Cải cách thể chế, môi trường kinh doanh: Cần minh bạch và thực chất
Các chuyên gia đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đòi hỏi phải có sự cải cách mạnh mẽ, thực chất hơn về thể chế, nhất là các thủ tục liên quan đến thúc đẩy cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
Giấy phép con mọc lại
Năm 2017, chỉ số về môi trường kinh doanh Việt Nam tăng 14 bậc, mức tăng mạnh nhất trong một thập niên qua, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137). Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) Nguyễn Minh Thảo cho rằng, năm qua, môi trường kinh doanh của Việt Nam có cải thiện nhưng so với yêu cầu vẫn còn khoảng cách. Đó là nhóm yếu tố về đổi mới sáng tạo trong kinh doanh cải thiện rất chậm, thậm chí suy giảm. Khởi sự kinh doanh giảm 2 bậc do DN phải trải qua 9 bước thủ tục, mất 22 ngày.
Giao dịch thương mại qua biên giới cải thiện chậm do những vướng mắc về kiểm tra, quản lý chuyên ngành. Đáng chú ý, nhiều năm qua, Ngân hàng thế giới (WB) không ghi nhận cải cách nào của Việt Nam về Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản. “Năm 2018, phương pháp luận của WB sẽ thay đổi, hướng tới cách mạng 4.0, chỉ số khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ được đánh giá cao. Giữ được các thứ hạng đã là khó nếu xét đến các yếu tố mới” – bà Thảo nhận định.
“Cần tiếp tục rà soát, đề xuất cắt giảm 1/3 – 1/2 số ĐKKD thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của các bộ trong quý III/2018, giảm ít nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành trong từng lĩnh vực hoàn thành trong quý IV/2018. Đồng thời tập trung cải thiện các chỉ số còn thấp điểm, thấp hạng và chậm cải cách; đẩy mạnh Chính phủ điện tử…”- Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh CIEM Nguyễn Minh Thảo
Tính đến cuối tháng 12/2017, đã có 5 bộ thực hiện rà soát và đưa ra phương án bãi bỏ điều kiện kinh doanh (ĐKKD) hiện hành trong lĩnh vực quản lý của các bộ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Qua tổng hợp, vẫn còn những ĐKKD không cần thiết, hoặc được quy định chung chung, không cụ thể. “Có rất nhiều ĐKKD được đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, tuy nhiên có tới khoảng ½ số điều kiện thuộc diện sửa đổi” – bà Thảo cho biết.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận, Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Bộ GTVT về kinh doanh và ĐKKD vận tải bằng xe ô tô, tư duy làm luật vẫn không thay đổi như cách đây 10 năm. “Quy định lái xe phải mang theo danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị kinh doanh, trước khi thực hiện vận chuyển phải thông báo tới Sở GTVT các thông tin của chuyến đi… vừa không hiệu quả thực tế, vừa phản cạnh tranh”. Hay như quy định kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có ít nhất 50 chỗ ngồi; kinh doanh mua sắm, thể thao, giải trí, sức khỏe, ăn uống… phải thanh toán bằng thẻ tín dụng mới đạt chuẩn phục vụ du khách… trong Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch 2017. Thực tế cho thấy xóa bỏ “giấy phép con” lại lòi “giấy phép cháu”…
Cải cách theo nguyên tắc thị trường
Các chuyên gia cho rằng, thể chế cơ chế chính sách cần phải công khai minh bạch. Nếu bị lợi ích riêng, lợi ích nhóm sẽ hạn chế cải cách. Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho rằng, năm 2018, cải cách phải mạnh hơn theo kinh tế thị trường và chuẩn mực quốc tế trên tiêu chí cạnh tranh công bằng hơn, kinh doanh an toàn hơn, rủi ro thấp hơn, chi phí thấp hơn. “Chỗ nào không phù hợp thì phải thay đổi. Mấu chốt là cải cách chức năng, thay đổi vai trò Nhà nước và thị trường, từ đó bộ máy sẽ chuyển động theo, cái nào thừa đương nhiên sẽ bị loại bỏ”- ông Cung nói.
Theo Viện trưởng CIEM, muốn thay đổi không chỉ là xử lý theo kiểu từng văn bản, vụ việc. Cần thay đổi toàn diện, đột phá, bỏ rất nhiều cái cũ, từ đó thay đổi cách thức quản lý. Bởi nếu thay đổi nhỏ giọt cả hệ thống cũng vẫn đi theo cách cũ. Cải cách phải mạnh, độc lập mới nhìn thấy bóng dáng của thị trường hiện đại. Tách các DN ra khỏi bộ chuyên ngành sẽ phải hoạt động bình đẳng hơn, không được các bộ kiến nghị các chính sách có lợi cho DNNN nữa.
Bộ Công Thương là đơn vị đầu tiên thực hiện rà soát và có phương án cắt giảm 675/1216 ĐKKD thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ (chiếm 55%); Bộ Xây dựng đề xuất bãi bỏ 89/215 ĐKKD (chiếm 41,3%); Bộ Y tế đề xuất cắt giảm 36 /263 ĐKKD (chiếm gần 14%) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ quản lý; Bộ NN&PTNT đề xuất bỏ 118/345 ĐKKD (chiếm 34,2%), trong đó bãi bỏ 65 điều kiện, sửa đổi theo hướng rút gọn 53 điều kiện, dự kiến ban hành quý II/2018.
Trâm Anh
-
'Sẽ đề nghị Chính phủ có Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3' -
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu -
Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non -
Quảng Trị: Bốn huyện đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò
- TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh
- Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ
- Ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Nông dân ven sông Lam đánh thức tiềm năng “vốn tự nhiên” từ con rươi
- TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
- Quảng Trị: Huyện Hướng Hóa công bố dịch lở mồm long móng
- Khẩn trương phổ biến phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫuNgày 17/9, tại Hội trường UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc), Hội Nông dân Quảng Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoThủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quán triệt phương châm "4 tại chỗ," chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoNgày 18/9/2024, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra công điện khẩn số 37 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện và sẵn sàng chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của thời tiết.
-
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung thu cho trẻ em mọi miềnVinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!