Áp thấp đang mạnh lên thành bão: Theo dõi chặt chẽ, khẩn trương ứng phó
Đang trong chuỗi ngày nghỉ lễ mừng Quốc khánh 2/9, nhưng sáng 1/9, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vẫn tổ chức cuộc họp triển khai các giải pháp khẩn trương ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên thành bão.
Theo ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), áp thấp nhiệt đới sau khi vào biển Đông đã mạnh lên và diễn biến rất phức tạp, có khả năng mạnh lên thành bão, trước tình hình đó, đề nghị các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ, chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, đồng thời tập trung lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả bão số 4.
Để chủ động ứng phó, ông Trần Quang Hoài lưu ý, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia tham khảo công tác dự báo của các đài khí tượng quốc tế và khu vực, kịp thời ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo sớm phục vụ công tác chỉ đạo tuyên truyền về phòng, chống áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ.
Ông Trần Quang Hoài đề nghị trên tuyến biển cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, thông tin đến các thuyền trưởng, chủ phương tiện hoạt động trên biển để chủ động thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn neo đậu tại bến; đảm bảo an toàn người, phương tiện tại nơi tránh trú và khách du lịch trên trên các đảo.
Khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng, tránh, nhất là khu vực đô thị, vùng trũng thấp ven biển, sông. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho hành khách tại các khu du lịch, ngư dân tại các khu neo đậu tàu thuyền và lồng bè nuôi trồng thủy sản; tiếp tục huy động giúp dân khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu. Rà soát hệ thống hệ thống kênh, mương thủy lợi, công trình đầu mối sẵn sàng tiêu thoát nước bảo vệ sản xuất và phòng chống ngập úng cho khu vực đô thị.
Khu vực trung du và miền núi tiếp tục triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, phát hiện kịp thời những nơi nguy cơ cao, dòng chảy bị tắc nghẽn, các dấu hiệu bất thường khác để thông báo cho chính quyền và người dân kịp thời sử lý hoặc di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt là tại các khu vực đã bị ảnh hưởng của mưa lũ sau bão số 4. Cơ quan chức năng kiểm tra công tác vận hành, phương án đảm bảo an toàn công trình và hạ du hồ chứa, thủy điện (nhất là hồ thủy điện nhỏ), thủy lợi nhất là các hồ đập xung yếu hoặc đang thi công. Quản lý chặt chẽ quy trình xả lũ và chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời ứng phó khi tình huống xảy ra. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới tăng cường sự chỉ đạo, tổ chức kiểm tra thực tế tại các địa phương đối với việc ứng phó với áp thấp.
Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới diễn biến phức tạp tồn tại trên biển dài. Tuy nhiên cần lưu ý mưa gia tăng từ ngày 2 đến ngày 5 – 6/9 ở các tỉnh Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế khoảng 300-500 mm, riêng Nghệ An và Quảng Trị lượng mưa có thể còn lớn hơn. Đăk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng cục bộ có mưa to. Các địa phương ảnh hưởng trên phải hết sức lưu ý để có phương án chủ động ứng phó với mưa lớn.
Theo Thượng tá Nguyễn Đình Hưng, Phó trưởng Phòng Cứu hộ- Cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, thực hiện Thông báo 422/TWPCTT – VP, ngày 31/8 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng đã có điện chỉ đạo biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, Hải đoàn 38, 48 theo dõi nắm chắc diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sử dụng thông tin tìm kiếm cứu nạn của đơn vị phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, duy trì liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển (đặc biệt là tàu thuyền hoạt động ở khu vực Bắc Biển Đông bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) biết diễn biến, hướng đi của áp thấp nhiệt đới để chủ động di chuyển, phòng tránh hoặc vào bờ đảm bảo an toàn. Tổ chức thường trực, sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia xử lý các tình huống khi có lệnh.
Bão giật cấp 10
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 13h hôm nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 115,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 410km về phía Đông Đông Bắc.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 13h ngày mai, vị trí tâm bão ở khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, trên đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Đông kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông; phía Bắc vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km.
Tới chiều 3/9, vị trí tâm bão ở khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm và có khả năng đổi hướng theo hướng Đông rồi Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km.
Mưa lớn diện rộng ở Bắc Bộ và Trung Bộ
Trong khi đó, hiện nay (01/9), ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa tính từ 19h ngày 31/8 đến 07h ngày 01/9 phổ biến 20-50mm. Một số nơi có lượng mưa lớn hơn như: Ngân Sơn (Bắc Kạn) 58mm, Phủ Lý (Hà Nam) 80mm, Ninh Bình 53mm, Tĩnh Gia 79mm…
Dự báo: Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ nên trong ngày và đêm nay (01/9), ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to (lượng mưa phổ biến 40-70mm/24 giờ), riêng các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa rất to (lượng mưa 70-150mm/24 giờ). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Khu vực Hà Nội: Ngày và đêm nay (01/9) có mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra gió giật mạnh.
Cảnh báo: Từ ngày 02-06/9, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt).
L. M (tổng hợp)
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác -
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024 -
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu học -
Tập đoàn Mavin tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập
- Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng 11 tỷ USD trong năm 2025
- Bộ GD&ĐT ban hành quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025
- Giáng sinh ấm áp, an lành đến với các xứ đạo ở Hà Nội
- Thủ tướng: Xử lý nghiêm vi phạm phòng cháy, chữa cháy trong dịp Tết 2025
- Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 10
- Tín dụng chính sách – Động lực cho đồng bào các dân tộc Kỳ Sơn phát triển
- 4 chính sách hỗ trợ chuẩn hóa nông sản Việt
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024Năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thách thức với Sơn La như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường… Đặc biệt, cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Sơn La ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật.
-
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024Trong năm 2024, cà phê, hạt điều là những mặt hàng nông sản tăng trưởng tích cực về xuất khẩu thu về 4-5 tỷ USD.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cựcTrong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
-
“Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng của VinamilkQuy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
-
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu họcCuối năm 2024, MobiFone chính thức ra mắt sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 mang tên English Beat – Primary.
-
Thêm gần 100 sản phẩm của tỉnh Phú Thọ được công nhận OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PT NN) Phú Thọ cho biết: Năm 2024, tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao do UBND cấp huyện quyết định công nhận và 5 sản phẩm hạng 4 sao do UBND tỉnh quyết định công nhận.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội