Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Sau mùa trái ngọt, cây cam “khát khao” món ăn gì để phục sức cho mùa sau?

09:33 07/12/2020 GMT+7

Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, để có được sản lượng một tấn quả cam, trung bình cây đã lấy đi trong đất 1,7kg đạm; 0,5kg lân; 3,2kg kali và các chất trung, vi lượng. Chỉ cần sử dụng phân lân Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển là vườn cam đã đáp ứng được nhu cầu nhiều sau mỗi đợt thu hoạch. 

Dinh dưỡng cân đối từ phân bón Văn Điển rất cần cho cây cam sau mỗi mùa thu trái. Ảnh minh hoạ. Tư liệu.

Cam có nhiều giống và trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau nhưng đặc tính chung: Thuộc loài thân gỗ, có bộ rễ ăn sâu, tán rộng. Rễ cây cam thuộc loại rễ cọc (riêng cây trồng từ cành chiết thì không có rễ cọc), nhưng bộ rễ cám (bộ rễ hút dinh dưỡng chủ yếu, phát triển ở độ sâu 0-50cm) chỉ phát triển tốt trên đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, thoát nước, có tính kiềm pH từ: 5,5 – 6,5. Khi độ chua của đất pH thấp hơn 5,5 bộ rễ cam sẽ bị các nguyên tố sắt (Fe), nhôm (Al) gây độc hại, cây dễ bị thiếu các yếu tố dinh dưỡng như: canxi (Ca), magie (Mg), photpho (P) và molipden (Mo)…, hoạt tính của các vi sinh vật đất cũng bị giảm thấp. Do vậy, về phân bón, cây cam rất cần phân hữu cơ tạo chất mùn và phân khoáng tự nhiên. Cam ít thích hợp các loại phân hóa học, đặc biệt ít thích hợp với các loại phân bón tan nhanh, phân bón có phản ứng chua và gây chai cứng đất.

Phân lân Văn Điển – “bạn vàng” của cây cam

Trong các dinh dưỡng khoáng, canxi vừa là thức ăn cho cây; vừa là thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây, cũng là chất liên kết các hạt li-mông, keo đất tạo ra các đoàn lạp làm tăng độ tơi xốp cho đất. Quan trọng nhất là Ca tham gia phản ứng trung hòa các axit, nên có tác dụng  khử chua và tham gia cải tạo đất nông nghiệp. Khi độ pH được cải thiện, chất chua, chất độc trong đất giảm thì bộ rễ cây non có điều kiện phát triển thuận lợi, khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng của bộ rễ tăng lên, cây khỏe mạnh phát triển nhanh. Magie là chất tạo diệp lục tố và khử chua giúp làm cho cam tăng độ ngọt, tăng thời gian bảo quản. Silic khử độc Fe và Mn, giúp thành mạch và vách tế bào vững chắc làm cho cây chống đổ gẫy tốt hơn và sâu bệnh khó xâm nhập. Trong đó, silic còn góp phần cứng cây, tăng chất lượng quả như tăng độ ngọt, nhiều nước và hương vị của quả.

Đối chiếu với nhu cầu của cây cam, có thể nói phân lân Văn Điển là một người “bạn vàng”, vì bổ khuyết được những hạn chế về dinh dưỡng của phần lớn các diện tích đất trồng cam còn thiếu. Phân lân Văn Điển có tỷ lệ can xi và các dinh dưỡng trung lượng như Mg, Si… khá cao, nên có tác dụng khử chua, nâng dần độ pH của đất phù hợp với cây cam. Mặt khác, đất trồng cam chủ yếu trồng trên đồi, vườn, bãi sông là nơi cao, dốc; đất dễ bị rửa trôi và thiếu các chất trung và vi lượng. Lân Văn Điển là loại lân chậm tan, chỉ tan trong dung dịch a xít yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi. Ngoài ra, lân Văn Điển còn bổ sung các chất trung và vi lượng, các chất này đất đang thiếu hụt mà rất cần thiết cho cây.

Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho các loại cây trồng nói chung, trong đó có loại bón cho cây cam nói riêng. Do thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có tác dụng như trên. Nó khác với một số loại phân NPK thông thường là ngoài đạm, lân, ka li còn có các chất trung và vi lượng, rất cần thiết cho cây cam, giúp tăng năng suất, chất lượng, tăng sức chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh, ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất. Do yêu cầu đất đai, dinh dưỡng và đặc tính của cây như trên, nên người trồng cam ở những vùng cach tác tập trung đã chọn phân Văn Điển để bón.

Phân bón đa yếu tố NPK-12-5-10 thích hợp bón cho cây cam. Ảnh Tư liệu.

“Mít chạm cành, chanh chạm rễ”

Để có lượng dinh dưỡng nuôi số lượng quả lớn trên cây, các bộ phận của cây cam đều hoạt động, đặc biệt là bộ rễ tơ hấp thụ dinh dưỡng và nước từ đất đưa lên lá quang hợp, tổng hợp thành chất dự trữ ở quả đồng thời phát triển thân, cành, lá. Từ khi quả cam chín đến kỳ thu hoạch cũng là lúc cây suy kiệt dinh dưỡng, mà biểu hiện rõ nhất ở bộ rễ tơ và lá. Rễ tơ thường gọi là rễ cám ăn nông sát mặt đất, mọc từ những rễ bên ăn lan ra quanh tán lá, các đầu lông mút của rễ dược ví như các “pit tông” bơm hút nước, dinh dưỡng từ đất dưới áp lực nhựa cây đưa lên lá quang hợp tạo thành chất dinh dưỡng. Số lượng quả trên cây càng nhiều thì cường độ hoạt động của rễ tơ càng lớn đồng nghĩa với sự già hóa càng cao.

Các nghiên cứu về nông học cho thấy, cây cam càng nhiều năm tuổi, năng suất quả càng cao rễ tơ càng nhanh cỗi và cần phải tạo lập rễ tơ mới. Nếu để lưu lại rễ tơ cũ của cam thì sản lượng quả năm sau sẽ thấp, cây hồi phục chậm, sinh trưởng yếu. Vì vậy, biện pháp phá bỏ rễ tơ cũ ngay sau thu quả, là việc cần phải làm như cổ nhân dã dạy:Mít chạm cành, chanh chạm rễ”. Bộ lá cam sau thu hoạch bị dày, cứng, giảm sút màu xanh, số lượng diệp lục tố giảm nhanh, sức quang hợp thấp, cần phải được phục hồi bộ lá ngay bằng việc đốn, tỉa tạo hình, cắt bỏ cành khô, cành xiên vào tán, cành vượt, cành quá yếu, tạo thông thoáng cho cây.

Đối với cam thời kỳ kinh doanh, theo tính toán khoa học, để có được sản lượng một tấn quả cam thì trung bình cây đã lấy đi trong đất: 1,7kg đạm (N); 0,5kg lân (P2O5); 3,2kg kali (K) và các chất trung, vi lượng. Do vậy cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cả đa lượng và trung,vi lượng, với số lượng phân đầu tư tùy theo độ tuổi cây và sản lượng quả. Phân bón Văn Điển là loại phân tốt nhất cho cây lâu năm, đặc biệt cho cây ăn quả, là một trong những sản phẩm từ nhiều năm nay được bà con trồng cam mến mộ bởi phát huy hiệu quả tối đa trong thâm canh cây ăn quả, nhất là việc hồi phục cho cây cam sau thu hoạch.

Cam bù Hương Sơn thu hoạch vào dịp Tết. Ảnh minh hoạ. Tư liệu.

Lưu ý 4 đợt bón phân cho cây cam sau thu hoạch  

Thông thường, hàng năm phân hữu cơ kết hợp với phân Văn Điển được chia làm 4 đợt bón cho cam:

Đợt 1: Sau khi thu hoạch quả – đây là lần bón quan trọng nhất, giúp cam hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả tốn nhiều dinh dưỡng. Các giống cam thời vụ thu hoạch tập trung chủ yếu vào những tháng cuối năm và trước Tết Nguyên đán, vào những tháng rét nhất trong năm. Sau thu quả, dọn dẹp vệ sinh cắt cành vượt, cành khô, cành sâu bệnh. Đồng thời vệ sinh vùng gầm tán cây, khoảng 50 – 60cm tính từ gốc cây trở ra: Làm sạch cỏ gầm tán cây, thậm chí có thể cuốc xới cho bớt rễ tơ xung quanh tán cây, tạo rãnh theo hình chiếu tán cây rồi tiến hành bón phân lân Văn Điển cho mỗi gốc 1 – 3kg + thêm 0,5 – 1,5kg đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 5.10.3 hoặc 10:7:3, công thêm  10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục;  vùi phân lân và phân hữu cơ xuống dưới, đảo phân đa yếu tố NPK với đất rồi rải đều xuống rãnh, lấp đất 2/3 rãnh. Nếu có cỏ, rác tủ rãnh càng tốt.

Đợt 2: Bón trước khi ra hoa nhằm kích thích ra hoa và lộc xuân.

Đợt 3: Sau khi ra quả sinh lý (quả bằng ngón tay) bón nuôi quả. Hai đợt này chủ yếu sử dụng phân đa yếu tố NPK 12:5:10 hoặc 12:3:10, 12:8:12.

Đợt 4: trước khi thu hoạch 1 – 1,5 tháng, giúp tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt. Đợt này chủ yếu dùng phân bón ĐYT NPK Văn Điển công thức 13:3:13 hoặc 12:12:17.

Nhà nông nên làm cỏ tán cây, gầm tán cây và tạo rạch xung quanh tán cây cam sau thu hoạch vừa hạn chế nguồn bệnh hại, vừa làm bớt 1 phần lớp rễ già kết hợp bón phân hữu cơ và phân nung chảy Văn Điển, phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Đó là cách cung cấp đầy đủ và cân đối đạm, lân, kali, vôi, magie, silic, các chất vi lượng rất cần thiết, giúp cho cây cam mau hồi sức sau thu hoạch, cây phát triển khoẻ, cân đối, sai hoa, đậu quả nhiều. cam được bón phân này thì lá dày, ít sâu bệnh, giảm hiện tượng rụng quả, giúp quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, quả ngọt, nhiều nước, hương vị đậm đà hơn và bảo quản được lâu dài hơn.

Trọng Hòa – Nam Phong