Làng nghề nước mắm Nam Ô: Băn khoăn “cởi trói sản xuất”?
Sau 5 năm chờ đợi, làng nghề nước mắm Nam Ô (Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) nhận được quyết định “cho phép sản xuất tại hộ gia đình”, chấm dứt một thời kỳ dài “sản xuất chui”. Nhưng cũng chính cơ hội được mở ra này, lại là thách thức không đơn giản với làng nghề truyền thống!
Cụ thể với quyết định số 33 (ngày 01/10/2018), thay thế quyết định 39 về quy định bảo vệ môi trường, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tháo gỡ nút ách tắc ở chiến lược phát triển nghề truyền thống trên địa bàn, không còn bó buộc các cơ sở sản xuất trong khu vực làng nghề. Phía sau quyết định này, hàng loạt vấn đề lập tức được đặt ra.
Được làm, thì đã… mai một?
Ông Trần Ngọc Vinh, chủ nhiệm HTX nước mắm Đông Hải (Nam Ô) tỏ vẻ buồn phiền khi nói đến cơ hội đẩy mạnh sản xuất nghề truyền thống. Ông chia sẻ, hơn 10 năm trước, khi mới thành lập, HTX có hơn 80 xã viên, đều là người dân thôn Nam Ô và có nghề làm nước mắm lâu đời. Sản phẩm bà con làm ra lập tức được tiêu thụ mạnh mẽ, ai cũng phấn khởi. Nhưng từ tháng 4/2014, khi thành phố Đà Nẵng ra quyết định 39 “cấm sản xuất ở khu dân cư”, phần lớn các hộ không hoạt động nữa. Thiếu các điều kiện giấy phép kinh doanh, không được xét cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, nước mắm Nam Ô chính hiệu bị biến thành “sản phẩm chui”, chỉ có thể bán cho người thân quen, đưa vào một số siêu thị nhỏ, và vảo các chợ địa bàn.
“Chúng tôi nhìn nước mắm Nha Trang, Phú Quốc được sản xuất rầm rộ mà thèm, nhưng quy định của chính quyền đưa ra đâu có cãi được. Nên lần lượt bà con bỏ nghề, chuyển hướng làm ăn. Năm 2016, Nam Ô bị giải tỏa phần bờ biển phục vụ dự án du lịch, hơn 20 hộ xã viên chúng tôi phải dời đi nơi khác ở. Việc sản xuất nước mắm trong làng, vì thế càng khó khăn”. Ông Vinh kể.
Bà Nguyễn Thị Thúy Mai, Phó giám đốc sở Công Thương Đà Nẵng nhìn nhận, vấn đề phát triển làng nghề tại đô thị này không đơn giản, bởi có quá nhiều áp lực. Lực lượng lao động có nghề tại các làng suy giảm, đầu vào nguyên liệu truyền thống và đầu ra thương mại đều khó khăn, và căng nhất là vấn đề mặt bằng sản xuất. “Ai cũng biết các làng nghề luôn đi cùng vị trí đắc địa đối với các địa bàn, nên câu chuyện giá đất tăng lên là dễ hiểu. Vậy bao nhiêu người dân vì yêu nghề truyền thống mà chấp nhận giữ mặt bằng sản xuất, trong khi làm nghề rất khó khăn còn chuyện bán đất có tiền liền lại quá dễ dàng?”. Bà Mai tâm tư như vậy.
Bởi áp lực đó, nên khi Đà Nẵng hạn chế sản xuất ở khu dân cư, xu hướng bỏ nghề truyền thống ở Nam Ô đã thành lựa chọn của nhiều người dân. Cho đến nay, số hộ dân giữ nghề truyền thống ở làng này chỉ còn vài chục, chủ yếu lại là hộ người già cả. Nguy cơ làng nghề mai một đã hiển hiện theo đó.
Phải có chiến lược quy mô!
Anh Bùi Thanh Phú, Giám đốc công ty TNHH Mắm Hồng Hương, một trong những doanh nghiệp chuyên về nước mắm Nam Ô chia sẻ, 5 năm chờ đợi thay đổi chủ trương đã khiến người dân và doanh nghiệp mệt mỏi. Song giờ đây, khi chính quyền tháo rào hành chính, “vấn đề đầu tư bền vững cho làng nghề cần phải đặt ra sát sườn mới làm được”. Quan trọng là các cấp ngành quản lý phải có chiến lược quy mô, huy động tổng lực nhiều phía tham gia.
Cụ thể, làng nghề phải tổ chức lại mặt bằng và định hướng sản xuất. Theo anh Phú, sản xuất hộ gia đình giữ được nghề truyền thống, song mặt bằng chật hẹp sẽ không cho phép tăng sản lượng. Các hộ gia đình vì thế chỉ làm nước mắm truyền thống với con số hạn chế, kết hợp khai thác các dịch vụ du lịch tham quan, trao đổi văn hóa… Với nhu cầu xuất khẩu, bán hàng số lượng lớn, làng nghề phải có khu sản xuất tập trung, đăng ký, xây dựng thương hiệu và sở hữu trí tuệ đúng nghĩa. Muốn tổ chức như vậy, cần có sự tương hỗ hợp tác của các tập đoàn, doanh nghiệp quy mô, chuyên nghiệp, vốn đầu tư bảo đảm…
Tiếp sau định vị sản phẩm đó, làng nghề phải cải tạo quy mô sản xuất, tổ chức đào tạo nghề, bảo lưu các giá trị văn hóa, sinh hoạt, sản xuất truyền thống, cải tạo môi trường, chất lượng sản phẩm… Các doanh nghiệp, hộ cá thể phải đăng ký lại giấy phép hoạt động, bảo đảm các tiêu chí sản xuất…
Đại diện chính quyền quận Liên Chiểu cho rằng, không hề đơn giản để thiết lập được một quy trình quản lý phát triển như vậy. Đơn giản về mặt bằng sản xuất chung, quận đã họp rất nhiều lần với người dân, mà vẫn chưa thống nhất được. Khu vực Nam Ô hiện đã chật, không tìm được mặt bằng rộng, nhưng muốn dời cơ sở sản xuất thương mại đi địa điểm khác như khu vực Kim Liên, người dân lại không đồng ý. Những mâu thuẫn như vậy rất khó dàn xếp.
Anh Phú cho biết, trước diễn biến cho phép sản xuất mới, anh đang lên kế hoạch nâng cấp cơ sở làm nước mắm truyền thống ở gia đình lên gấp đôi, với mức đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Một số hộ dân quanh nhà anh cũng đã có động thái như vậy. Anh nhận định: “Tôi nghĩ làng nghề được quan tâm đầu tư, người dân có thu nhập, sản phẩm có đầu vào đầu ra, thì tự nhiên bà con sẽ làm lại. Vì ở làng Nam Ô này, tố chất, hương vị nước mắm cổ truyền đã ngấm vào mỗi thế hệ, ở trong từng ngôi nhà rồi. Được gỡ khó khăn hành chính, đã là thay đổi tốt, bây giờ chỉ cần chính quyền tiếp tục hướng dẫn, người dân quan tâm cơ hội phát triển, chắc chắn làng nghề sẽ thu được kết quả tốt!”.
Thụy Bất Nhi.
-
Lập Hội đồng Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nghề thủ công mỹ nghệ -
Hưng Yên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với các làng nghề truyền thống -
Người giữ lửa, tiếp sức cho làng nghề làm đường phèn -
Hà Nội: 350 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu tham gia triển lãm
- Hà Tĩnh đặt mục tiêu “chinh phục” ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững
- Làng nghề Phú Vinh: Lưu truyền tinh hoa từ mây, tre
- Nghệ nhân luôn đau đáu với việc lưu giữ tinh hoa làng gốm cổ
- Giữ trọn hồn riêng Gốm Phù Lãng ở xứ sở Kinh Bắc xưa
- Nghệ An tham gia “Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024” tại Hà Nội
- “Nổi tiếng một thời” nghề làm nón làng Thổ Ngọa
- Những làng nghề nồng đượm hương vị Tết
-
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định tiếp Trưởng đại diện UNFPA tại Việt NamChiều ngày 5/2, tại trụ sở Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định- Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc, tiếp đón ông Matt Jackson – Trưởng đại diện Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng YênTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới; thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua HùngNhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sauTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
-
Lễ hội Phường Phú Đô đặc sắc, ấn tượngVào ngày mùng 07 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 (tức 05/02), nhân dân phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức hội truyền thống địa phương để tưởng nhớ công đức của Đức Thành hoàng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cho người dân địa phương.
-
Những lợi ích tuyệt với từ hạt điềuVới nhiều cách chế biến khác nhau, hạt điều đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng, đem lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng hợp lý.
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024