
Thái Bình: Lúa bị chuột phá hoại và trách nhiệm của doanh nghiệp
Theo phản ánh của bà con nông ở tỉnh Thái Bình về nạn “chuột tặc” phá hại mùa màng, ngày 31/03/2021, Tạp chí điện tử Làng Mới có bài viết “Thái Thụy (Thái Bình): Nỗi lo “chuột tặc” của bà con nông dân”. Phóng viên đã có dịp trở lại địa phương này để tìm hiểu thêm về trách nhiệm của các bên liên quan về vấn đề này.
Tại thôn Lễ Củ, xã Thuỵ Duyên, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình, chúng tôi chứng kiến cảnh chuột phá hoại lúa Đông Xuân 2020-2021 của bà con nông dân. Trao đổi với chúng tôi, một số nông dân xót xa cho biết, năm nay chuột phá hoại mùa màng rất nhiều. Từ đầu vụ tới nay, thôn Lễ Củ đã ngâm 10 tấn thóc mầm để trộn với thuốc diệt chuột của Công ty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư Nông nghiệp Xanh (Hà Nội) nhưng hiệu quả diệt chuột không cao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Hường – Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Thuỵ Duyên cho biết: Xã Thuỵ Duyên có diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 300ha, trồng lúa 2 vụ/năm, bà con trong xã chủ yếu là làm nông nghiệp. Từ năm 2017 HTX đã ký hợp đồng diệt chuột với Công ty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư Nông nghiệp Xanh với giá 35.000 đồng/sào/vụ, mỗi năm 2 vụ lúa là 70.000 đồng/sào.
Hình thức diệt chuột của Công ty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư Nông nghiệp Xanh là cho công nhân đi rải thuốc diệt chuột sinh học trên cánh đồng. Trước đây, mỗi vụ Công ty rải 1-2 lần là đảm bảo. Nhưng theo phản ánh của nông dân, từ vụ lúa mùa 2020 đến nay, hiệu quả diệt chuột không cao. Công ty rải 4-5 lần thuộc nhưng chuột vẫn hoành hành nhiều. “Vì vậy để bảo vệ mùa màng, bà con nông dân trong xã đã phải tự mua nilon về để quây lại ruộng nhằm tránh chuột cắn phá” – ông Hường cho biết thêm.
Theo quan sát của phóng viên Tạp chí Nông Thôn Mới, nhiều cánh đồng của bà con nông dân các huyện Thái Thuỵ, Đông Hưng vụ lúa Đông Xuân 2020-2021, phải “đắp bờ thuỷ tinh” 100% (bờ nilon chống chuột phá lúa), nhưng bà con nông dân vẫn chưa yên tâm về nạn chuột.
Để tìm hiểu về cách giải quyết của doanh nghiệp trước thực trạng này, phóng viên Tạp chí Nông Thôn Mới có liên hệ với Công ty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư Nông nghiệp Xanh (Hà Nội). Ông Bùi Ngọc Trung – người được giới thiệu là cán bộ phụ trách tỉnh Thái Bình của Công ty này cho biết, Công ty đang thực hiện việc diệt chuột ở các huyện Thái Thuỵ, Đông Hưng, Tiền Hải. Năm nay do chuột nhiều, nên ngoài rải “mồi” sinh học, Công ty đã có thêm một số giải pháp như ngâm mộng thóc rồi trộn với thuốc bả chuột; đánh bắt bằng thủ công; rải bẫy cạm, bẫy kẹp, thu mua đuôi chuột (3.000 đồng/đuôi)… để nhằm hạn chế việc chuột phá hoại mùa màng.

Trước câu hỏi, Cổ phần Dịch vụ Đầu tư Nông nghiệp Xanh phải chịu trách nhiệm như thế nào trước những tổn thất của người nông dân, khi đã có giao kèo về dịch vụ diệt chuột bảo vệ lúa, nhưng không đạt hiệu quả, ông Trung cho rẳng: Đánh giá về thiệt hại do chuột phá hoại, phải chờ đến lúc gần thu hoạch lúa, phía chính quyền, Hợp tác xã, người dân và Công ty đi nghiệm thu mới rõ. Với những diện tích bị thiệt hại 100%, Công ty sẽ hỗ trợ bà con nông dân 2.000 đồng/m2, tính ra sẽ là 720.000 đồng/sào; với diện tích lúa mà năng suất giảm thì tính theo tỷ lệ phần trăm để đền bù cho người dân.
Về nguyên nhân của “nạn” chuột phá lúa năm nay, ông Nguyễn Trọng Phới – Chủ tịch UBND xã Thuỵ Duyên lý giải thêm: Năm nay diện tích cấy mạ non cần cạn, không cần nước. Đây là điều kiện chuột phá hoại nhiều và hiện nay các bờ vùng, bờ thửa ý thức dọn vệ sinh của bà con rất kém, nên đã tạo điều kiện trú ngụ và sinh sản của của chuột. Đối với Cổ phần Dịch vụ Đầu tư Nông nghiệp Xanh, họ cũng đã có công nhân đánh bả chuột, có những ngày diệt hàng trăm con. Chuột bị diệt rất nhiều nhưng vẫn còn rất nhiều, đây cũng là điều “trăn trở” của cả chính quyền và nông dân địa phương.

Từ góc độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên nông dân, ông Nguyễn Đình Chung – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thái Thuỵ cho biết thêm: Vấn đề nạn chuột không chỉ diễn ra ở vùng nông thôn mà còn có ngay ở thị trấn; Hội Nông dân đã nắm được tình hình và có báo cáo với Hội Nông dân tỉnh, Thường trực UBND huyện Thái Thuỵ, mong rằng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để có hướng giải quyết.
Hoàng Tính
-
Chủ động, tích cực trong công tác tuyên truyền pháp luật
-
Kết nối giao thương sản phẩm OCOP giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố năm 2023
-
Tuyên truyền tốt để giúp nông dân không phạm luật
-
Duy trì, hoạt động hiệu quả Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật
- Bình Thuận: Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trên lĩnh vực chế biến nông - lâm - thủy sản
- Cần mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông, thủy sản vào Canada
- Vừa là nơi giao lưu văn hóa, vừa cung cấp các kiến thức pháp luật cần thiết cho nông dân
- Tìm giải pháp tiếp cận và khai thác hiệu quả thị trường Halal toàn cầu
- Đắk Lắk: Tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp lần I - năm 2023
- Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII (2023- 2028)
- Cà Mau: 14 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửPhí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; Đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; Di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
-
Xử lý 14.589 vụ vi phạm pháp luật hải quan, thu nộp NSNN hơn 474 tỷ đồng11 tháng của năm 2023, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 14.589 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 11.521 tỷ đồng; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 474,258 tỷ đồng.
-
Tìm giải pháp để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 6/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức hội nghị Hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) khi xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"
-
5 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại