
Cụ thể, Sở NN&PTNT Quảng Bình đã có nhiều hướng dẫn triển khai các mô hình chuyển đổi cây nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá

Trên cánh đồng sen của ông Võ Văn Lòi, thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, người dân đang tấp nập thu hoạch sen. Ông Lòi cho biết, hiện đang là thời điểm thu hoạch sen nên mỗi ngày ông phải thuê 12-14 nhân công mới đủ cung ứng sen tươi cho thương lái. Vụ sen năm nay, gia đình ông trồng 6,5ha sen kết hợp với nuôi vịt và các loại cá, như: lóc, chép, diếc....
Theo ông Lòi, sen là loại cây rất dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, tỷ lệ hao hụt thấp, chỉ mất chi phí cho lần xuống giống đầu tiên, sau đó chăm sóc bón phân và thu hoạch. Sen được trồng 1 vụ/năm bắt đầu từ tháng 2 và sau gần 3,5 tháng có thể cho thu hoạch, sen nở rộ vào tháng 6 đến tháng 8.
Thời điểm này, hạt sen tươi rất được ưa chuộng nên thương lái tìm đến thu mua tận nơi với giá từ 40-50 nghìn đồng/kg.
Theo dự tính của ông Lòi, vụ sen này, gia đình ông thu hoạch gần 12 tấn hạt sen, cho thu nhập gần 500 triệu đồng. “Diện tích này trước đây gia đình tôi trồng lúa, nhưng vì đất xấu, thường xuyên bị ngập lụt nên năng suất lúa đạt thấp. Nhận thấy trồng lúa không hiệu quả, tôi mạnh dạn chuyển đổi qua trồng sen kết hợp nuôi cá. So với trồng lúa, trồng sen cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-5 lần”, ông Lòi chia sẻ.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Duy Hưng, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy cho biết “Huyện Lệ Thủy hiện có hơn 25ha trồng sen, tập trung tại các xã: Lộc Thủy, Liên Thủy, Sơn Thủy, Mỹ Thủy, Xuân Thủy, Phong Thủy. Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá đang là hướng đi mới đem lại hiệu quả cao cho người dân, với thu nhập bình quân từ 100-150 triệu đồng/ha.
Mô hình trồng cây ăn trái trên vùng gò đồi

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất vùng gò đồi thích ứng với biến đổi khí hậu, thời gian qua, xã Sơn Hóa (Tuyên Hóa) đã phát triển đa dạng các loại cây trồng, như: cam, ổi, bưởi, cây dược liệu…, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Quyết Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hóa cho biết, trước đây, trên đất vườn đồi, người dân chủ yếu trồng keo tràm, sắn và một số loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp. Nhưng sau khi có chủ trương chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó tập trung phát triển các mô hình trồng cây ăn quả.
Hiện, trên địa bàn xã Sơn Hóa có 25 mô hình trồng cam, ổi, bưởi, chanh… đem lại hiệu quả kinh tế cao, với thu nhập bình quân từ 50-70 triệu đồng/năm.
Gia đình anh Thái Văn Thuận, thôn Kim Sơn đã phát triển hiệu quả mô hình trồng cây ăn quả trên địa bàn xã Sơn Hóa. Nhờ áp dụng khoa học-kỹ thuật, hơn 2ha cam, bưởi, ổi của gia đình anh đang phát triển tốt, cho năng suất cao.
Anh Thuận chia sẻ: “Tôi bắt đầu xây dựng mô hình trồng cây ăn quả trên đất vườn đồi vào năm 2019. Thời gian đầu, tôi trồng cam, bưởi, sau đó mở rộng thêm diện tích trồng ổi. Những ngày đầu bắt tay vào thực hiện mô hình tôi chưa có kinh nghiệm nên khâu chọn giống và khâu tiêu thụ gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng hiện tại, vườn cây ăn quả của gia đình tôi đã có lượng khách ổn định, nhiều thương lái đến thu mua tận vườn. Từ mô hình cây ăn quả, gia đình tôi thu về hơn 150 triệu đồng/năm”.
Hiệu quả kinh tế của cây trồng chuyển đổi tương đối cao, trung bình lãi từ 10-30 triệu đồng, cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa.
