Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”
Ban Thường vụ Trung ương Hội NDVN đã ban hành Quy định số 181-QĐ/HNDTW, ngày 20/02/2024 về công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Các cấp Hội tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ đẩy mạnh liên kết, hợp tác, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị…; các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đăng ký danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp năm 2024; qua bình xét có 3.777.126 hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, đạt 130,25% kế hoạch.
Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu là: Nông dân Nguyễn Thị Biên (Thanh Hóa) với doanh thu 150 tỷ đồng/năm; nông dân Nguyễn Đức Mệnh (Hải Dương) doanh thu 95 tỷ đồng/năm; nông dân Nguyễn Minh Nhủ (Bến Tre) với mô hình nuôi tôm mang lại lợi nhuận bình quân/năm đạt 20,5 tỷ đồng; nông dân Huỳnh Mừng Em ở Bạc Liêu với mô hình nuôi ngao thu lãi hơn 10 tỷ đồng/năm…
Các cấp Hội đã vận động, hướng dẫn thành lập mới 497 Câu lạc bộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân điển hình, những mô hình mới trong nông nghiệp, nông thôn với những sáng kiến, cách làm hay, năng động, sáng tạo, chuyển đổi số, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã hỗ trợ, giúp đỡ được 38.769 hộ nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương về vốn, vật tư đầu vào, việc làm để vươn lên thoát nghèo, trong đó có nhiều hộ nông dân biết cách vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng. Thông qua phong trào đã góp phần khơi dậy tinh thần đoàn kết, thi đua sản xuất, kinh doanh, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo của nông dân.
Vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Các cấp Hội tích cực triển khai thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Các cấp Hội tích cực vận động hội viên, nông dân hưởng ứng tham gia thực hiện Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; vận động hội viên, nông dân tự nguyện hiến trên 5,3 triệu m2 đất, góp trên 3 triệu ngày công lao động; làm mới và sửa chữa, bê tông hóa, kiên cố hóa trên 3,5 nghìn km đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng.
Tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt bền vững để xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đóng góp quan trọng vào kết quả xây dựng nông thôn mới cả nước năm 2024.
Hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị
Hội Nông dân các cấp đã tích cực phối hợp với các doanh nghiệp, nhà khoa học hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng trên 4.977 mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học; hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị góp phần giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân xây dựng vùng nguyên liệu nông sản tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao như Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn Trung ương Hội hợp tác với Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân thí điểm xây dựng, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại tỉnh Quảng Ninh; Hội ND tỉnh Sơn La hỗ trợ nông dân xây dựng vùng nguyên liệu xoài, nhãn, bưởi, dứa, ngô ngọt, chanh leo phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; Hội ND thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Lâm Đồng… hỗ trợ nông dân xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất rau an toàn tập trung.
Các cấp Hội đã tư vấn, hỗ trợ nông dân xây dựng và phát triển thương hiệu cho trên 4.605 sản phẩm nông sản, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, giá trị nông sản trên thị trường. Tích cực hỗ trợ, hướng dẫn hội viên tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đã hỗ trợ xây dựng 5.484 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, góp phần thúc đẩy phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng nông sản của Việt Nam, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số
Nhận thức kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Với tính chất là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong những năm qua, Hội Nông dân Việt Nam luôn xác định tham gia phát triển kinh tế tập thể, HTX là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Vì vậy luôn chủ động, tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, chú trọng xây dựng các mô hình Chi, Tổ Hội nông dân nghề nghiệp, theo phương thức “5 tự”, “5 cùng”, góp phần đẩy mạnh quá trình tham gia phát triển kinh tế tập thể.
Hội đã ban hành nhiều kế hoạch, đề án, hướng dẫn hội viên, nông dân tích cực tham gia kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; ban hành Hướng dẫn quy trình thành lập hợp tác xã trong nông nghiệp. Tổ chức ký kết Chương trình phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về việc tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp; các cấp Hội vận động 745.813 hội viên nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã, đạt 165% kế hoạch; hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn thành lập mới 680 hợp tác xã, đạt 328,5% kế hoạch; 3.780 tổ hợp tác trong nông nghiệp, đạt 378% kế hoạch.
Đẩy mạnh thực hiện Đề án số 03-ĐA/HNDTW của Ban Thường vụ Trung ương Hội về hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2020-2025, các cấp Hội đã tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số; tổ chức Diễn đàn về khởi nghiệp sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số trong nông nghiệp cho cán bộ, hội viên, nông dân; phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc biên soạn và phát hành cuốn Cẩm nang “Hướng dẫn nâng cao nhận thức về phát triển cộng đồng, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và vai trò của Hội Nông dân trong triển khai chương trình OCOP”; định hướng, khơi dậy, thúc đẩy đông đảo hội viên nông dân tích cực khởi nghiệp, sáng tạo, góp phần tạo việc làm, đóng góp vào quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho hội viên, nông dân.
Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã do Hội vận động, tư vấn, hướng dẫn thành lập hoạt động hiệu quả, tiêu biểu là: Hợp tác xã Nông nghiệp Long Thành Phát (Đồng Nai) doanh thu hơn 212 tỷ đồng/năm; Hợp tác xã Nông nghiệp 118 (Cao Bằng) có doanh thu từ bán kén tằm đạt 100,7 tỷ đồng; Hợp tác xã sản xuất dịch vụ nông nghiệp Châu Pha (Bà Rịa Vũng Tàu) doanh thu 52 tỷ đồng; Hợp tác xã trái cây sinh học OCOP (Hậu Giang) doanh thu 65 tỷ đồng; Hợp tác xã cây ăn trái Bàu Đồn (Tây Ninh) doanh thu 132 tỷ...
-
Đẩy mạnh công tác xây dựng người nông dân văn minh, phát triển toàn diện trong kỷ nguyên mới -
Nông dân An Lão áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi được lợi kép bò khoẻ, môi trường lại trong lành -
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang -
Hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững, lâu dài
- Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn
- Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu
- TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024
- Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
- Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
- Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- 11 đội thi tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tỉnh Bình Phước năm 2024
-
Đề ra 7 nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ VChiều 6/1, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Rau Quả Việt Nam tổ chức Đại hội Hiệp hội Rau Quả Việt Nam nhiệm kỳ V (2024-2029). Từ năm 2023 đến nay, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc.
-
Các cấp Hội tập trung, quyết tâm thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025Sau 1 ngày làm việc khẩn trương, với không khí làm việc tập trung, nghiêm túc, trách nhiệm, ý kiến tâm huyết, chất lượng, chiều 6/1, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII đã bế mạc, thành công tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra.
-
Đưa công nghệ đột phá vào mỗi hộp sữa, Vinamilk ‘nâng cấp” chuẩn chất lượng thị trường sữa nội địaSau cột mốc ra mắt logo mới, trong năm 2024, trung bình cứ 2 ngày Vinamilk lại tung ra một đổi mới về sản phẩm. Không chỉ “thay áo” qua bao bì mới, mang hàng loạt công nghệ tiên tiến trên thế giới về Việt Nam được cho là cách mà Vinamilk, “người khổng lồ” ngành sữa Việt, đang tạo ra sân chơi mới bằng viêc “định chuẩn mới” cho thị trường.
-
Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USDNăm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2023; xuất siêu năm thứ 9 liên tục với mức thặng dư gần 25 tỷ USD.
-
Hội Nông dân Việt Nam phát động thi đua năm 2025, triển khai thực hiện 6 nội dung quan trọngChiều 06/01/2025, tiếp tục chương trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 4, khóa VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phát động thi đua năm 2025 trong toàn hệ thống Hội.
-
"Chiến thắng 7/1 đã khắc sâu vào tâm khảm của nhân dân Campuchia"Sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của hai nước láng giềng đã đóng góp tích cực vào công cuộc tái thiết Việt Nam và Campuchia, tạo dựng nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị lâu dài giữa hai nước.
-
Bầu bổ sung 6 ủy viên ban chấp hành, 3 ủy viên ban thường vụ Trung ương Hội NDVNTrong chương trình làm việc chiều 06/01/2025, Hội nghị ban chấp hành (BCH) Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) lần thứ 4, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bầu bổ sung 6 ủy viên ban chấp hành, 3 ủy viên ban thường vụ. Ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN chủ trì hội nghị.
-
Phát huy dân chủ, trí tuệ quyết định các vấn đề quan trọng của tổ chức Hội và phong trào nông dânSáng 06/01/2025, sau phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII nhiệm kỳ 2023 -2028 do ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, các đại biểu chia thành 4 tổ thảo luận 4 nội dung theo những gợi mở của Chủ tịch Lương Quốc Đoàn.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028Sáng ngày 6/01/2025 tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028 đã được khai mạc. Tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội NDVN, lãnh đạo các ban, đơn vị, Trung tâm thuộc Trung ương Hội; các Ủy viên BCH Trung ương Hội NDVN nhiệm kỳ 2023-2028. Hội nghị lần này tập trung vào công tác Tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 cùng các nội dung quan trọng.
-
Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mớiHội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra trong 2 ngày 6-7/01/2025 tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng, đánh giá kết quả thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân thời gian qua, trong đó nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix