“Chi hội trưởng nói hay, làm giỏi”
Không chỉ tận tụy, có trách nhiệm cao với công tác Hội, nhiều năm qua, anh Tướng Văn Thành (dân tộc Tày) – Chi hội trưởng Nông dân thôn Cây Thông (Hàm Yên, Tuyên Quang) đã tích cực tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho hội viên và người dân về những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.
“Xốc” phong trào bằng việc làm cụ thể
Hùng Đức là xã đầu tiên của huyện Hàm Yên áp dụng trồng rừng tại các hộ, nhóm hộ gia đình theo tiêu chuẩn FSC vào tháng 1/2019.
Để đẩy nhanh tiến độ, UBND huyện Hàm Yên đã phối hợp với Công ty cổ phần Phát triển nông lâm nghiệp Phú Lâm thực hiện quy trình này.
Khi mới triển khai mô hình trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, nhiều hội viên nông dân xã Hùng Đức còn băn khoăn về hiệu quả kinh tế mang lại thì anh Tướng Văn Thành – Chi hội trưởng Nông dân thôn Cây Thông đã tiên phong tham gia mô hình. Ngay đợt đầu tiên vận động, gia đình anh đã tham gia đầu tiên với 1,5ha keo 4 năm tuổi.
“Công ty Phú Lâm đã mời chuyên gia khảo sát diện tích rừng ban đầu cho nhóm hộ. Trong quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững, Công ty phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tổ chức tập huấn, phổ biến nguyên tắc quản lý rừng FSC cho người dân”, anh Thành cho biết.
Anh Thành chia sẻ: “Được cán bộ xã vận động và tham gia các lớp hướng dẫn kỹ thuật, tôi đã tham gia thực hiện trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC với diện tích 1,5ha. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, Chi hội ND đã đã tổ chức họp, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia”.
Từ sự tiên phong, gương mẫu đi đầu của anh Thành, đến nay, thôn Cây Thông có 70ha rừng sản xuất, thì đã có hơn 20ha rừng được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn FSC.
Theo anh Thành, nhờ phát triển kinh tế từ rừng kết hợp với chăn nuôi mà nhiều hộ gia đình thôn Cây Thông đã thoát nghèo và có thu nhập khấm khá. Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo trong thôn chiếm đến 63% thì nay giảm còn 22%. Điển hình như gia đình ông Triệu Văn Phúc ngoài việc trồng 3ha rừng sản xuất, ông nhận trồng rừng giao khoán hơn 1ha của Công ty Lâm nghiệp Tân Phong và phát triển chăn nuôi thêm ngan, gà để tăng thu nhập. Nguồn thu từ trồng rừng, chăn nuôi và phát triển nông nghiệp giúp gia đình ông đạt 70 – 80 triệu đồng/năm, đến nay gia đình ông đã thoát nghèo.
Xuất thân từ gia đình nông dân thuần túy và là người dân tộc thiểu số nên bản thân anh Thành cảm nhận được ý nghĩa những công việc về công tác nông dân. Sau khi tham gia vào Chi hội Nông dân một thời gian thì anh được cấp trên tín nhiệm, hội viên tin tưởng bầu làm Chi hội trưởng và kiêm Bí thư chi bộ thôn Cây Thông.
Với trọng trách không chỉ công tác Đảng mà còn cả tổ chức Hội Nông dân, bản thân anh thấy mình phải có trách nhiệm đưa công tác Hội ngày càng vững mạnh hơn. Bản thân anh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để không phụ lòng tin tưởng của lãnh đạo và toàn thể hội viên trong thôn.
Cùng bà con xây dựng cuộc sống mới
Thông qua các kỳ sinh hoạt của chi bộ, chi hội anh Thành thực hiện tuyên truyền vận động, nhắc nhở gia đình hội viên thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị Nghị quyết của Hội cấp trên. Trong các buổi sinh hoạt, Chi hội nông dân thôn Cây Thông đã tuyên truyền vận động cán bộ đảng viên, hội viên thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình thông qua nhiều hình thức lồng ghép thông qua các kỳ họp thôn, họp nhóm hộ gia đình, các buổi sinh hoạt của chi hội với số lượt hội viên tham gia trên 80%.
Hàng năm thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Hội cấp trên giao như kết nạp hội viên mới, đăng ký một việc làm mới, dân vận khéo, đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp…
Anh Thành cho biết: Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật, trong những năm qua, thôn Cây Thông không có con em gia đình hội viên vi phạm pháp luật. Đặc biệt, con em của hội viên nông dân đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự đều nghiêm túc thực hiện đầy đủ các đợt khám tuyển nghĩa vụ hàng năm.
Bên cạnh đó, Chi hội đã tích cực tuyên truyền vận động cán bộ và hội viên đi đầu thực hiện các phong trào của địa phương như: Thu nộp đầy đủ các khoản ngân sách với địa phương, các cuộc vận động của Hội và của cấp trên không có trường hợp bị vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chi hội trưởng Nông dân Tướng Văn Thành đã tích cực, tuyên truyền, vận động bà con chủ động nâng cao các biện pháp phòng chống dịch, như rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang… để phòng chống dịch Covid – 19.
Cùng với đó, bản thân anh Thành và gia đình luôn tích cực cùng hội viên nông dân trong thôn và các ban, ngành, đoàn thể tham gia phong trào xây dựng NTM, với phong trào kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông thôn, bản.
Đến nay, chi Hội Nông dân thôn Cây Thông đã vận động hội viên và nhân dân đóng góp để tu sửa 1 nhà văn hóa và sân chơi thể thao, xây dựng 536m hệ thống kênh mương tưới tiêu bằng bê tông đúc sẵn, đường bê tông trong thôn đã được bê tông hoá 800m; thực hiện vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng hoa ven các tuyến đường của thôn vào các ngày thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần, qua đó diện mạo trong thôn đã thực sự được thay đổi, cuộc sống nông dân được nâng lên, tỉ lệ hộ nghèo giảm.
Là cán bộ Hội người dân tộc thiểu số, bản thân anh Thành thường xuyên tuyên truyền hội viên nông dân thôn mình gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc trên cơ sở tiếp thu những văn minh tiến bộ. Chủ động phối hợp với các ngành, các đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao ở thôn.
Với những thành tích xuất sắc, mới đây anh Thành được Chủ tịch Hội ND huyện Hàm Yên tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào ND được Đảng ủy xã Hùng Đức khen thưởng trong việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
“Nhiệt tình, hết lòng với công tác Hội, cần cù, phấn đấu vươn lên bằng sức lao động của chính mình, xây dựng một cuộc sống mới từ đôi bàn tay và ý chí vươn lên làm giàu, anh Tướng Văn Thành xứng đáng là tấm gương điển hình trong công tác Hội và phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương”.
Ông Bàn Văn Giáp, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Đức.
Bài, ảnh: Hải Yến
- Người làm “cầu nối” nông dân và doanh nghiệp
- Tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về sử dụng năng lượng tái tạo
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
- Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ Hội cơ sở
- “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội”
- “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”
- “Cán bộ Hội phải hiểu biết sâu rộng, đa dạng và linh hoạt”
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máyNhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực.
-
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con sốSáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
-
Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027.
-
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vữngKết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dânXác định công tác chuyển đổi số có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung raKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”Chiều 6/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Họp báo công bố chương trình Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”.
-
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia LaiNhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
-
Bài cuối: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luậtThời gian qua, tỉnh Sơn La đã đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật gắn với đời sống bà con các dân tộc thiểu số, qua đó, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội