Ninh Bình xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch, văn hóa
Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử
Điểm nhấn về văn hóa nổi bật nhất của Ninh Bình, đó chính là quần thể Di tích Quốc gia đặt biệt cố đô Hoa Lư và quần thể di tích Tràng An - Bái Đính, nơi hội tụ, lưu giữ truyền thống văn hóa xưa và nay. Để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của những di tích, danh thắng trên, Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình đã khéo léo xây dựng các Nghị quyết lồng ghép vào chương trình xây dựng NTM của địa phương. Sự sáng tạo đó, đã và đang mang lại hiệu quả rất khả quan.
Một trong những điểm nhấn của chương trình xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình đó là tỉnh xác định công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa tại địa phương là nội dung quan trọng, tạo điểm khác biệt, cần nâng tầm về chất lượng. Từ đó, trong thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền các xã đăng ký về đích NTM nâng cao, kiểu mẫu năm 2024 cần quan tâm chỉ đạo thực hiện, hướng tới mục tiêu các di sản văn hóa trên địa bàn quản lý được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định. Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện lồng ghép phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại địa phương: Xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nếp sống văn hóa ở cộng đồng; các hoạt động du lịch và lễ hội...
Xã Xích Thổ, nằm ở phía Bắc huyện Nho Quan, có địa thế hiểm yếu, núi đồi bao bọc chở che, là vùng tự do hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền cách mạng, cầu nối quan trọng, huyết mạch giữa Liên khu 4 với Khu 3, với chiến khu Việt Bắc trước đây. Với vị trí chiến lược đó, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và chống Mỹ (1954-1975), nơi đây được lựa chọn để phát triển phong trào cách mạng, là nơi cất giấu quân, lương, tập kết của nhiều đơn vị quân đội để huấn luyện, là điểm xuất phát tiến công quân thù.
Ở Xích Thổ, mỗi ngọn núi, dòng sông đều thấm đẫm câu chuyện lịch sử, những trận đánh oai hùng: Những trận địa pháo trên đồi Sông (thôn Đại Hòa), đồi Ma (thôn Đức Thành) hay dấu tích về căn hầm nơi ở và làm việc của đồng chí Đỗ Mười tại đồi Số (thôn Hồng Quang), bia kỷ niệm Trường Quân chính Nguyễn Huệ tại đồi Sông (thôn Khánh Thiện)… Năm 1996, Xích Thổ được Chủ tịch Nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân; năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là xã An toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Phát huy truyền thống cách mạng, bài học về sức mạnh đoàn kết toàn dân trong thời kỳ kháng chiến, Đảng ủy, chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thi đua lao động, sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương, tranh thủ thời cơ, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ông Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Xích Thổ chia sẻ: “Truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước của thế hệ cha anh là niềm tự hào và động lực tiếp sức Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đồng lòng xây dựng quê hương trở thành vùng quê đáng sống”.
Nâng tầm giá trị di sản cố đô Hoa Lư
Ngày 9/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2410/QĐ - TTg công nhận huyện Hoa Lư đạt chuẩn NTM, là huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh Ninh Bình và cũng là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM. Đến nay, toàn huyện đã có 6/10 xã được công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu (gồm xã Ninh Giang, Ninh Mỹ, Trường Yên, Ninh Thắng, Ninh Hải và Ninh An) và 56/85 thôn, xóm đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu; thị trấn Thiên Tôn đạt chuẩn văn minh đô thị.
Trong quá trình xây dựng NTM và NTM nâng cao, kiểu mẫu, Hoa Lư đã xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, với tiềm năng, lợi thế có nhiều khu du lịch những năm qua, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện Hoa Lư đã có nhiều khởi sắc, bước đầu ghi được dấu ấn. Những điểm du lịch nổi tiếng của huyện Hoa Lư như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc Bích Động, Thung Nham, Hang Múa... Sự phát triển của du lịch đã thu hút hàng chục nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp ở địa phương có việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Du lịch phát triển mạnh, khiến cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp chỉ chiếm hơn 15% trong cơ cấu kinh tế vùng di sản. Trong đó xác định một số sản phẩm chủ lực như: Lúa gạo, sen và các sản phẩm từ sen; dê và các sản phẩm từ thịt dê, cá rô Tổng Trường và các sản phẩm từ cá rô Tổng Trường...
Ông Lưu Quang Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư cho biết, đến nay, huyện đã cơ bản đạt 9/9 tiêu chí NTM nâng cao. Với một số tiêu chí chưa có hướng dẫn cụ thể và các chỉ số chưa vững chắc, huyện Hoa Lư đã đề xuất và phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn, tập trung chỉ đạo nhằm hoàn hiện hồ sơ đề nghị xét công nhận huyện NTM nâng cao trong năm 2024.
Về thăm ngôi nhà cổ của gia đình ông Giang Tất Đệ, thôn Trường Xuân, xã Trường Yên, một ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc truyền thống, tuy chưa xác định được cụ thể tuổi của ngôi nhà, nhưng đến ông Giang Tất Đệ là đời thứ tư sống dưới mái nhà này. Ngôi nhà có kết cấu “năm gian hai chái”; được dựng theo kiểu quá giang vượt tường; hệ thống vì kèo theo kiểu “trụ non, con cung, chồng giường, đấu dế”.
Ông Minh cho biết, theo thống kê sơ bộ, trong vùng lõi Di sản Tràng An còn gần 100 nếp nhà cổ, có kiến trúc truyền thống tiêu biểu, được xây dựng trước năm 1945 và phân bố chủ yếu trên địa bàn 2 xã Trường Yên và Ninh Xuân, hiện đang được bảo tồn tương đối tốt. “Có một số nếp nhà, khi được trao truyền qua vài thế hệ, trở thành không gian thờ tự và đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh. Việc bảo tồn những nếp nhà truyền thống là tiền đề cho mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững có tính đương đại mà vẫn giữ được bản sắc của vùng đất Cố đô. Do đó, việc bảo vệ, gìn giữ “Di sản” trong Di sản được chúng tôi rất chú trọng” - ông Minh cho biết.
Để bảo tồn và phát huy giá trị nhà cổ trong vùng lõi Di sản thế giới Tràng An, tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 105/2023/NQ-HĐND, ngày 12/7/2023, trong đó quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, nhằm giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của các công trình xây dựng này lưu lại những “tinh túy” cha ông để lại.
Ông Nguyễn Cao Tấn, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình.
-
Tết về miền Tây để 'sống xanh', chơi vui và khám phá nông nghiệp -
Đại Lộc nỗ lực về đích huyện nông thôn mới năm 2025 -
Tết mới với những điều đặc biệt ở Làng Nủ -
Xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống cho người dân
- Tháo gỡ điểm nghẽn giúp nông thôn mới về đích đúng hẹn
- 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao
- Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mới
- Bắc Giang công nhận thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2024
- Bạc Liêu sẽ xóa nhà tạm, dột nát cho 1.760 hộ nghèo
- Nghệ An: Những đổi thay từ thành quả xây dựng nông thôn mới
- Cần Thơ vượt chỉ tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao
-
Ninh Bình xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch, văn hóa(Tapchinongthonmoi.vn) - Với lợi thế có bề dày truyền thống văn hóa, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đặt biệt, Ninh Bình đã chọn cho mình cách xây dựng nông mới (NTM) gắn với gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, kết hợp với du lịch nông thôn, hướng tới sự hài lòng của người dân.
-
Khơi dậy và phát huy sức sáng tạo của nông dân Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng tạo là quá trình khám phá, phát triển, thực hiện những ý tưởng mới hoặc thực hiện chúng theo một cách mới lạ. Sức sáng tạo của con người nói chung và của nông dân nói riêng được coi là vô tận bởi hoạt động sống của con người vô cùng phong phú. Những tấm gương sáng tạo của nông dân Việt Nam mang lại nhiều giá trị mới, thúc đẩy hình thành một lớp nông dân mới, có chuyển biến lớn từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
-
Tết về miền Tây để 'sống xanh', chơi vui và khám phá nông nghiệpVới thiên nhiên ưu đãi và sự sáng tạo không ngừng, các mô hình du lịch nông nghiệp xanh tại miền Tây Nam bộ đang mang đến những trải nghiệm khác biệt cho du khách.
-
Chuyên gia Campuchia khẳng định nền tảng vững chắc để Việt Nam phát triểnNhà nghiên cứu người Campuchia cho rằng thành tựu to lớn đạt được từ công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng là nền tảng vững chắc để hướng tới hoàn thành mục tiêu phát triển vững mạnh.
-
Nông dân Nam Định hào hứng xuống đồng đầu Xuân mớiNhững ngày đầu năm mới Xuân Ất Tỵ 2025, tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân các địa phương của tỉnh Nam Định đã ra đồng làm đất, gieo trồng nhằm bảo đảm khung thời vụ, hướng đến vụ Xuân thắng lợi.
-
Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương GiangTối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.
-
RẠNG RỠ VIỆT NAMNhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM". Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
-
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của ĐảngTrong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
-
Nông dân Thái Nguyên vững tin bước vào kỷ nguyên mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Xuân Ất Tỵ đã về trên quê hương cách mạng Thái Nguyên, mùa Xuân mới đang mở ra với bao niềm tin và khát vọng... Nông dân Thái Nguyên sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, sau 1 năm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân (ND) Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) và Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên lần thứ IX (nhiệm kỳ 2023-2028).
-
Một số nhiệm vụ và giải pháp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên. Ngày 19/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) đối với một số nhóm sản phẩm, hàng hóa trong nước”; trong đó có nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
3 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa -
4 2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây -
5 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025