“Món quà” 16 dưỡng chất giúp cam bưởi nuôi trái ngọt trĩu cành
Với nhiều nhà vườn trồng cam Cao Phong, hay trồng bưởi đặc sản Phúc Trạch thành công những năm gần đây, thì câu trả lời của họ rất nhanh và không cần phải suy nghĩ: Phân lân và phân đa yếu tô NPK Văn Điển.
Đó không phải là một lời quảng bá, bởi không nhà nông nào chịu khen sản phẩm phân bón khi nó không giúp họ thành công trên chính vườn cây của họ. Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, người gắn bó lâu năm với lĩnh vực hướng dẫn nông dân bón phân cho cây trồng cũng đã thừa nhận với phóng viên Làng Mới những điểm ưu việt của các sản phẩm phân bón do Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển đối với cây có múi ở Việt Nam.
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, để thu được 10 tấn quả tươi, cây có múi như cam (hoặc bưởi, quýt…) lấy đi từ đất trung bình 17kg đạm (N); 5kg lân (P2O5); 20kg kali (K2O); 20kg vôi (CaO); 2kg magie (MgO); 2kg lưu huỳnh (S); 0,5kg bo (B); 0,4kg kẽm (Zn); 0,02kg sắt (Fe) và 0,01kg đồng (Cu)… Riêng giai đoạn từ sau đậu quả đến thu hoạch (nuôi quả), cây cần đến 80% tổng lượng dinh dưỡng lấy từ đất. Cây có múi sau khi nở hoa, thụ phấn, đậu quả thì cây bắt đầu bước vào giai đoạn nuôi quả.
Phân bón Văn Điển – “thực đơn” trọn gói cho cây có múi
Trong thời kỳ cây có múi nuôi quả, người ta thường chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn sau đậu quả, giai đoạn trái lớn, giai đoạn tích lũy đường quả chín, giai đoạn sau đậu quả được tích lúc từ quả bằng ngón tay đến bằng quả trứng gà đối với cam, quýt và bàng vốc tay đối với bưởi. Nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn này cần đầy đủ ba chất đạm, lân, kali. Thường thì nhu cầu đạm mà cây cần nhiều hơn kali và lân. Cây cũng cần rất nhiều chất magie để phát triển diệp lục tăng quang hợp. Chất vôi đặc biệt cần thiết để thông thoáng không khí vùng rễ, điều hòa độ pH thích hợp cho rễ tơ hấp thụ dinh dưỡng.
Bởi vậy, phân bón cho cây có múi giai đoạn này phù hợp nhất là phân bón Văn Điển đa yếu tố NPK – sản phẩm được sản xuất từ lân nung chảy Văn Điển, có thành phần dinh dưỡng dễ tiêu lân = 16%; vôi = 30%; magie = 15%; silic = 24% và 6 chất vi lượng như bo, kẽm, sắt, đồng, mangan… Tổng dinh dưỡng cây trồng “ăn” được từ loại phân bón này đến 86%.
Khi phối lượng lân Văn Điển với đạm, kali, Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển đã cho ra đời các dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK có đầy đủ các loại dinh dưỡng nhất.
Loại chuyên dụng bón thúc sau đậu quả gồm có:
* Phân đa yếu tố NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng dễ tiêu: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 7%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2% + vi lượng B, Ze, Mn, Co, Fe… Tổng dinh dưỡng 46%;
* Phân đa yếu tố NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng dễ tiêu: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6% + vi lượng B, Ze, Mn, Co, Fe… Tổng dinh dưỡng 61%.
Bà con nông dân có thể sử dụng một trong hai loại để bón thúc ngay cho cây sau đậu quả, lượng bón căn cứ vào tuổi cây, năng suất quả, số quả đậu trên cây, độ phì nhiêu của đất để điều chỉnh lượng. Khuyến cáo chung: từ 2 – 4kg/cây, rải đến phân trực tiếp lên rãnh đã bón phân đợt sau thu hoạch trước đó, lấy đất ở ngoài tán phủ kín phân tưới nước hoặc sau bón tưới nước ngay để phân tan.
Đối với các vườn chưa được bón lân Văn Điển hoặc bón quá ít (2 kg/cây) thì cần thiết phải bón lân nung chảy Văn Điển ngay đợt này cùng bón với phân bón thúc lượng bón 1,5 – 2,5kg/ cây, rắc phân trực tiếp vào rạch, bón sau đó tưới nước, bón phân đa yếu tố NPK và lân nung chảy Văn Điển cung cấp ngay tất cả dinh dưỡng cho cây. Lúc này bộ rễ tơ đang bắt đầu hoạt động mạnh sẽ tiêu hóa nhanh dinh dưỡng nuôi cây, nuôi cành lá và nuôi quả lớn.
“Món quà” 16 yếu tố dinh dưỡng nuôi cây
Đặc biệt trong phân lân Văn Điển và phân đa yếu tố NPK chứa hàm lượng vôi (CaO), điều hòa ngay môi trường khử chua đất tạo thông thoát cho rễ hô hấp, tăng hút dinh dưỡng, đồng thời trong phân còn chứa lượng magie cao giúp cho bộ lá tăng diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp tạo dinh dưỡng nuôi quả.
Do phân Văn Điển cung cấp cùng một lúc tất cả 16 yếu tố dinh dưỡng cho cây nên quả non đậu cao, lớn nhanh, vỏ quả xanh sáng bóng. Sau bón đợt 1 khoảng 50 – 60 ngày, sự phân hóa múi được diễn ra ngày càng rõ trong quả, sự hình thành các vách ngăn múi, tôm múi được tiến hành. Lúc này cây cần lượng kali cao hơn. Do đó, loại phân đa yếu tố NPK 12.8.12 được khuyến cáo dùng chủ yếu đợt bón này. Liều lượng bón tùy theo tưới cây, mức năng suất và số quả đang có trên cây và lượng phân đã đầu tư đợt sau đậu quả nhiều hay ít để bón.
Theo khuyến cáo chung của chuyên gia, bà con nên bón đợt 2 là từ 1,5 – 2,5kg/cây, rải phân trực tiếp vào rãnh bón đợt trước, sau đó tưới nước hoặc bón khi đất còn ẩm hoặc sau mưa. Tuyệt đối không nên xới xáo, đào cuốc đất tránh đứt rễ tơ ảnh hưởng đến cây. Mục đích đợt phân này bổ sung thêm cho cây tăng tốc quả lớn, kích thích rễ cây hấp thụ dinh dưỡng đồng thời duy trì độ bền vững của bộ lá quang hợp.
Cùng thời gian này, các bộ phận của cây hoạt động mạnh cần duy trì độ ẩm đất khoảng 80%, tuyệt đối không để đất khô và cũng không quá ướt, nếu gặp mưa lớn, phải tiêu nước ngay. Nhà vườn cần quan sát sức khỏe của cây như màu sắc lá, bản lá dày, xanh sáng mỡ, buổi trưa lá mở không rủ, đó là vườn cây khỏe mạnh.
Khi được bón đầy đủ phân Văn Điển khép kín từ đợt bón sau thu hoạch, bón sau đậu quả, bón thúc quả lớn thì cây khỏe mạnh và đẹp mắt với dàn quả đồng đều. Trước thu hoạch 45 – 60 ngày, nhà nông cần tiến hành bón phân đợt cuối cùng. Lúc này các bộ phận chứa dinh dưỡng của quả đã bắt đầu tích lũy. Để quả ngọt thơm, sắc tố vỏ quả đẹp và chống rụng quả khi chín gặp độ ẩm cao nhất là giống cam sành thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 2, cần phải chọn loại phân chuyên dụng bón trước thu quả.
Muốn quả đẹp, ngon và bền, đừng quên bón trước thu quả
Loại phân thích hợp để bón cho cây trước thu quả chính là phân đa yếu tố NPK 12.7.10. Đây là loại phân có kết cấu kali dễ tiêu cao gấp hai lần đạm với thành phần dinh dưỡng dễ tiêu: N = 12%; P2O5 = 7%; K2O = 20%; CaO = 6%; MgO = 1%; SiO2 = 2%; SiO2 = 4% và B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co… Tổng dinh dưỡng 50%. Lượng bón bình quân từ 1,5 – 2kg/cây. Cách bón: Rải phân đều trên rãnh quanh hình chiếu tán cây sau đó tưới nước.
Đối với vùng cam sành hoặc những vùng đất hay có hiện tượng rụng quả khi chín thì nhất thiết phải bón lân Văn Điển để chống rụng quả. Lân Văn Điển bên cạnh cung cấp lân, vôi, magie, các chất vi lượng, lân Văn Điển còn có lượng silic cao giúp cho sự hình thành cutin, liên kết với lớp cùi giữ cho núm quả chắc bền, liên kết tầng rời núm quá tốt hơn giảm sự rụng quả khi gặp mưa hoặc cây đang thừa đạm. Lượng lân Văn Điển bón từ 2 – 4 kg/ cây, rải phân trực tiếp lên rãnh bón phân và khu quanh hình chiếu tán lá, tưới nước hoặc bón theo mưa.
Bón thúc quả đợt cuối bằng phân đa yếu tố NPK kết hợp cùng lân Văn Điển, người trồng cây có múi dễ thấy màu sắc vỏ quả tươi, nhẵn, chín đều, không rụng, bộ lá xanh đậm, bản lá dày, cây khỏe, ít sâu bệnh, chất lượng thịt quả ngọt, thơm mùi đặc trưng của giống, vỏ quả chắc, dễ vận chuyển và bảo quản thời gian dài, ít hư hao.
Hiện nay các vùng trồng cam như: Cao Phong (Hòa Bình), Quỳ Hợp (Nghệ An), vùng đặc sản bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc Quang (Hà Giang)… xây dựng vùng chuyên canh sản xuất cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP đã gần như hoàn toàn sử dụng phân bón Văn Điển khép kín đưa năng xuất, chất lượng bền vững, xây dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Việt Hà – Nam Phong
-
'Sẽ đề nghị Chính phủ có Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3' -
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu -
Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non -
Quảng Trị: Bốn huyện đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò
- TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh
- Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ
- Ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Nông dân ven sông Lam đánh thức tiềm năng “vốn tự nhiên” từ con rươi
- TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
- Quảng Trị: Huyện Hướng Hóa công bố dịch lở mồm long móng
- Khẩn trương phổ biến phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫuNgày 17/9, tại Hội trường UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc), Hội Nông dân Quảng Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoThủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quán triệt phương châm "4 tại chỗ," chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoNgày 18/9/2024, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra công điện khẩn số 37 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện và sẵn sàng chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của thời tiết.
-
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung thu cho trẻ em mọi miềnVinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!