Chuyển đổi sang loại cây trồng cạn
Ông Trần Duy Hưng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy cho biết, trước tình hình BĐKH ngày càng khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, trên những vùng ruộng không đủ nước tưới để sản xuất lúa hè-thu hoặc sản xuất tái sinh kém hiệu quả, UBND huyện Lệ Thủy đã chỉ đạo các địa phương mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng cạn, như: ngô, đậu xanh, dưa hấu có nhu cầu nước thấp, phù hợp với điều kiện đất đai của từng vùng và có thị trường ổn định.
Ngay sau khi thu hoạch vụ Đông-Xuân, người dân đã tập trung làm đất, lên luống gieo trồng các loại cây trồng nhằm tranh thủ độ ẩm của đất và thu hoạch sớm trước ngày 25-8 để tránh chuột, mưa lụt. Vụ Hè-Thu 2021, huyện Lệ Thủy đã chuyển đổi 23ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác. Những diện tích chuyển đổi hoàn toàn, lâu dài huyện sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng/ha.
Theo ông Đinh Xuân Thương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuyên Hóa, Tuyên Hóa là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của BĐKH, nguồn nước sông Gianh bị xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp không sản xuất được. Để thích ứng với BĐKH, các địa phương trên địa bàn huyện đã thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác, như: ớt, ngô, lạc…
Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo các xã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung đưa các giống ngắn ngày, chất lượng cao, chịu hạn tốt vào sản xuất. Giai đoạn 2021-2025, huyện Tuyên Hóa sẽ tập trung chuyển đổi trên 100ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác; phát triển sản xuất gạo hữu cơ, tăng giá trị sản phẩm; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn sinh học, thích ứng với BĐKH.
Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NN&PTNT chia sẻ: “BĐKH phát sinh nhiều khó khăn, thách thức nhưng để thích ứng với BĐKH, ngành Nông nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi mới đạt kết quả cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững. Dự kiến đến năm 2025, Quảng Bình sẽ thực hiện chuyển đổi linh hoạt 2.500ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, như: ngô, dưa hấu, lạc, sen, lúa-cá... Chuyển đổi diện tích gần 2.000ha đất cao su kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, như: mít ruột đỏ,.."
-
Phát triển lúa chất lượng cao cần gắn với giảm phát thải khí nhà kính
-
Chàng thanh niên người Tày thành công với nông nghiệp công nghệ cao
-
Tham gia hợp tác xã, nông dân "nhàn hơn" và có thu nhập ổn định
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp
- Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%
- Thành lập Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam
- “Đôi bạn thâm tình” lúa vụ Xuân- phân Văn Điển mang lại mùa vàng cho nhà nông
- Diêm dân Bà Rịa - Vũng Tàu sống được nhờ muối được giá
- Doanh nghiệp thủy sản, chăn nuôi đồng loạt đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Nghệ An: Ngành Chăn nuôi phát triển nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh
- Nghệ An: Có trên 15.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC
-
Hội Nông dân Tuyên Quang hỗ trợ đưa hội viên đi xuất khẩu lao động(Tapchinongthonmoi.vn) - Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân về nguồn vốn vay, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn… Thời gian qua Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang còn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để kịp thời tư vấn, hỗ trợ thông tin về các thị trường xuất khẩu lao động, nhất là đối với những thị trường tiềm năng, phù hợp với lao động nông thôn Tuyên Quang.
-
Phát triển lúa chất lượng cao cần gắn với giảm phát thải khí nhà kínhSản xuất lúa gạo nước ta hiện chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính và hơn 75% lượng khí thải metan của toàn ngành nông nghiệp. Vì vậy, để Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050, ngành nông nghiệp còn nhiều việc phải làm.
-
Ban Bí thư thi hành kỷ luật đảng viên vi phạmNgày 28/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.
-
Niềm tin vững chắc của ngư dân trên biển miền TrungBên cạnh thực hiện chức năng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên biển, kể từ khi thành lập đến nay (28/3/2014) Chi đội Kiểm ngư số 3 (tại Sơn Trà, Đà Nẵng) luôn tích cực hỗ trợ ngư dân bám biển phát triển kinh tế.
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sảnThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
-
Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói BHXH, BHYT được khẳng định là trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội.
-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lậpChiều ngày 27/3, tại TP.HCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (28/3/2003 – 28/3/2023) với chủ đề “Hành trình 20 năm cho mùa bội thu”.
-
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.
-
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.
-
Ngành tài chính đã nỗ lực khơi thông huyết mạch, thúc đẩy phát triển kinh tếCông tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng, quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh