Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Lâm Đồng, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình xã Nông thôn mới thông minh và thí điểm xã thương mại điện tử

PV - 07:09 06/12/2024 GMT+7
Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chỉnh phủ được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành tại Kế hoạch số 5306/KH-UBND ngày 19/6/2023 về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023- 2025.

Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; Góp phần thúc đẩy kinh tể nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân; Thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới NTM thông minh.

Đến nay, tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng đạt 98%. Tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử của các sở, ban, ngành cấp tỉnh 95%; Tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử của UBND cấp huyện 90%; Tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử của UBND cấp xã 80%.

Số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM đến nay có 111/111 xã, đạt 100%; số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 về Thông tin và Truyên thông đến nay có 48/111 xã, đạt 43,2%; số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao đến nay có 50/111 xã, đạt 45,4%.

Mô hình nông nghiệp thông minh (chuyển đổi số) của hợp tác xã Thủy canh Việt. Ảnh: PV

Đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 (có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3) về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM đến nay có 12/12 cấp huyện, đạt 100%; đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 về Kinh tế đến nay có 1/2 huyện NTM nâng cao, đạt 50%; đơn vị cấp huyện đạt chỉ tiêu 9.2 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao đến nay có 2/12 đơn vị cấp huyện, đạt 16,67%.

Cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình MTGQ xây dựng NTM được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số: Hàng năm Sở Thông tin truyền thông tỉnh phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm phục vụ hành chính công, Trung tâm tích hợp dữ liệu và chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng, VietinBank tỉnh Lâm Đồng, Mobifone, Viettel, VNPT và Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cùng tham gia hướng dẫn, triển khai các dịch vụ chuyển đổi số tổ chức lớp tập huấn kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang các cơ quan, đơn vị, MTTQ và các đoàn thể; các trường học; UBND các xã, thị trấn và các thành viên Tổ công nghệ số cấp xã, tỉnh, đạt 100%.

Phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn: Xã có các hợp tác xã 109/111 xã, đạt 98,19%; cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực 111/111 xã, đạt 100% và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số có 109/111 xã, đạt 98,19%.

Khu vườn công nghệ cao của bà Cao Thị Bích Tần, phường 7, TP. Đà Lạt. Ảnh: PV

Về tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng NTM thông qua ứng dụng trực tuyến: UBMTTQ tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng kế hoạch triển khai phần mềm lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng NTM thông qua ứng dụng trực tuyến báo cáo  UBMTTQ Việt Nam thông qua để thực hiện.

Về mô hình thí điểm xã NTM thông minh, hiện nay tại Lâm Đồng đã có kế hoạch thực hiện tại các xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương và xã Mỹ Đức huyện Đạ Huoai mới và các kiểu mẫu về chuyển đổi số để triển khai thực hiện mô hình xã NTM thông minh. Một trong các xã đã lựa chọn sẽ triển khai thực hiện mô hình xã NTM thông minh theo văn bản số 3445/BNN-VPĐP ngày 20/5/2023 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo là tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyến đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyến đổi tư duy về chuyển đối số trong xây dựng NTM cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư.

Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số: Các cổng thông tin điện tử (website), mạng xã hội, bản tin, chuyên đề, tài liệu; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới.Xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 - 4 ở cấp xã.

Áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành các cấp (huyện, xã), đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường. Nghiên cứu áp dụng công nghệ số trong công tác quản lý, tổ chức triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM gồm:

Ứng dụng công nghệ số trong tổ chức triển khai, thông tin truyền thông, đào tạo và tập huấn trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đảm bảo đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã). Ứng dụng phần mềm quản lý trực tuyến trong công tác: Lập kế hoạch, thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn NTM và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; hỗ trợ công tác quản lý, giám sát và đánh giá, phân hạng, sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn; giám sát chất lượng môi trường, quản lý các nguồn chất thải, chất ô nhiễm và cấp nước sạch nông thôn.

Xây dụng và triển khai hệ thống bản đồ số về kết quả xây dựng NTM phục vụ công tác quản lý, tra cứu, tuyên truyền về kết quả triển khai xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí NTM các cấp. Xây dựng và triển khai phần mềm lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới, tăng cường hơn nữa vai trò giám sát và phản biện của các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và triển khai phần mềm phục vụ công tác thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn NTM các cấp.

Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình xã NTM thông minh và thí điểm xã thương mại điện tử. Việc lựa chọn các mô hình xã thông minh gắn với lĩnh vực nổi trội ở các địa phương (quy hoạch xây dựng, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hoá, an ninh trật tự, du lịch nông thôn, thương mại điện tử…). Ưu tiên thực hiện các mô hình về kinh tế số, xã hội số dựa trên các điều kiện thực tế và nhu cầu áp dụng chuyển đổi số của địa phương.

Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn, ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Thực hiện số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.

Ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phâm nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng thí điểm các mô hình thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, gồm: áp dụng chuyển đổi số về quản trị trong tổ chức sản xuất, quản lý vùng nguyên liệu, theo dõi, giám sát môi trường, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, quảng bá và thương mại sản phẩm nông sản chủ lực tại các kiểu mẫu về sản xuất nông nghịệp.

Phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn ờ các địa phương. 

Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ số và kỹ năng an toàn, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet.

Xây dựng thí điểm các mô hình thúc đẩy phát triển xã hội số, nâng cao năng lực tiếp cận thông tin liên thông của người dân, cộng đồng gắn với công tác quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở và dịch vụ công trực tuyến; các hoạt động quản lý cộng đồng, gồm: an ninh trật tự, môi trường, dịch vụ du lịch; các dịch vụ trực tuyến phục vụ đời sống người dân, gồm: văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng
(Tapchinongthonmoi.vn) - Vừa qua, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024. Theo đó kinh tế của tỉnh đã chịu nhiều tác động từ sự biến động của nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, chuỗi cung ứng hàng hóa, giá nhân công, nguyên liệu,…