
“Bí quyết nhà nghề” giúp phân bón Văn Điển đạt chất lượng quốc tế
Nhà máy phân Lân nung chảy Văn Điển bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1960 với công suất khởi đầu chỉ 20.000 tấn lân nung chảy/năm. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã có những bước phát triển ngoạn mục, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Tự tin làm chủ công nghệ hiện đại
Đến nay, năng lực sản xuất của Công ty đã đạt công suất 300.000 tấn phân lân các loại và 150.000 tấn phân đa yếu tố NPK. Công ty đang khởi công xây thêm một nhà máy mới với công suất 500.000 tấn lân/năm và 200.000 tấn phân đa yếu tố NPK/năm tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Việc mở rộng quy mô nhằm góp phần tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn và bền vững.

Từ thuở ban đầu, nhà máy có 2 lò cao, mỗi lò có công suất 1 vạn tấn/năm với công nghệ Trung Quốc chạy bằng than cốc nhập ngoại và quặng loại 1, thì đến nay, đã chuyển thành công nghệ của chính Công ty, với 3 lò cao, công suất mỗi lò 100.000 tấn/năm, hoàn toàn chạy bằng than antraxit nội địa và quặng apatit loại 2, sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong đó, Lân dễ tiêu đạt 17-19%, chất vôi 30-32%, chất magie 15-17%, chất silic 24-30%. Ngoài ra phân Lân Văn Điển còn nhiều chất vi lượng rất cần thiết cho cây trồng như sắt (Fe) 0,4%. Kẽm (Zn) 0,4%, mangan (Mn) 0.4%, đồng (Cu) 0,02%, molipden (Mo) 0,001%; coban (Co) 0,02%; bo (Bo) 0,5%... Từ tháng 8/2013, tỷ lệ máy móc thiết bị nội địa hóa của Công ty đã đạt 100%, do chính Công ty chế tạo hoặc đặt sản xuất trong nước.
Thay than cốc nhập ngoại, Công ty đã dùng than Antraxit trong nước để đốt nóng nguyên liệu trong lò cao trên 1.5000C, hỗn hợp quặng cục Apatit, Serpentin và sa thạch đã nạp trong lò chảy lỏng trong nhiều giờ. Các nguyên tố khoáng liên kết chặt trong quặng được tách ra khỏi liên kết và tồn tại ở dạng lỏng lẻo, khi đủ độ chín, nguyên liệu thải ra dưới áp lực nước lạnh đột ngột rồi kết hợp với nhau thành tinh thể mới sau khi tháo xuống bể nước. Sản phẩm mới tạo thành có màu sắc đen óng ánh thủy tinh dạng hạt vô định hình. Từ lân bán thành phẩm được vớt lên theo băng chuyền tự động, đưa vào các bộ phận sấy khô, nghiền cấp hạt, sàng tự động, phân loại các cấp hạt. Sản phẩm được đưa về bộ phận cân, đóng bao tự động, đảm bảo chính xác cao, đổi mới hệ thống kho bãi phục vụ kịp thời cho mùa vụ sản xuất và xuất khẩu.
“Bí quyết nhà nghề” tạo nên sự khác biệt
Trao đổi với chúng tôi, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón cho biết: Nhờ áp dụng tổng hợp khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hóa lò cao, Công ty đã tuyển chọn nguyên liệu, nhiên liệu, kỹ thuật nấu quặng, chọn thời gian đủ quặng tan chảy lỏng để chuyển hóa hoàn toàn chất khoáng khó tiêu từ quặng sang chất khoáng dễ tiêu trong phân lân. Đây chính là "Bí quyết nhà nghề" của Nhà máy phân lân nung chảy Văn Điển. Thực tế, có nhiều nhà máy khác trong nước cũng sản xuất phân lân nung chảy, nhưng chất lượng không thể so sánh, mức độ đồng hóa, hấp thu của cây trồng thấp, thực tế sản xuất không chấp nhận nên các nhà máy đó đã phải ngưng hoạt động. Phân lân nung chảy Văn Điển luôn đứng đầu về chất lượng (như khả năng hấp thụ của cây trồng đạt 100% ở mọi vùng thổ nhưỡng đặc biệt đất chua, bạc màu, đất phèn, đất đồi núi dốc) không có chất độc hại, thân thiện môi trường, an toàn tuyệt đối cho nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững với chất lượng phân lân cấp Nhà nước; mang thương hiệu phân bón nội, chất lượng quốc tế.

Một trong những bí quyết khác làm nên thương hiệu của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển, được các đối tác đánh giá cao là quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Trong quá trình sản xuất, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã cải tạo hệ thống xử lý khí thải, nước thải, xử lý bụi… tiến tới triệt tiêu hoàn toàn phế thải rắn, lỏng trong toàn Công ty đáp ứng yêu cầu mới của Luật Môi trường; cải thiện cảnh quan Công ty và điều kiện làm việc cho công nhân. Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt của Công ty đạt tiêu chuẩn môi trường, sau đó tuần hoàn lại gần như 100%. Dự án này đã được đưa vào hoạt động toàn bộ năm 2013, mang lại lợi ích khoảng trên 10 tỷ đồng/năm, thu hồi khoảng 3.500 tấn BTP lân và không phải đóng phí môi trường. Về xử lý chất thải rắn, từ chỗ phải loại bỏ 30 - 35% lượng quặng mịn trong quá trình sản xuất, những năm gần đây, do áp dụng các sáng chế và công nghệ mới, Công ty đã thu hồi và sử dụng toàn bộ quặng mịn, nên không còn chất thải rắn thải ra ngoài môi trường. Về xử lý khí thải, đã xử lý triệt để 100% khí thải trước khi thải ra môi trường, tận dụng triệt để nhiệt do đốt khí thải để phục vụ trở lại quá trình sản xuất.
Nâng cao độ phì nhiêu bền vững cho đất trồng
Hiện nay hầu hết các vùng sản xuất chuyên canh trong nước về cây chè, lúa, cà phê, hồ tiêu, rau quả, canh tác theo phương thức hữu cơ… sử dụng phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK Văn Điển đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, phân lân nung chảy Văn Điển là phân bón đa dinh dưỡng (tổng hàm lượng dinh dững đễ tiêu đạt trên 86%), phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi hay bị các chất khác bám giữ, được cây trồng sử dụng từ từ, bón nhiều không bị phú dưỡng mà còn bổ sung sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất, cải tạo đất chua, đất phèn, đất bạc màu, đất đồi trọc… Các nghiên cứu khoa học cũng như thực tế trên đồng ruộng hơn 60 năm qua đã chứng minh phân bón Văn Điển đã góp phần nâng cao độ phì nhiêu bền vững cho đất trồng trọt ở nước ta.

Với những nỗ lực phát triển không ngừng, từ sản phẩm phân Lân duy nhất, Công ty đã sản xuất ra hàng chục loại phân lân có chất lượng khác nhau và trên 60 loại phân đa yếu tố, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Thương hiệu phân bón Văn Điển đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Đến nay, sản phẩm đã được lưu hành trên cả nước: miền Bắc khoảng 30 – 35%, miền Nam khoảng 30 – 35%, miền Trung – Tây Nguyên khoảng 35 – 40%. Không những vậy, Công ty còn dành khoảng 10% trong tổng khối lượng phân bón để xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có những nước có yêu cầu khắt khe như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia...
Chia sẻ với chúng tôi, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho biết, ông đã đi qua hầu hết các vùng chuyên canh nông nghiệp trong cả nước. Đi đến đâu cũng thấy hiện diện phân bón Văn Điển. Chắc chắn khi cơ sở thứ 2 sản cuất phân lân nung chảy Văn Điển ở Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đi vào hoạt động, thương hiệu Phân bón Văn Điển - Phân bón nội, chất lượng quốc tế sẽ tiếp tục tỏa sáng và đồng hành cùng nền sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn trên mọi miền đất nước và quốc tế, đặc biệt là vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng núi cao mà hiện nay bà con nông dân các dân tộc thiểu số chưa có điều kiện tiêp xúc nhiều với phân bón Văn Điển.
Trọng Hòa – Nam Phong
Những năm qua, Công ty đã đạt được rất nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý như: “Sao Vàng Đất Việt”, “Bông Lúa Vàng”, “Thương hiệu xanh thân thiện”, “Quả cầu Vàng”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, ba năm liền từ 2011 - 2013 đều lọt vào Top 10 thương hiệu Việt; Sản phẩm Dịch vụ Vàng; Sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ hoàn hảo Việt Nam, cùng nhiều phần thưởng, danh hiệu và hình thức ghi nhận khác.
-
Doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc ký thêm 21 thỏa thuận, hợp đồng kinh tế
-
Cùng chuyên gia khám phá cách bón phân cho cây vụ Đông “ưa lạnh”
-
Chuyện kinh doanh NPK Phú Mỹ: Tận tâm với ruộng vườn, bà con nông dân
-
Tập đoàn Mavin góp phần chuyển đổi ngành chăn nuôi heo Việt Nam
- Tập đoàn Mavin đồng hành cùng nhà chăn nuôi nâng cao năng suất, tối ưu chi phí
- “Cho mùa bội thu” nhờ sử dụng phân bón hợp lý
- Quy trình cấp Mã số tân trang hàng hóa
- Tập đoàn Lộc Trời và FMO ký kết gói tín dụng 90 triệu USD sản xuất lúa gạo bền vững
- Bộ Công Thương đồng hành đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thủy sản
- NPK Phú Mỹ: “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023”
- PVFCCo bàn giao 100.000 cây xanh và vật tư góp phần “xanh hóa Trường Sa”
-
Liên kết sản xuất và tiêu thụ giúp nông sản rộng đường vào siêu thị(Tapchinongthonmoi.vn) - Với quy trình sản xuất rau an toàn cho hơn 40 chủng loại rau quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP thì Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Tân Đông đã ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm cho tất cả các thành viên đến hệ thống phân phối như Sài Gòn CO.op mart, hệ thống Bách Hoá Xanh… giúp thành viên an tâm sản xuất và đồng hành cùng HTX phát triển.
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"