Tạo đà xây dựng nông thôn mới đúng lộ trình
Nâng chất các tiêu chí nông thôn mới
Với quan điểm xây dựng nông thôn mới là không dừng lại, không chạy theo thành tích, Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh phải luôn phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương để cùng thống nhất xây dựng chương trình một cách phù hợp nhất, cũng như giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí trong nông thôn mới để hướng tới nông thôn mới văn minh, hiện đại.
Ông Hồ Xuân Hoè - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị cho hay: Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đang chuyển biến mạnh mẽ từ “lượng” sang “chất”. Tỉnh Quảng Trị cũng đang tích cực triển khai thống kê, rà soát các tiêu chí nông thôn mới đã đạt của từng xã để có những hỗ trợ, giải pháp phù hợp duy trì và phát triển bền vững các tiêu chí.
Trên thực tế đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị đã và đang xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng từng tiêu chí nông thôn mới một cách cụ thể nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
Xã Cam Chính (huyện Cam Lộ) là xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Cam Lộ là một ví dụ điển hình trong việc nâng cao chất lượng các tiêu chí. Năm 2016, sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, chính quyền và người dân xã Cam Chính đã nỗ lực rất lớn để triển khai thực hiện nâng chất các tiêu chí nông thôn mới như: Trồng đường hoa, đường cây xanh bóng mát trên địa bàn toàn xã; lựa chọn các khu dân cư để chỉ đạo điểm; xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, tiến tới nhân rộng ra các khu dân cư còn lại.
Đồng thời xã Cam Chính cũng tập trung xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân như: Trồng cây hồ tiêu tập trung, trồng cây chè vằng, trồng cây sắn dây, trồng dứa, nuôi gà Cùa, nuôi dê…Với những nỗ lực đó, đến cuối năm 2019 xã Cam Chính là 1 trong 3 xã được UBND tỉnh Quảng Trị lại công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Quảng Trị.
Ông Phạm Viết Thanh - Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới huyện Cam Lộ cho hay: Không chỉ ở xã Cam Chính mà ở tất cả các xã còn lại huyện Cam Lộ sau khi về đích nông thôn mới, chính quyền và người dân tập trung ngay vào việc giữ vững và nâng chất các tiêu chí.
Ngoài ra, UBND huyện Cam Lộ cũng luôn quan tâm và coi trọng công tác chỉnh trang nông thôn mới; luôn thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí; thành lập các tổ công tác và triển khai xây dựng các đề án. Đặc biệt là đề án xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Cam Lộ đạt 48,72 triệu đồng, là kết quả tích cực trong điều kiện ảnh hưởng bởi Covid-19 và thiên tai gây hậu quả nặng nề năm 2020.
Đến nay, tỉnh Quảng Trị có 63/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 huyện nông thôn mới (huyện Cam Lộ) và 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu (Vĩnh Kim, Vĩnh Thủy và Cam Chính); bình quân các xã trên địa bàn toàn tỉnh đạt 16,1 tiêu chí; không có xã đồng bằng đạt dưới 16 tiêu chí và xã miền núi đạt dưới 8 tiêu chí.
Kiến tạo những miền quê đáng sống
Ngày 04/11/2021, Tỉnh uỷ Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; theo đó sẽ triển khai thí điểm mô hình xã nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025, dự kiến sẽ chọn 1-2 xã chỉ đạo điểm tỉnh xây dựng xã nông thôn mới thông minh; mỗi huyện sẽ chọn 01 xã chỉ đạo điểm của huyện và các xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu sẽ lựa chọn 01 thôn để xây dựng nông thôn mới thông minh theo bộ tiêu chí đã đặt ra.
Phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 9 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; 25 xã đạt nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; không còn xã đạt dưới 13 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 lần so với năm 2020.
Ông Trần Trọng Tuấn - Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị cho hay: Để thực hiện kế hoạch này, tỉnh đã đề ra hàng loạt giải pháp trọng tâm như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân nông thôn; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Quảng Trị cũng sẽ nâng cao năng lực Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp. Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh trong giai đoạn vừa qua, rút ra bài học kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm sáng tạo... phục vụ xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới; huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai chương trình. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện...
Xây dựng nông thôn mới, không chỉ giúp các địa phương trên địa bàn hoàn thành mục tiêu xóa nghèo bền vững mà còn góp phần kết nối người dân Quảng Trị, cho thấy nông thôn mới không phải là đích đến để có thể dừng lại, thụ hưởng, mà chính là thử thách mới trong triển khai nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao.
Trong đó, chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng và đặc sản để đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng thương hiệu, bao bì nhãn mác sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, xác định đây là nội dung đột phá, động lực, sức sống của chương trình nông thôn mới thời gian tới.
Ngoài ra việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn; các lĩnh vực y tế, giáo dục, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường nông thôn cải tạo cảnh quan môi trường gắn với phát triển du lịch cộng đồng được chú trọng. Qua đó đã từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, kiến tạo những miền quê đáng sống.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP -
Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa -
Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt -
Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
- Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hương
- Huyện Định Hóa về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực
- Sơn Động xây dựng nông thôn mới: Dễ làm trước, khó làm sau
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh