
Việt Nam chế tạo thành công bộ KIT chẩn đoán virus SARS-CoV-2
Vật liệu được sử dụng để phát triển bộ Kit chẩn đoán là mẫu RNA đã được tách chiết từ virus SARS-CoV-2 gây bệnh cho bệnh nhân Việt Nam do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp.
Chiều 3/3/2020, Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố chế tạo thành công bộ Kit chẩn đoán virus SARS-CoV-2 có độ đặc hiệu 100% với thời gian của chẩn đoán là 80 phút từ khi nhận mẫu RNA của bệnh nhân.

Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngay từ khi dịch khởi phát, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giao ngay 2 nhiệm vụ khẩn cấp cho Viện Công nghệ Sinh học gồm: “Giải trình tự hệ gene của virus SARS-CoV-2 gây bệnh trên các bệnh nhân người Việt Nam” và “Xây dựng và chế tạo bộ KIT chẩn đoán virus SARS-CoV-2.”
Nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Đồng Văn Quyền và PGS.TS. Đinh Duy Kháng đứng đầu đã chế tạo thành công bộ KIT chẩn đoán virus SARS-CoV-2. Bộ Kit chẩn đoán virus SARS-CoV-2 được phát triển dựa trên công nghệ Realtime RT-PCR trên cơ sở các bộ mồi và mẫu dò được thiết kế và chỉnh lý dựa trên các gene và vùng gene quan trọng của virus SARS-CoV-2 được phân lập tại Việt Nam mà nhóm nghiên cứu đã giải trình tự.
Vật liệu được sử dụng để phát triển bộ Kit chẩn đoán là mẫu RNA đã được tách chiết từ virus SARS – CoV-2 gây bệnh cho bệnh nhân Việt Nam do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp.
Các gene cũng như các vùng gene được nhân dòng từ RNA của virus SARS-CoV-2 để làm mẫu chuẩn cho việc nghiên cứu và cung cấp các trình tự cho việc thiết kế các bộ mồi và mẫu dò; các mẫu RNA của một virus gây bệnh đường hô hấp ở người do bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Viện Y học Dự phòng Quân đội (Bộ Quốc phòng) cung cấp.
PGS.TS. Đồng Văn Quyền cho biết dựa trên nền tảng kiến thức về sinh học phân tử và vi rút học, các nhà Khoa học của Viện đã hợp tác với các đơn vị trong nước như Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Y học Dự phòng Quân đội; kết nối với các Trung tâm quốc tế như CDC Trung Quốc, CDC USA, CDC Nhật Bản, WHO… để khai thác triệt để các thông tin về trình tự hệ gene của virus SARS-CoV-2 cũng như các kỹ thuật chẩn đoán virus SARS-CoV-2 để gấp rút nhân dòng và giải mã các gen và vùng gen quan trọng của virus SARS-CoV-2 phân lập ở Việt Nam.
Những thông tin và kỹ thuật này là cơ sở cho việc phát triển Kit chẩn đoán virus SARS-CoV-2 tại Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Các hóa chất được sử dụng trong bộ Kit bao gồm các sinh phẩm dùng cho việc nhân gene, kiểm tra gene, các Master Mix, các bộ mồi và mẫu dò để chế tạo Kit. Các thiết bị chính được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm tủ cấy vô trùng, máy li tâm lạnh, máy nhân gene (PCR), bộ điện di DNA, máy soi chụp gel, máy quang phổ NanoDrop, tủ lạnh sâu -80 độ C, tủ lạnh thường, máy Real-time PCR…
Bộ Kit chẩn đoán virus SARS-CoV-2 đã được thử nghiệm tại Viện Công nghệ Sinh học. Đến chiều 2/3, bộ Kit đã được ngoại kiểm, đánh giá về độ nhạy và độ đặc hiệu bởi Viện Y học Dự phòng Quân đội. Kết quả cho thấy, bộ Kit chẩn đoán virus SARS-CoV-2 của Viện Công nghệ Sinh học có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương với bộ Kit realtime RT-PCR của Tổ chức Y tế Thế giới; có độ đặc hiệu đạt 100%, độ nhạy là 5 copies/phản ứng, thời gian của quy trình chẩn đoán là 80 phút từ khi nhận mẫu RNA của bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định Viện Công nghệ Sinh học đã làm chủ công nghệ hiện đại và hoàn toàn chủ động trong việc tạo bộ Kit realtime RT-PCR dùng để chẩn đoán virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam, không phụ thuộc vào việc nhập ngoại các bộ Kit.
PGS.TS. Chu Hoàng Hà, Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học cho biết trong thời gian tới, Viện sẽ phối hợp với Viện Y học Dự phòng Quân đội sản xuất số lượng nhiều phục vụ yêu cầu xét nghiệm quy mô lớn. Viện cũng đã sẵn sáng phối hợp với các cơ quan chức năng khác để triển khai ứng dụng Kit chẩn đoán virus SARS-CoV-2 góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Ngoài ra, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ báo cáo Bộ Y tế về kết quả này và sẽ sản xuất số lượng lớn các bộ Kit chẩn đoán, nêu rõ quy trình sử dụng bộ Kit hoặc tham gia xét nghiệm khi có yêu cầu./.
(Theo TTXVN)
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột phá
-
Công ty Điện lực Phú Thọ chung tay xây dựng nông thôn mới
-
Thời tiết từ nay đến hết tháng 12/2023 có gì đáng lưu ý, đề phòng?
-
Chuyển đổi Số trong lĩnh vực báo chí, xuất bản - Xu thế tất yếu
- Áp dụng chế độ tiền lương thống nhất, bãi bỏ tất cả cơ chế đặc thù từ 1/7/2024
- Thanh Hóa: Dừng hoạt động xưởng chế biến dăm gỗ không phép
- Cuốn sách của Tổng Bí thư là bài học chỉ dẫn về Đại đoàn kết toàn dân tộc
- COP28: Ứng phó với biến đổi khí hậu phải thực hiện trên nguyên tắc công bằng
- Hơn 15.000kg rác thải nhựa thu gom từ 'mạng lưới bẫy rác' trên sông Hồng
- Sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thi tốt nghiệp THPT 4 môn để giảm áp lực và tốn kém cho xã hội
-
Còn nhiều thách thức khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN) đang là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới hiện nay. Những lợi ích của xu hướng này đã thấy rõ nhưng việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức không nhỏ.
-
Tuyên truyền tốt để giúp nông dân không phạm luật(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, gắn với cuộc sống của hội viên, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với thực tiễn ở địa phương.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loạiTrưa ngày 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới được tổ chức tại Dubai, UAE. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIIISáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu “Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và anh hùng, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
-
Số hóa giấy chuyển việnBà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang xúc tiến để phối hợp với Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VNeID của Bộ Công an.
-
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga (Nga): "Rất mong dự án của TH đem lại lực đẩy phát triển cho nông nghiệp Kaluga”Qua cuộc phỏng vấn nhanh với ngài bộ trưởng tại khuôn viên trang trại, chúng tôi mới hiểu được lý do vì sao ngài đặc biệt quan tâm, tìm hiểu các trang trại bò sữa của Tập đoàn TH đến vậy.
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột pháMột trong ba khâu đột phá mà Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 đặt ra là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, an toàn lao động...
-
Tổng Bí thư: Công đoàn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của người lao độngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc chăm lo của Công đoàn phải cụ thể, chu đáo, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ.
-
Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 1/12, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2023. Chủ đề: Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
-
Bột sắn dây Nhuận Trạch sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hòa Bình(Tapchinongthonmoi.vn) Sau nhiều năm kiên trì, gia đình anh Thu cùng 8 hộ chuyên trồng sắn dây ở Lương Sơn, Hòa Bình đã thành lập HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch để chuẩn hoá quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời đầu tư hệ thống máy nghiền liên hoàn, máy sấy, qua đó đã xây dựng được quy trình sản xuất khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"