
Để có được trữ đường cao trong thân cây mía trong nhiều năm liên tiếp, bên cạnh những điều kiện có sẵn, nhà nông cần được trang bị thêm kỹ năng sử dụng phân bón thông minh, đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, vừa nuôi cây, vừa bảo vệ đất, vừa tiết kiệm được túi tiền đầu tư.
Cây mía đã và đang trở thành cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân cả nước, nhất là các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Mía là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, không kén đất, dễ tính và trồng 1 lần có thể cho thu hoạch 3-4 vụ với năng suất rất cao. Với giống mía cao sản, mỗi hecta có thể cho từ 150 đến 200 tấn mía cây mỗi năm, cá biệt còn có thể lên đến 260 tấn/năm.
Thời gian sinh trưởng của mía dài từ 10 – 15 tháng, nên yêu cầu các chất dinh dưỡng cao hơn các cây trồng khác. Mặt khác sản phẩm người ta cần ở cây mía là lượng đường chứa trong cây. Lượng đường và chất lượng đường phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cung cấp cho mía. Trong đó, kali và canxi có ảnh hưởng rất lớn. Riêng chất silic có nhu cầu rất lớn đối với các loại cây họ hòa thảo như mía. Với cây 1 lá mầm như lúa, mía…, nhu cầu dinh dưỡng silic gấp hơn 4 lần so với nhu cầu đạm. Silic làm cứng cây, hạn chế đổ, tăng khả năng chống hạn, chống sâu bệnh, giảm độc mangan, tạo diệp lục, tăng hàm lượng gluxit, tinh bột, đường trong cây.
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình (chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong hướng dẫn sử dụng phân bón) cho biết: Qua phân tích cây mía khi thu hoạch, chúng ta thấy, ruộng mía có năng suất 100 tấn mía cây, cây lấy đi hết 142 – 200kg đạm (N), 42 -85kg lân (P205), 314 – 425kg kali (K2O), 40kg can xi (CaO), 47kg magie (MgO), 25kg lưu huỳnh (S), 400 – 600kg silic (Si), 6kg natri (Na), 2 – 3kg sắt (Fe), 1kg mangan (Mn), 0,11 – 0,05kg đồng (Cu), 0,02 – 0,05kg kẽm (Zn), 0,1 – 0,2kg bo (B) và 0,001kg molypden (Mo).
Như vậy mía có nhu cầu rất cao về đạm, và nhu cầu đặc biệt cao là kali. Nếu hệ số sử dụng phân bón khoảng 40% thì cần bón cho 1ha mía tối thiểu: 240kgN, 290kg K2O; tương đương 520kg urê và 485 kali clorua.
“Món quà dinh dưỡng quý giá” dành cho cây mía
Thực tế đất trồng mía ở các vùng của nước ta hầu hết là đất chua, độ pH trong khoảng từ 3 – 4,5; lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, bo và những chất vi lượng. Đặc biệt đất trồng mía của các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc nhiều nơi rất chua đến mức pH chỉ ở khoảng 3,8-4,2. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu cho thấy, cây mía phát triển tốt nhất trên đất có pH từ 5,0 – 7,0 và phải có hàm lượng canxi, magie và các chất trung – vi lượng từ trung bình trở lên. Thông thường, bà con thường bón vôi để cải tạo độ chua và bổ sung canxi, tuy nhiên bón vôi nhiều sẽ làm chai đất. Hơn nữa bón nhiều vôi cây dễ bị thiếu kali, thiếu bo, kẽm…Năng suất, chất lượng mía vùng này chưa cao so với các vùng khác trong cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như quy hoạch, giống cây trồng, điều kiện tự nhiên… trong đó việc lựa chọn và sử dụng phân bón của bà con các dân tộc miền núi còn nhiều bất cập.
Phân nung chảy Văn Điển, với 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch và công nghệ nung chảy đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… Sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất khác giữ bám. Phân bón này chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây hấp thụ từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, nên vừa tiết kiệm đầu tư vừa giúp phục hồi chất đất trong thời gian dài.
Phân lân nung chảy Văn Điển khi được kết hợp với đạm ure, kali và một số chất vi lượng khác, doanh nghiệp đã sản xuất ra phân bón đa yếu tố NPK, trong đó có một số loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón cho mía như sau:
-Phân ĐYT NPK 16.6.16 giàu chất dinh dưỡng với thành phần cân đối và hợp lý: N 16%, P2O5 6%, K2O 16%, S 2%, MgO 5%, CaO 8%, SiO2 7% và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Mn, Co.
-Phân ĐYT NPK 12:8:12 có N 12%, P2O58%, K2O 12%, S 6%, MgO 6%, CaO 8%, SiO2 9% và các chất vi lượng khác.
-Phân ĐYT NPK 10.5.12 có tỷ lệ dinh dưỡng cao và có đầy đủ các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng: N 10%, P2O5 5%, K2O 12%, S 3%, MgO 7%, CaO 7%, SiO2 6% và các chất vi lượng khác.
Phân ĐYT NPK 15.5.20 chuyên dùng bón thúc (N=15%; P2O5=5%; K2O=20%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co… Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.
Cách sử dụng phân bón Văn Điển cho cây mía
Bón phân cho mía phải đạt được 3 yêu cầu cơ bản là đúng – đủ – kịp thời. Do vậy, bón phân cho mía nên kết hợp bón phân lân nung chảy Văn Điển với phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ có hiệu quả cao hơn.
Bón lót:
Nhà nông làm đất trồng mía là phải cày sâu để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển theo chiều sâu và rộng, giúp cây phát triển nhanh, chống đổ tốt và tăng khả năng chống hạn của mía ở những tháng ít mưa đặc biệt là đất đồi. Sau khi tạo rạch, bón mỗi héc ta khoảng 15-20 tấn phân hữu cơ, từ 1-1,5 tấn phân lân Văn Điển, đảo đều và rải phân rồi lấp đất, đặt hom.
Bón thúc:
– Bón thúc đợt 1, khi mía đẻ nhánh, bón 800-1.200kg phân ĐYT NPK : 12-8-12 hoặc ĐYT NPK: 16-6-16 trên mỗi hecta, hoặc dùng phân ĐYT NPK 15-5-20 Văn Điển thay thế.
– Bón thúc đợt 2 khi mía bắt đầu vươn lóng, bón 700- 1200kg/ha, chọn một trong các loại phân trên.
Cuốc xả hai bên mép luống cách gốc mía 20-30cm, sâu 15-20cm, bón phân vào rãnh rồi xới xáo, làm cỏ và lấp đất, kết hợp tưới đủ ẩm cho mía nếu gặp thời tiết khô hạn.
Lưu ý:
– Đối với mía gốc cần bón phân nhiều hơn mía tơ khoảng 10-15% lượng phân bón các loại.
– Phân nung chảy không tan trong nước nên khi bón phân Văn Điển thì không nên hòa nước để tưới; không nên rải phân trên mặt đất mà phải vùi sâu và lấp đất kín phân, vừa hạn chế hiện tượng xói mòn rửa trôi, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây mía trong cả chu kỳ sinh trưởng.

Cây mía sẽ như thế nào nếu được bón phân Văn Điển?
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho biết: Mía được bón Phân lân nung chảy và phân bón ĐYT NPK Văn Điển sẽ được đảm bảo đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa lượng và các các dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết. Cây mía khoẻ, thân mập, lóng to, mắt nhỏ, lá phát triển dựng đứng, màu xanh sáng tăng khả năng quang hợp. Đặc biệt, do có chất silic nên lá mía dày, vỏ bóng, cứng cây tăng sức chống đổ: hạn chế sâu đục thân và nấm bệnh, tăng hàm lượng đường Saccaro, giúp cho quá trình sản xuất đường, thu được chất lượng đường cao.
Với mía trắng, khi được bón phân Văn Điển thì cây to, chắc, không bị xốp ruột như bón nhiều đạm, nước ngọt. Với mía tím, khi được bón phân này, màu cây tím đen mượt, tăng vị ngọt thơm, tăng sức hấp dẫn khách hàng.
Qua nhiều năm sử dụng phân bón văn Điển, năng suất mía và hàm lượng đường trong mía Thanh Hóa, nhất là các huyện Thạch Thành, Nông Cống, Như Thanh… tăng rõ rệt. Phân bón Văn Điển cũng đã góp phần làm cho cây mía tím ở Hòa Bình trở thành niềm tự hào của bà con người Mường Hòa Bình, và đặc biệt, đầu năm 2019 cây mía tím Hòa Bình đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe để lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Trọng Hòa – Nam Phong
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
- Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm giới thiệu phát triển Nông nghiệp Việt Nam và Quốc tế
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
Hội Nông dân Sơn La phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, từng bước tri thức hóa nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sơn La lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đã được tổ chức trọng thể sáng ngày 29/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
-
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2023Một số chính sách pháp luật mới sẽ được đưa vào áp dụng như bãi bỏ nhiều Thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức, chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
-
GDP quý III tăng 5,33%, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nétTổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng kết quả này cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%).
-
Long An hướng tới mục tiêu "nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân"(Tapchinongthonmoi.vn) -Sau 2 ngày diễn ra, chiều 28/9, Đại hội (ĐH) đại biểu Hội Nông dân tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thành công tốt đẹp. Ông Lê Văn Hùng tái đắc cử chức Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An.
-
Bắt tay với 2 nhà nhập khẩu - phân phối lớn tại Trung Quốc, Vinamilk tiếp tục mở rộng sản phẩm sữa vào thị trường tỷ dân(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 26/09/2023 tại Quảng Châu (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.
-
Quỳ Châu (Nghệ An): Tan hoang sau lũ, 35/35 trường dừng dạy học do mưa lớn(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Quỳ Châu (Nghệ An) là địa phương thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1.000 hộ dân bị ngập sau trận lũ vừa qua. Nhiều tài sản của người dân, công sở, trường học… ngập sâu trong nước, bị cuốn trôi, nhấn chìm trong bùn.
-
Quảng Trị: Phát hiện thêm công ty xả thải ra sông Sa Lung(Tapchinongthonmoi.vn) - Qua nhiều ngày trinh sát, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, Công an huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị phát hiện, bắt quả tang một công ty giấy có có đường ống từ hồ chứa nước thải Công ty đi theo đường ống chảy ra sông Sa Lung.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
-
5 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới