
80% người dân Ấn Độ theo đạo Hindu và coi bò là linh vật. Đây là trở ngại lớn với ngành bò sữa tại Ấn Độ. Do đó, nhiều nông dân đã tập trung nuôi trâu nước lấy sữa.
Theo tiêu chuẩn của Ấn Độ, trang trại chăn nuôi gia súc của gia đình ông Sunil Jagannath Badhale và người con trai Sumit Shrikant không được coi là quy mô lớn. Trang trại này đang nuôi 12 con bò sữa và 438 con trâu nước. Quy mô trang trại được đánh giá ở mức trung bình tại Ấn Độ.

Gần đây, Badhale dồn toàn bộ diện tích của trang trại để nuôi trâu nước vì nhiều người dân Ấn Độ lại chuộng sữa trâu hơn sữa bò. Độ tuổi đàn gia súc tại trang trại của ông Badhale khá đa dạng. Con vật non nhất chỉ 3 tuổi và con già nhất 20 tuổi. Sản lượng sữa trung bình của trại nuôi hàng năm xấp xỉ 1.200 lít. Trâu nước cho năng suất sữa kém hơn bò sữa truyền thống của Ấn Độ, nhưng lại được trả giá cao hơn rất nhiều. Badhale có thể bán sữa trâu với giá 0,75 EUR/lít, trong khi giá sữa bò chỉ 0,5 EUR/lít.
Sản phẩm chất lượng
Sữa trâu có hàm lượng chất béo cao hơn sữa bò. Do đó nó trở thành sản phẩm lý tưởng hơn để chế biến các loại thực phẩm khác như pho mát, bơ. Nhìn chung, sữa trâu có hàm lượng béo 8% và 4,5% protein, trong khi tỷ lệ này ở sữa bò lần lượt là 3,9% và 3,2%.
Ông Badhale không biết chính xác thành phần chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa do trại của ông làm ra vì chưa khi nào ông mang sản phẩm đi kiểm nghiệm ở các trung tâm dinh dưỡng bên ngoài. Ông chỉ nhận thấy hiệu quả của việc thay đổi thức ăn cho đàn trâu nước. Sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng của vật nuôi đồng nghĩa rằng sữa sẽ trở nên giàu hoặc ít chất béo hơn.
Nông dân bán toàn bộ sữa trâu cho các cửa hàng thực phẩm trong vùng. Những khách hàng này thường trả giá cao và nếu so sánh với các công ty chế biến sữa, thì họ cũng dễ tính hơn vì không đặt ra các tiêu chí nghiêm ngặt với chất lượng sữa. Họ chỉ cần sữa thơm ngon và béo ngậy.
Nuôi đơn giản
Mặc dù quy mô trại nuôi không lớn, song việc kinh doanh sữa vẫn diễn ra suôn sẻ theo cách thức truyền thống. Trâu nước được nuôi nhốt trong những chuồng có thiết kế đơn giản. Mỗi chuồng có sức chứa khoảng 30 con trâu, không khép kín và mỗi con có một chỗ chăm sóc cố định. Điều này có nghĩa là trại nuôi chỉ cần tới 15 công nhân. Họ không tập trung vào một công việc cố định mà làm mọi việc từ cho trâu ăn, vệ sinh chuồng, tắm cho trâu và vắt sữa. Vắt sữa vẫn được thực hiện bằng tay.

Ông Badhale cũng không có đất để sử dụng. Toàn bộ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được mua bên ngoài và phân thải sẽ được đưa ra khỏi trang trại. Khẩu phần ăn của trâu nước chủ yếu gồm các loại lá giàu năng lượng như lá mía, thân ngô, vỏ đậu lăng, bã bia và rơm. Mỗi con trâu nước ăn khoảng 40 kg thức ăn/ngày. Thức ăn cho trâu được bổ sung 50 g phụ gia. Ông Badhale cũng chia sẻ, ông không biết chính xác những thành phần của phụ gia nói trên, nhưng đây chủ yếu là các loại vitamin và chắc chắn không chứa kháng sinh. Chi phí thức ăn cho mỗi con trâu là 0,44 EUR/ngày. Badhale bán toàn bộ phân trâu cho những hộ trồng nho trong vùng với giá 25 EUR/xe phân.
Tiềm năng
Bò là linh vật với những dân theo đạo Hindu. Mọi hành vi làm đau con vật hoặc giết mổ chúng đều bị lên án. Giết hoặc ăn bò hoặc động vật có họ với bò chỉ được phép tại 8 trong số 29 bang thuộc Ấn Độ. Chỉ có những người theo đạo Hồi, chiếm 40% dân số Ấn Độ ăn thịt bò. Vào tháng 5/2017, đảng cầm quyền BJP đã ban hành lệnh cấm giết mổ bò, nhưng tới tháng 7/2017 thì quyết định này được luật pháp sửa đổi lại vì hậu quả của lệnh cấm với người dân theo đạo hồi và ngành bò sữa tại Ấn Độ quá lớn. Tuy nhiên, toàn bộ những con bò đực hoặc bò sữa đã già sẽ phải đưa đi đâu? Đây vẫn là vấn đề nóng tại Ấn Độ.

Đứng trước tình hình đó, ông Badhale cũng thấy bế tắc. Trâu nước, dù không được coi là linh vật, song chúng cũng được đối xử tương tự như bò theo đạo Hindu. Do đó, Badhale phải giữ lại những con trâu đực già tại trại nuôi trong 2,5 năm và sau đó bán như vật nuôi khai thác sức kéo. Những con vật không quá già được bán với giá khoảng 250 EUR còn con trâu hoặc bò sữa già vẫn được giữ lại trang trại để chăm sóc. Nhưng khi đến trang trại, hiếm khi người ta nhìn thấy chúng. Môt số người dân cho biết, phần lớn vật nuôi này được đưa đến “goshala” theo tiếng địa phương, tức là một khu nghỉ dưỡng dành riêng cho các con bò sữa đã già do Chính phủ xây dựng. Theo ông Badhale, khi ngành bò sữa Ấn Độ đang quá phức tạp vì vấn đề tôn giáo, thì nuôi trâu nước cũng được coi là một giải pháp hay. Ông chia sẻ, gia đình tôi sẽ tiếp tục gắn bó với nghề sản xuất sữa, nhưng thay vì nuôi bò, chúng tôi nuôi trâu nước, sản lượng sữa giảm nhưng lợi nhuận lại cao hơn rất nhiều.
Theo Rabobank, sản lượng sữa nước của Ấn Độ trong những tháng đầu năm 2019 sẽ tăng nên sản lượng sữa bột tách kem (SMP) cũng tăng theo. Chính phủ nước này đã tăng trợ cấp xuất khẩu tới 20% để đẩy mạnh xuất khẩu SMP. Dự kiến, sản lượng sữa của Ấn Độ trong năm tài khóa 2018/19 vượt 180 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp Ấn Độ cho biết, năm 2017, quốc gia này nuôi hơn 355 triệu con bò sữa và trâu nước. Sản lượng sữa năm 2017 đạt 165,4 triệu tấn, gấp 11 lần sản lượng sữa của Hà Lan.
Mạnh Hùng
Nguồn Globadairy
- Bàn giải pháp quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt Nam
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
-
Mạnh dạn đầu tư để làm chủ trang trại gà cho thu doanh thu hàng tỷ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội viên nông dân Nguyễn Mạnh Hà, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là điển hình trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, luôn giúp đỡ hội viên nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIHội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giáTại An Giang, giá các loại lúa như OM 18, Đài thơm 8 ổn định ở mức từ 7.800-8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg.
-
Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022Đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
-
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp