
Dạy nghề không chỉ góp phần hình thành nên “mỗi xã, phường một sản phẩm”, dạy nghề còn giúp cho nhiều bà con làm nghề nông nghiệp một cách an toàn, cho năng suất, hiệu quả, thu nhập cao hơn trước.

Dạy nghề làm nông nghiệp an toàn, nông dân hưởng lợi
Là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Ninh Bình, Yên Khánh được biết đến là vùng đất được sự ưu đãi của thiên nhiên bởi thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa của sông Đáy. Vì vậy từ lâu, nơi đây được xem là huyện thuần nông, thế mạnh phát triển nông nghiệp, chủ yếu trồng rau củ.
Thời gian qua, nhằm xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, an toàn huyện luôn chú trọng vào công tác dạy nghề. Huyện tập trung vào nhiều nghề là thế mạnh của địa phương như chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, sản xuất lúa, đặc biệt là sản xuất rau an toàn.
Để giúp nông dân (ND) làm quen với lối sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) dựa trên định hướng phát triển kinh tế của địa phương.
Chị Nguyễn Thị Hằng (trú xóm 7, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh) – một trong những học viên lớp trồng rau an toàn cho biết: “Sau học nghề, tôi còn được xã tạo điều kiện để tích tụ 5ha đất sản xuất. Với diện tích này, gia đình tôi trồng mướp đắng, dưa chuột, rau muống, bắp cải, súp lơ, su hào theo hướng an toàn. Bình quân mỗi tháng, gia đình tôi sản xuất được 10 tấn rau củ quả. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình cũng thu lợi từ 200-300 triệu đồng”.
Tương tự, ông Chu Đức Độ – hội viên ND ở xóm 9, xã Khánh Hồng cũng là người được hưởng lợi từ các chương trình dạy nghề và tập huấn kỹ thuật cho ND, chia sẻ: “Toàn bộ khu vực sản xuất rau nhà tôi được đầu tư hệ thống nhà lưới, phun mưa và áp dụng các công nghệ ươm giống bằng khay xốp. Ngoài ra, tôi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng thảo dược giúp tăng sản lượng và chất lượng cho cây trồng”.
Ông Độ cho biết, việc áp dụng phương thức luân canh theo mùa vụ, trồng rau theo hướng an toàn đã mang lại thu nhập cao gấp 5 lần so với trồng rau truyền thống cho gia đình ông. Đặc biệt, các sản phẩm rau của gia đình ông được chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và được các công ty cung ứng rau sạch ở các tỉnh, thành phố lớn thu mua.
“Kết quả lớn nhất sau học nghề là ND thay đổi được tư duy, xem sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh học, an toàn là hướng đi duy nhất nếu muốn tồn tại, phát triển, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng”, ông Độ chia sẻ.
Ông Nguyễn Cao Cường – Chủ tịch Hội ND huyện Yên Khánh cho biết, trong 3 năm trở lại đây, Hội đã phối hợp với các trường nghề tiến hành khảo sát nhu cầu người học, mở nhiều lớp dạy nghề trồng rau sạch trên địa bàn các xã. Điều này góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, ưu tiên tổ chức lại sản xuất, đưa khoa học – công nghệ vào sản xuất, xây dựng nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng theo hướng chuyên canh cây trồng cho giá trị cao. Giá trị sản xuất trên 1ha rau đạt từ 400 – 500 triệu đồng/năm.
Phổ cập dạy nghề sản xuất nông nghiệp an toàn
Là quốc gia nông nghiệp, hơn 60% dân số sống ở nông thôn, làm nông nghiệp thế nhưng thực tế không phải ai cũng biết khái niệm sản xuất nông nghiệp an toàn.
Chính bởi vậy, việc đặt mục tiêu dạy nghề nâng cao năng lực cho LĐNT, đặc biệt dạy nghề để ND làm nông nghiệp theo hướng an toàn trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược đào tạo nghề của Việt Nam.
Trong 4 năm (2016-2019) thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT, đã có 4,9 triệu lao động trong cả nước được đào tạo. Trong đó, tổng số lao động được học nghề nông nghiệp đạt 30%.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT, ND chính là dạy nghề để bà con làm nghề cũ nhưng cho năng suất, chất lượng, thu nhập cao hơn trước. Để nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm thì không có cách nào khác lao động phải nắm bắt được kỹ thuật, quy trình gieo trồng thâm canh tăng vụ, đặc biệt là việc sản xuất đảm bảo an toàn sinh học.
Ông Đào Trọng Độ – Vụ trưởng Vụ Đào tạo Thường xuyên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho biết, để đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm thì việc đầu tiên cần làm chính là để ND thấm tư duy làm nông nghiệp an toàn, mà cần phải cầm tay chỉ việc hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho người dân.
Một khi đã tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa thì ND phải thực hành sản xuất nông nghiệp an toàn. Sản phẩm an toàn là tiêu chuẩn đầu tiên trước khi mang ra thị trường. Đáp ứng được tiêu chí an toàn, ngon, bổ rẻ… thì ND sẽ thắng lợi. “Bởi vì, dù sản phẩm của anh có đẹp cỡ nào, giá thành có rẻ ra sao, nhưng nếu sản phẩm không an toàn thì người tiêu dùng chỉ dùng 1 lần và tẩy chay”, ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NN&PTNT) chia sẻ.
Cũng theo ông Thịnh, hiện nay việc dạy nghề nông nghiệp đều được chú trọng, “phổ cập” vấn đề an toàn. Tất cả quy trình liên quan tới sản xuất nông nghiệp an toàn đều đưa vào giáo trình, giáo án… để giảng dạy cho ND.
“Được học nghề, nhận thức của bà con đã thay đổi rõ rệt. Nhiều ND chuyển đổi thói quen từ canh tác rau truyền thống sang canh tác rau hiện đại, theo lối hàng hóa có ứng dụng khoa học vào sản xuất. Nhờ vậy, giá trị hàng hóa trồng rau tăng 30 – 40% so với giá trị trồng lúa”.
Ông Nguyễn Cao Cường – Chủ tịch Hội ND huyện Yên Khánh (Ninh Bình)
Bài, ảnh: Nguyễn Hằng
-
Hội quán Nông dân Tây Phú - nơi phát huy thế mạnh của nông dân
-
Nhiều hoạt động thiết thực Chào mừng Đại hội Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X
-
Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
-
Hưởng ứng tham gia liên hoan phim an toàn giao thông năm 2023
- Cán bộ Hội năng động, giỏi làm kinh tế
- Chi, tổ hội nghề nghiệp sẽ là nơi góp phần xây dựng mẫu người nông dân mới
- “Nghìn việc hay” chào mừng Đại hội của nông dân Thủ đô
- TP. HCM tổ chức Ngày hội “Bảo vệ môi trường” năm 2023
- Thanh Hoá: Điểm sáng “Chi hội 5 cùng” trong doanh nghiệp
- Hội thi - "sân chơi" giúp nông dân tăng hiểu biết về bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Nhiều dấu ấn nổi bật trong hoạt động Hội
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
Hội Nông dân Sơn La phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, từng bước tri thức hóa nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sơn La lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đã được tổ chức trọng thể sáng ngày 29/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
-
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2023Một số chính sách pháp luật mới sẽ được đưa vào áp dụng như bãi bỏ nhiều Thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức, chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
-
GDP quý III tăng 5,33%, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nétTổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng kết quả này cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%).
-
Long An hướng tới mục tiêu "nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân"(Tapchinongthonmoi.vn) -Sau 2 ngày diễn ra, chiều 28/9, Đại hội (ĐH) đại biểu Hội Nông dân tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thành công tốt đẹp. Ông Lê Văn Hùng tái đắc cử chức Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An.
-
Bắt tay với 2 nhà nhập khẩu - phân phối lớn tại Trung Quốc, Vinamilk tiếp tục mở rộng sản phẩm sữa vào thị trường tỷ dân(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 26/09/2023 tại Quảng Châu (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.
-
Quỳ Châu (Nghệ An): Tan hoang sau lũ, 35/35 trường dừng dạy học do mưa lớn(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Quỳ Châu (Nghệ An) là địa phương thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1.000 hộ dân bị ngập sau trận lũ vừa qua. Nhiều tài sản của người dân, công sở, trường học… ngập sâu trong nước, bị cuốn trôi, nhấn chìm trong bùn.
-
Quảng Trị: Phát hiện thêm công ty xả thải ra sông Sa Lung(Tapchinongthonmoi.vn) - Qua nhiều ngày trinh sát, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, Công an huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị phát hiện, bắt quả tang một công ty giấy có có đường ống từ hồ chứa nước thải Công ty đi theo đường ống chảy ra sông Sa Lung.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
-
5 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới