EU tăng tần suất kiểm tra một số nông sản Việt trước khi nhập khẩu
Cụ thể, vừa qua Văn phòng SPS Việt Nam nhận được thông báo số G/SPS/N/EU/804 từ Ban Thư ký Ủy ban SPS/WTO về việc Liên minh châu Âu thông báo Quy định (EU) 2024/3153 ban hành ngày 18/12/2024 sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa từ một số nước thứ ba vào Liên minh châu Âu, thực hiện Quy định (EU) 2017/625 và (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu. Quy định có liên quan đến sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào EU.
Theo đó, EU sẽ nâng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20% và vẫn áp dụng tại Phụ Lục I, lý do trong thời gian qua, tỷ lệ cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang EU vẫn còn cao.
Các hoạt chất như Carbendazim, Fipronil, Azoxystrobin, Dimethomorph, Metalaxyl, Lambda-cyhalothrin và Acetamiprid được phát hiện tồn dư cao trên sầu riêng, với mức vi phạm dao động từ 0,021 đến 6,3 mg/kg, trong khi quy định của EU chỉ cho phép từ 0,005 đến 0,1 mg/kg.
Đây là lần thứ 2 trong năm nay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sầu riêng xuất khẩu sang EU vượt ngưỡng cho phép, bị nâng mức kiểm tra. Đầu năm nay, EU đã ban hành quy định yêu cầu tăng cường kiểm soát đối với sầu riêng Việt Nam lên 10%.
Ngoài ra, EU áp dụng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với thanh long từ 30%; đậu bắp và ớt, áp dụng tần suất kiểm tra đều là 50% đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm (theo quy định tại phụ lục II).
Lý do là trong thời gian qua, số các lô hàng thanh long, ớt và đặc biệt là đậu bắp xuất khẩu sang EU vẫn còn bị cảnh báo, vi phạm quy định MRL không giảm do đó EU vẫn duy trì áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra như lần thông báo trước.
Nếu tuân thủ tốt các quy định về an toàn thực phẩm, sản phẩm sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được "nới lỏng", bao gồm các biện pháp như không bắt buộc phải kiểm tra an toàn thực phẩm và không cần chứng nhận chính thức khi xuất khẩu sang EU, đồng thời tần suất lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa khẩu cũng giảm đi.
Những quy định này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Việc cải thiện chất lượng sản phẩm, đặc biệt là kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, là yếu tố quan trọng để giữ vững thị phần tại thị trường lớn như EU.
-
Lâm Đồng: Phát huy vai trò của cộng đồng, tạo điều kiện để người dân tham gia đóng góp ý kiến -
Mô hình "Vườn mẫu về phát triển cây ăn trái" tại xã Quảng Ngãi -
Bình Thuận: Mở ra nhiều cơ hội kết nối giao thương để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp -
Lâm Đồng, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình xã Nông thôn mới thông minh và thí điểm xã thương mại điện tử
- Cà Mau: Dự toán ngân sách 59,345 tỷ đồng cho nhiều chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2025
- Cà Mau: Sẽ xây mới, sửa chữa 4.400 căn nhà
- Mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các công nghệ, giải pháp, sản phẩm tiên tiến, hiện đại
- Việt Nam đang có nhiều thuận lợi trong việc thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả
- Chỉ có 1 loại thuế GTGT 5% mới được hoàn thuế: Cần thay đổi để tạo công bằng giữa các doanh nghiệp
- Cà Mau: Chủ động xây dựng, hình thành các liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
-
Thêm gần 100 sản phẩm của tỉnh Phú Thọ được công nhận OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PT NN) Phú Thọ cho biết: Năm 2024, tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao do UBND cấp huyện quyết định công nhận và 5 sản phẩm hạng 4 sao do UBND tỉnh quyết định công nhận.
-
Tập đoàn Mavin tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lậpNgày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tập đoàn Mavin đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập với chủ đề “Kiến tạo – Nâng tầm – Bứt phá”. Sự kiện có sự tham dự của hơn 350 khách mời, bao gồm toàn thể Ban Lãnh đạo Tập đoàn Mavin, đại diện Cổ đông chiến lược IFC, các đối tác thân thiết và cán bộ quản lý Mavin cùng cán bộ công nhân viên làm việc trên 10 năm tại Tập đoàn.
-
Nghị quyết Chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiỦy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng; chỉ đạo triển khai Chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2025...
-
Dấu ấn chiến dịch “Tô cam cùng TH 2024”Được khởi động từ 20/11 - 20/12/2024, Chiến dịch “Tô cam cùng TH 2024” đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng thông điệp chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời gây quỹ để cải thiện sinh kế cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực, thúc đẩy bình đẳng, đa dạng và dung hợp giới, phá bỏ định kiến, khuôn mẫu giới.
-
EU tăng tần suất kiểm tra một số nông sản Việt trước khi nhập khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) - Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU cho biết, Ủy ban châu Âu vừa ban hành quy định về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các bên ngoài vào EU theo quy định 2019/1793 và đưa ra quyết định đối với một số nông sản, thực phẩm có nguồn gốc tại Việt Nam.
-
Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng 11 tỷ USD trong năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dù trong bối cảnh năm 2024 khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng với khả năng thích ứng linh hoạt ngành Thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2023.
-
Tân Yên: Đổi mới vì sức khỏe Nhân dân và xây dựng đời sống văn hóa phong phúThực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn đi đôi với xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.
-
Nông dân Kon Tum hướng đến làm du lịch nông nghiệpTrong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những hoạt động thiết thực đồng hành cùng hội viên nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nói chung, mô hình phát triển du lịch nông thôn nói riêng. Qua đó giúp hội viên nông dân nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.
-
Nhà mạng "chuyển mình" bứt phá trong cuộc đua Trí tuệ nhân tạo (AI)Khách hàng cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đang loay hoay tìm kiếm giải pháp phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) nhất định không thể bỏ qua sản phẩm mới ra mắt này của MobiFone.
-
Chíp bán dẫn và hợp tác giữa Trường CĐ Công thương Việt Nam và ĐH Khoa học kỹ thuật Minh TânNgày 23/12/2024, Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam (VCI) và Trường ĐH Khoa học Kỹ thuật Minh Tân của Đài Loan đã long trọng tổ chức Chương trình hội thảo du học quốc tế và Lễ ký kết hợp tác Xúc tiến “Chương trình học bổng đặc biệt Giáo dục tài năng công nghiệp quốc tế” (INTENSE) đã thu hút hàng nghìn sinh viên VCI hào hứng tham gia.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội