15:08 24/12/2023 GMT+7

Trong tổng số 1.000 đại biểu dự đại hội gồm: Các đại biểu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội khoá VII đương nhiệm; đại biểu chỉ định và  hơn 800 đại biểu được bầu từ Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đại hội trân trọng kính mời đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Chủ tịch Nước, đồng chí Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành ủy; đại diện các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương tham dự.

Tại Đại hội, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của đại hội: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VII trình tại đại hội; Dự thảo Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân khóa VII; Dự thảo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (bổ sung, sửa đổi). Cũng tại Đại hội, cùng với việc thảo luận quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cho cả nhiệm kỳ, đại hội sẽ bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2023-2028.  

Ngày 20/12, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW về đổi mới, nâng cao chất lượng của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Đây là lần đầu tiên có một nghị quyết chuyên đề của Bộ Chính trị về tổ chức Hội Nông dân Việt Nam, thể hiện niềm tin của Đảng dành cho Hội NDVN và giai cấp Nông dân Việt Nam trước thềm Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam (nhiệm kỳ 2023- 2028) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25 đến 27/12/2023.

“Đây là Nghị quyết lịch sử về Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp Nông dân Việt Nam”- Đồng chí Lương Quốc Đoàn- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhận định. Theo người đứng đầu tổ chức Hội Nông dân Việt Nam, trước yêu cầu về đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp, vận động quần chúng nhân dân trong giai đoạn mới cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ, tại nhiệm kỳ Đại hội VII, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết để trình Bộ Chính trị cho ý kiến. "Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của Hội, tập thể Ban Chấp hành khóa VII đã nỗ lực tập trung trí tuệ để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết từ sớm và rất mừng là khi trình lên Bộ Chính trị đã được các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị cho ý kiến nhất trí cao".

Đồng chí Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN phát biểu tại buổi họp báo thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Trong 5 năm qua, Công tác xây dựng Hội tiếp tục được tăng cường và đạt được nhiều kết quả tích cực: công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng được đẩy mạnh, thực hiện sâu rộng, kịp thời; tổ chức bộ máy được củng cố kiện toàn tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ các cấp ngày càng trưởng thành; công tác quản lý, chất lượng hội viên được nâng lên; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật được chú trọng, thực hiện nghiêm túc, đúng quy định; thi đua, khen thưởng có nhiều đổi mới. Vai trò của tổ chức Hội trong xây dựng giai cấp Nông dân ngày càng được khẳng định, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, trình độ, kỹ năng sản xuất - kinh doanh... cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người nông dân.

Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã kết nạp mới được 1.544.234, nâng tổng số hội viên cả nước của Hội lên khoảng 10,2 triệu hội viên; thành lập mới được 2.507 Chi hội Nông dân nghề nghiệp, nâng tổng số Chi hội Nông dân nghề nghiệp cả nước lên 3.165 chi hội, với trên 72.673 hội viên; thành lập mới 13.754 Tổ hội Nông dân nghề nghiệp, nâng tổng số Tổ hội Nông dân nghề nghiệp cả nước lên 26.419 Tổ hội, với 381.758 hội viên. Chất lượng, hiệu quả hoạt động cơ sở Hội và chi hội được nâng lên, số cơ sở Hội khá và vững mạnh vượt 14,48% so với chỉ tiêu Đại hội VII và không có cơ sở Hội yếu kém.

Các phong trào thi đua yêu nước do Hội phát động được lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững. Hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ, đào tạo nghề, phát triển các mô hình kinh tế, tổ hợp tác, hợp tác xã tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân. Vai trò trung tâm, nòng cốt cho các phong trào nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường được thể hiện rõ nét.

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn; hàng năm bình quân có trên 6,2 triệu hộ đăng ký (đạt 104,04% so với chỉ tiêu Đại hội VII), trong đó có trên 3,6 triệu hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, vượt 6,74% so với chỉ tiêu Đại hội. Trong 05 năm qua, các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đã giúp trên 815.000 lượt hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về cây, con giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm... trị giá trên 6.720 tỷ đồng; trên 108.000 hộ nông dân thoát nghèo và đang vươn lên làm giàu; đóng góp xây dựng hàng nghìn căn nhà tình thương, nhà tình nghĩa, mái ấm nông dân và giúp cho trên 1,2 triệu hộ nghèo có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất; đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho các quỹ ở địa phương.

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn.

Tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ Nông dân trong nhiệm kỳ 5 năm qua đạt 1.761,2 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 11,5%, vượt chỉ tiêu Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam (nhiệm kỳ 2018-2023) đề ra; nâng tổng nguồn vốn quỹ toàn hệ thống Hội đạt 4.827 tỷ đồng. Tổng dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội qua Hội Nông dân Việt Nam đạt 90.370 tỷ đồng (tính đến tháng 6/2023); của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 79.702 tỷ đồng.

Đào tạo nghề cho hội viên, nông dân gắn với giải quyết, giới thiệu việc làm cho nông dân được các cấp Hội chú trọng với nhiều mô hình và hình thức đào tạo phù hợp, bình quân hằng năm các cấp Hội trực tiếp, phối hợp đào tạo nghề cho trên 110 nghìn nông dân, trên 80% có việc làm, thu nhập ổn định; tạo việc làm tại chỗ cho hàng triệu lao động.

Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho trên 11,8 triệu lượt hội viên, vượt 39,24% so với chỉ tiêu Đại hội VII. Hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng thành công 12.927 mô hình điểm; tổ chức tập huấn, hướng dẫn, vận động hội viên sử dụng và truy cập mạng Internet, các trang mạng xã hội để khai thác thông tin về thị trường, giá cả phục vụ sản xuất, kinh doanh, đến nay có trên 7,3 triệu hội viên truy cập Internet, vượt 23% chỉ tiêu Đại hội VII đề ra.

Hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản cho nông dân được đẩy mạnh, hỗ trợ nông dân tham gia các sàn thương mại điện tử, đã có trên 5,3 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được giúp tạo tài khoản trên sàn thương mại điện tử (Postmart.vn và Voso.vn); 5,8 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số; hơn 78 nghìn sản phẩm nông sản được đưa lên sàn thương mại điện tử. Xây dựng và duy trì trên 200 cửa hàng “nông sản an toàn” để trưng bày, giới thiệu, quảng bá kết nối hỗ trợ tiêu thụ và cung cấp các sản phẩm nông sản an toàn cho người tiêu dùng.

Hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản cho nông dân được các cấp Hội đẩy mạnh, hỗ trợ nông dân tham gia các sàn thương mại điện tử, 
đào tạo kỹ năng số, xây dựng và duy trì trên 200 cửa hàng “nông sản an toàn”...

Hoạt động tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân được các cấp Hội đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng: Tổ chức tư vấn pháp luật cho 98.290 lượt người; phối hợp xây dựng và duy trì 5.363 mô hình “Hội Nông dân tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội” và 6.068 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”.

Hoạt động tham gia giám sát và phản biện xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong hệ thống chính trị và nâng cao uy tín, vị thế của Hội với bạn bè, đối tác quốc tế.

Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại của Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh, sau 10 năm là quan sát viên, Hội Nông dân Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân thế giới (WFO), tạo điều kiện và mở rộng cơ hội cho hội viên nông dân tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân; Tăng cường củng cố, duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với các đối tác, tổ chức quốc tế. Trong nhiệm kỳ, Hội đã vận động được 276,86 tỷ đồng để triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân. Trong 5 năm qua đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho trên 1.000 giảng viên nguồn (TOT) là cán bộ Hội cơ sở, chi, tổ hội và nông dân giỏi; phối hợp với các đối tác, tổ chức quốc tế tổ chức 174 hội nghị, hội thảo, diễn đàn mời các chuyên gia, nông dân giỏi, các doanh nhân thành đạt của các nước đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho cán bộ Hội các cấp, góp phần nâng cao năng lực tham mưu, thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của các cấp Hội.

Sau 10 năm là quan sát viên, Hội Nông dân Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO) tại Đại hội Tổ chức Nông dân Thế giới từ ngày 07 -10/6/2022.

Công tác vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được các cấp Hội triển khai hiệu quả, thiết thực. Hội viên, nông dân đã tích cực tham gia góp ý các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn nông thôn; hiến hàng triệu mét vuông đất, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng, trên 3 triệu ngày công lao động, sửa chữa, bê tông hóa trên 36 nghìn ki lô mét đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa, sửa chữa trên 27 nghìn ki lô mét kênh mương… đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Hằng năm, Hội vận động trên 9 triệu hộ hội viên nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “Gia đình Văn hoá”; Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Đến nay, đã có 9.766.309 hội viên nông dân tham gia bảo hiểm y tế, đạt 103,15% chỉ tiêu Đại hội VII đề ra.

Công tác vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động
 “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được các cấp Hội triển khai hiệu quả, thiết thực.

Vn đng, hưng dn, hỗ trợ nông dân tham gia phát trin các hình thc kinh tế tp th trong nông nghiệp: Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức đào tạo tập huấn cho trên 36.000 cán bộ, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác và hội viên nông dân; hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn thành lập 10.561 mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả (2.127 hợp tác xã, 8.434 tổ hợp tác); Tích cực hỗ trợ, hướng dẫn hội viên tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hỗ trợ xây dựng 5.003 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022.
Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn hội viên tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP),
hỗ trợ xây dựng 5.003 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.

Các cấp Hội đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nông thôn, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, xây dựng 34.004 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu, đạt 152,24% so với chỉ tiêu Đại hội. Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã tổ chức vận động, hướng dẫn cơ sở Hội xây dựng và duy trì 12.263 mô hình tự quản về an ninh trật tự, đạt 124,06% chỉ tiêu Đại hội VII đề ra, góp phần giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở nông thôn; Phối hợp với Bộ đội biên phòng tổ chức 25.124 cuộc tuần tra biên giới; xây dựng 1.587 tổ nông dân tự quản đường biên, cột mốc; cung cấp 34.050 nguồn tin có giá trị cho các đồn biên phòng, tố giác 3.937 đối tượng phạm tội.

Đồng chí Đinh Khắc Đính – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (ảnh trên cùng) đề nghị Hội Nông dân các cấp vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường nông thôn, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. 

Nhìn chung, với những kết quả tích cực trong công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018-2023, có thể khẳng định: Hội Nông dân Việt Nam ngày càng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân, xây dựng giai cấp Nông dân; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Hội; làm tốt vai trò đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân, cầu nối giữa nông dân với Đảng, Nhà nước; tích cực phát huy vai trò tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân tộc và liên minh “Công nhân - Nông dân - Trí thức”; chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đối ngoại nhân dân… góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Hội Nông dân Việt Nam vinh dự được đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập ngày 11/10/2020 (ảnh trên).
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho đồng chí Thào Xuân Sùng, nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ngày 22/6/2022. (ảnh dưới bên trái).
Thừa ủy quyền của Chủ tịch Nước, ông Trần Hải Châu  - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình ngày 29/4/2022.

Với kết quả trên, trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Hội Nông dân Việt Nam được tặng thưởng 01 Huân chương Hồ Chí Minh, 01 Huân chương Độc lập hạng Ba, 51 Huân chương Lao động các hạng; Chính phủ tặng 07 Cờ thi đua cho các tập thể; Thủ tướng Chính phủ tặng 94 Bằng khen cho tập thể, cá nhân. Ban Chấp hành Trung ương Hội tặng 60 Cờ thi đua cho các tập thể, 6.964 Bằng khen, 15.719 Kỷ niệm chương “Vì Giai cấp Nông dân Việt Nam” cho các tập thể và cá nhân. Hội Nông dân các tỉnh, thành phố xét tặng hàng nghìn bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận và biểu dương, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân các cấp ở địa phương.

Ảnh: Sưu tầm   Thiết kế: Chu Hồng Châu

TỪ KHÓA #nhiệm kỳ 2023-2028 #đại hội đại biểu toàn quốc hội nông dân việt nam lần thứ viii #công tác hội và phong trào nông dân giai đoạn 2018 – 2023: dấu ấn và ghi nhận
TIN cùng chuyên mục