
3 căn nhà homestay nằm xen những ruộng bậc thang tại tổ 2 thị trấn Mù Căng Chải là thành quả của 2 năm trời xây dựng và cũng là những khát vọng “đổi đời” của chàng thanh niên Giàng A Lù.
Vươn lên từ cái đói, cái nghèo
Sinh năm 1985, Giàng A Lù là một trong số không nhiều thanh niên người H’Mông của xã Chế Tạo huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái dám vượt cái đói, cái nghèo của núi rừng để về xuôi học tập và tìm cách gây dựng cuộc sống.

Anh Giàng A Lù cho biết: Năm 2007 khi nhận được giấy nhập học của Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình I, anh vừa mừng vừa lo, mừng vì được ra ngoài, được đi học, được biết đây biết đó, hy vọng vào một cuộc sống sẽ khá hơn nhưng lo cùng không ít vì lúc này nhìn vào nhà chả có gì đáng giá để bán lấy tiền đi học.
Suốt mấy ngày trăn trở, thức trắng đêm, anh đã bàn bạc với gia đình phải đi học thì mới có cơ hội “đổi đời”. Đánh liều, anh đem bán đàn gà và con lợn để lấy tiền đi học, còn gạo thì mang từ nhà đi để có lương thực ăn khi nhập trường.
Anh Lù cho biết thêm: Lúc bấy giờ làm gì có xe máy đi lại như bây giờ, phải đi bộ từ xã Chế Tạo ra đến thị trấn Mù Căng Chải để bắt được xe ô tô, đi gần 40km từ sáng đến chiều mới tới, nhiều lần trời mưa trượt ngã quần áo nấm nem; nhưng đó lại càng là động lực, quyết tâm để vươn lên, vì đã hứa với gia đình là đi học để có được cuộc sống mới.
Ngoài thời gian lên lớp thì anh Giàng A Lù đã tranh thủ làm đủ mọi nghề để kiếm sống từ phụ hồ, phát tờ rơi… Kỳ nghỉ hè, dịp lễ anh đều lựa chọn việc ở lại Trường để đi làm thêm chứ không về quê như các bạn cùng lớp.
Thấm thoắt cũng hết 3 năm học, năm 2011 trở về quê, anh Giàng A Lù đã được nhận về công tác ở Đài Phát thanh – Truyền hình huyện Mù Căng Chải (nay là Trung tâm Văn hoá – Truyền thông huyện Mù Căng Chải). Được tham gia vào công việc tuyên truyền của Đài, đi đến nhiều địa phương, danh thắng, anh Lù đã chụp đăng tải lại để mọi người biết. Nhìn thấy nhiều bức ảnh đẹp, hoang sơ ai cũng thích, mọi người đã gợi ý lên chơi để lên thăm quan. Ý tưởng về du lịch đã bắt đầu hình thành trong anh từ những chuyến đi như vậy.
Ý tưởng homestay mang bản sắc địa phương
Vậy là ý tưởng xây dựng điểm du lịch homestay đã được hình thành. Nhưng nói thì dễ khi bắt tay làm mới thấy được sự khó khăn. Vừa phải tính toán làm sao cho giữ được thiết kế mang sắc màu của người dân tộc bản địa, vừa đầy đủ tiện nghi để đón tiếp cả những du khách khó tính, yêu cầu cao, thậm chí là khách nước ngoài.

Để ghi dấu ấn ngay mới du khách, anh Lù đã lựa chọn các vật liệu của địa phương gỗ, tre, lá cọ… để làm homestay, mỗi căn được thiết kế theo kiểu nhà sàn, kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, đầy đủ tiện nghi đủ dùng cho 6-8 du khách. Căn nhà luôn ấm áp vào mùa Đông và thoáng mát vào mùa Hè.
Ngoài việc trải nghiệm những cảnh đẹp của núi rừng Mù Căng Chải như: Đèo Khau Phạ, ruộng bậc thang, thác Pú Nhu, thác Mơ, đèo Lũng Lô… khi đến với homestay của anh Lù các du khách còn được tự mình tham gia vào các hoạt động của người địa phương như: Sản xuất nông nghiệp cấy cày, dệt thổ cẩm hay cùng với gia chủ nấu những món ăn đậm bản sắc của người dân tộc H’Mông: Nộm gà đen, thịt trâu gác bếp, cá suối… Đây sẽ là những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cho du khách.

Đi vào hoạt động từ năm 2019 vào những dịp cuối tuần khách đông homestay của anh Lù còn tạo công ăn việc làm cho 2-3 lao động địa phương mỗi người thù lao 200.000 đồng/ngày.
“Làm giàu ngay trên quê hương, lại còn được giới thiệu những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc H’Mông mình đến bạn bè gần xa, đó cũng là cách giữ gìn được bản sắc văn hóa của cha ông. Homestay mới đi vào hoạt động mặc dù chưa đem lại hiểu quả cao cho kinh tế gia đình nhưng đây sẽ là hướng đi phát triển bền vững trong tương lại đang được huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái khuyến khích đầu tư và phát triển” – anh Lù phấn khởi cho biết.

Không chỉ góp phần phát triển du lịch huyện Mù Căng Chải, năm 2020 anh Giàng A Lù còn được nhận bằng khen của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch về triển lãm ảnh người dân vùng cao phòng chống Covid -19; Đoàn viên có thành tích xuất sắc 5 năm giai đoạn 2013-2017; Phó Bí thư đoàn có thành tích xuất sắc năm 2017…
Hoàng Tính
-
Sắc màu chợ phiên vùng cao ngày giáp Tết
-
Sen quê Bác - Tạo cảnh quan đẹp và mang lại giá trị kinh tế cao
-
Người đam mê giữ hồn cho rừng U Minh Hạ
-
Làng đá chống phỉ - di tích trăm năm nơi biên ải
- Mùa đót trổ bông, người dân trên dãy Chư Yang Sin có thêm thu nhập
- Hàng trăm cây chè cổ thụ ở Sơn La đủ điều kiện công nhận "Cây di sản Việt Nam"
- Nét văn hóa độc đáo đầu Xuân của vùng đất Đọi Sơn của tỉnh Hà Nam
- Về thăm xứ cù lao ông Hổ - quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng
- Xuân về trên “cổng trời Mường Lống”
- Tết đuổi Covid, Tết đón niềm vui
- Đặc sản Sóc Trăng dồi dào, sẵn sàng phục vụ Tết nguyên đán 2022
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tửTừ 1/6, kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía BắcThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
-
Sầu riêng Việt Nam "đắt hàng" tại thị trường Trung QuốcQuả sầu riêng tươi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 83% tổng trị giá xuất khẩu trái cây.
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sáchViệc huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án 407 được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
-
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Quyết tâm công phá tâm lý sợ trách nhiệm"Cho rằng tình trạng cán bộ công chức né tránh, sợ trách nhiệm là biểu hiện của suy thoái về chính trị cần nghiêm khắc phê phán, triệt tiêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh phải quyết tâm công phá tâm lý này.
-
Những vấn đề đặt ra về hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với hợp tác xã trong giai đoạn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Thực tiễn gần 10 năm thực hiện các quy định của luật HTX và các văn bản chính sách đối với HTX đã nảy sinh các vấn đề cần được nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện nhằm thúc đẩy HTX phát triển vừa đúng bản chất mà Liên minh HTX quốc tế đã đưa ra, vừa thích ứng được với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay và những năm tới.
-
Hải quan: Xây dựng phương án đấu tranh phòng chống ma túy tại các địa bàn 'nóng'Lực lượng Hải quan tập trung phối hợp xây dựng phương án đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy tại địa bàn “nóng” hiện nay là tuyến hàng không, chuyển phát nhanh và một số địa bàn, cửa khẩu trọng điểm.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"