bữa nhỏ”, hồ tiêu đạt gần 5 tấn hạt/ha

08:27 29/04/2019 GMT+7

“Phân bón Văn Điển rất phù hợp với cây tiêu ở đây. Năng suất ổn định, năm cao nhất đạt gần 5 tấn hạt/ha. Tiêu của gia đình đẹp, nhiều bà con trong bản đến thăm, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phân bón Văn Điển với họ”.

Đó là chia sẻ chân thành của ông Phạm Văn Tiến – còn có tên gọi thân mật là “Tiến Tiêu” – ở xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Không chỉ mình ông Tiến, tỉnh Gia Lai có ít nhất 68% trong tổng số hộ dân trồng tiêu đã tín nhiệm sử dụng các loại phân bón Văn Điển cho vườn “vàng đen” của gia đình họ.

Cây hồ tiêu có thể trồng ở nhiều nơi thuộc các địa phương phía Nam, nhưng thích hợp nhất vẫn là các tỉnh Tây Nguyên với diện tích trồng hơn 80.000ha, nhiều nhất gồm Gia Lai, Đắk Nông và Đắk Lắc. Khí hậu Cao Nguyên mát mẻ, có 2 mùa rõ rệt (mùa khô, mùa mưa), tầng đất canh tác dày, tơi xốp trên đất đỏ bazan, đất xám thoát nước tốt rất phù hợp cho cây tiêu sinh trưởng phát triển. Nhưng cây tiêu đòi hỏi về yêu cầu dinh dưỡng khá nhất khe: Độ pH từ 4,5 – 5,5, độ mùn > 2%, dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cân đối. Trong thực tế, đất Tây Nguyên chưa đáp ứng một số nhu cầu của cây tiêu như: Độ chua cao pH < 4,5, nghèo Bo và kẽm. Bởi vậy việc chăm bón bổ sung dinh dưỡng thông qua phân bón là biện pháp quan trọng hàng đầu để thâm canh hiệu quả cây tiêu.

“Nhà tôi sử dụng khép kín phân Văn Điển”

Trong vài chục năm qua, hồ tiêu ở Tây Nguyên bán được giá, bà con nông dân có thu nhập cao, nên đầu tư bón phân hóa học rất nhiều. Do hiểu biết còn hạn chế nên nông dân bón nhiều loại phân có gốc chua, phân đơn thường được sử dụng, cách chăm bón tùy tiện. Không ít nhà nông chỉ muốn cho tiêu tốt ngay và năng suất cao nên bón phân theo lượng lớn. Việc xới đất, làm cỏ quanh vùng rễ vô tình gây tổn thương rễ, nấm chết nhanh xâm nhập đã phá hoại hàng ngàn hecta tiêu mà không có loại thuốc nào cứu chữa được.

Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai). Ảnh minh họa.

Tuy vậy, vẫn có những nông dân thận trọng thử nghiệm và chọn cho riêng mình loại phân bón cũng như quy trình chăm sóc hiệu quả cho cây tiêu. Ông Phạm Văn Tiến – còn gọi là “Tiến Tiêu” – ở xã Ia Glai (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) cho biết: “Gia đình tôi trồng 4 ha hồ tiêu đang thời kỳ kinh doanh 12 năm tuổi. Tôi đã từng sử dụng nhiều loại phân bón vô cơ của các thương hiệu khác nhau, nhưng dần dần thấy chỉ có phân bón Văn Điển là hiệu quả hơn cả. Trước năm 2010, khi chưa được tiếp cận phân bón Văn Điển, vườn tiêu của tôi dùng phân đơn, SA, DAP và NPK thông thường. Cây chậm lớn, lá mỏng, rụng trái nhiều, trái không đồng đều, hay nhiễm muội, rệp, lác đác có cây chết nhanh, chết chậm. Từ năm 2010 được tiếp cận phân bón Văn Điển thông qua hội thảo do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên tổ chức, gia đình áp dụng ngay bón toàn bộ phân lân nung chảy Văn Điển cho tiêu. Hai năm sau đó, tôi dùng thêm phân đa yếu tố NPK. Như vậy là đã sử dụng khép kín hoàn toàn phân Văn Điển cho vườn tiêu mà không cần dùng loại khác nữa”.

Chúng tôi hỏi ông:

– Vì sao ông lại có lựa chọn “khép kín” đó chứ không phải là sử dụng đa dạng các sản phẩm của doanh nghiệp khác?

Ông Tiến vui vẻ:

– Nông dân chỉ tin vào hiệu quả từ vườn cây của mình. Qua quá trình thử nghiệm, tôi thấy phân Văn Điển bón cho tiêu làm cho cây có khác biệt so với các loại phân khác ở chỗ: Bộ lá dày, mặt lá bóng, ngọn mập, độ bền lá cao, ít sâu bệnh đặc biệt bệnh tiêu chết nhanh, tiêu trổ bông đều, tỷ lệ thụ phấn đậu trái cao, trái lớn đồng đều, sọ to, rất dễ tiêu thụ. Phân bón Văn Điển rất phù hợp với cây tiêu ở đây. Năng suất ổn định, năm cao nhất đạt gần 5 tấn hạt/ha. Tiêu của gia đình đẹp, nhiều bà con trong bản đến thăm, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phân bón Văn Điển với họ.

Chúng tôi hỏi ông Tiến về kỹ thuật bón, ông chia sẻ: “Cây tiêu rất khó tính! Có phân tốt rồi nhưng không biết chăm sóc thì cũng kém năng suất, cây tiêu có bộ rễ tơ ăn nổi quanh tán lá, rễ tơ mỏng biểu bì lông mút, nếu xới xáo, bón phân đậm đặc, bón lượng nhiều cùng một lúc, tưới nước ít là tiêu bị “sốc” ngay, dễ tổn thương hệ rễ tạo điều kiện cho nấm bệnh chết nhanh xâm nhập. Vì vậy bón phân cho tiêu theo phương châm “Cho ăn ít, cho ăn nhiều đợt, bón nổi tưới tan hoặc lấy đất bên ngoài phủ vào, tuyệt đối không xới xáo gây đứt rễ”.

Bón cho tiêu như “cho con nít ăn nhiều bữa”

Sau khi nghe ý kiến ông Tiến, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu phân bón sử dụng cho cây công nghiệp). Về các đợt bón phân hiệu quả cho cây tiêu, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự chia sẻ khá chi tiết về kỹ thuật sử dụng phân bón Văn Điển, rất phù hợp để bạn đọc lưu lại tham khảo khi cần.

Theo đó, đối với phân Văn Điển bón cho tiêu, bà con nông dân nên bón theo các đợt sau đây:

Đợt 1, sau khi tiêu cho thu trái 20 – 25 ngày: Bón 1 – 2kg/gốc tiêu bằng phân lân Văn Điển và 0,2 – 0,4kg phân đa yếu tố NPK 10.12.5, cùng 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục, ải phân xung quanh tán cây, hoặc mép bồn. Lấy lá già, cỏ khô, đất phủ kín phân hoặc bón xong tưới nước (không xới xáo đất).

Đợt 2, trước khi tiêu ra bông:  Tiếp tục bón 1 – 2kg/gốc tiêu bằng lân Văn Điển và 0,2 – 0,4kg phân đa yếu tố NPK 12.5.10 hoặc dùng phân đa yếu tố NPK 12.8.12.

Các đợt bón tiếp theo vào các giai đoạn: Sau đậu trái, nuôi trái lớn, trước thu trái. Mỗi đợt bón 0,2 – 0,3kg/gốc tiêu bằng loại phân đa yếu tố NPK 12.12.17. Sau mỗi đợt bón phân, cần tưới nước cho phân tan cây tiêu hấp thụ dinh dưỡng được ngay. Cách bón phân Văn Điển cho tiêu nói trên được ví như “Cho con nít ăn nhiều bữa”, tức là chia nhỏ khẩu phần, không dồn nhiều vào 1 hay 2 đợt bón.

Hồ tiêu năng suất cao chọn được phân bón phù hợp và khi bón phân đúng cách. Ảnh minh họa.

Để lý giải cho việc rất nhiều nhà vườn tiêu ở Tây Nguyên chọn sử dụng phân bón Văn Điển khép kín mùa vụ, chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin đánh giá từ cơ quan nghiên cứu chuyên ngành ở Tây Nguyên. Trong đó có những đánh giá chi tiết của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam: Phân lân Văn Điển có các thành phần dinh dưỡng như sau: Lân dễ tiêu P2O5 = 16%, vôi = 30%, magie = 15%, silic = 24% và 6 vi lượng xác định là Bo, kẽm, mangan, coban, sắt, đồng. Đây là loại phân lân đa chất tan hoàn toàn trong dịch chua của cây tiết ra, không rửa trôi trong đất do mưa hoặc tưới nước, kích thích mạnh, nuôi bộ rễ tiêu sản sinh phát triển khỏe mạnh, duy trì bộ lá tốt bền, cây khỏe hấp thụ nhiều dinh dưỡng cho năng suất cao. Các loại phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển được sản xuất từ lân Văn Điển phối hợp thêm đạm, kali, lưu huỳnh theo các dòng sản phẩm chuyên dùng, nên dinh dưỡng các loại trung từng dòng sản phẩm cân đối đa lượng (N, P, K) cân đối trung lượng (Vôi, magie, silic), cân đối vi lượng Bo, kẽm… Đó là những điểm khác biệt hoàn toàn so với các dòng sản phẩm NPK thông thường. Sử dụng khép kín lân Văn Điển + ĐYT NPK Văn Điển cùng một lần bón đã cung cấp cho cây tiêu tất cả 13 loại dinh dưỡng mà cây cần, không cần bón thêm bất kỳ loại phân nào khác. Cây tiêu no đủ bộ rễ to, mập, dài hút được nhiều dinh dưỡng từ đất, bộ lá dày, bóng khỏe, quang hợp ánh sáng mạnh, hiệu suất cao hơn, ngọn nở, cây khỏe, ra bông kết trái tốt hơn, chống lại các đối tượng sâu bệnh gây hại, nhất là bệnh tiêu chết nhanh, chết chậm. Chính vì vậy mà số nhà vườn trồng tiêu ở Tây Nguyên sử dụng phân bón Văn Điển rất cao.

Theo điều tra gần đây của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, tại tỉnh Gia Lai có 68% trong tổng số hộ nông dân trồng tiêu sử dụng phân bón Văn Điển, tại tỉnh Đắk Lắk, con số này 57%, tỉnh Đắk Nông là 54,6%. Phân bón Văn Điển đã trở thành thương hiệu quen thuộc và không thể thiếu với các nhà vườn trồng hồ tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên.

Việt Hà – Nam Phong