Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: "Thành phố sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nông dân..."
Tham dự Hội nghị có ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; bà Phạm Hải Hoa – Chủ tịch Hội Nông dân TP. Hà Nội; lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố; Hội Nông dân các cấp; đại biểu là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ trang trại, hợp tác xã, DN trong lĩnh vực nông nghiệp và hơn 2.000 hội viên nông dân thành phố. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường UBND TP Hà Nội và kết nối trực tuyến 18 điểm cầu tại các huyện, thị xã của Thủ đô.
Thắng thắn, cởi mở trao đổi những vướng mắc, khó khăn
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND TP cho biết, hàng năm, lãnh đạo thành phố (TP) đã tổ chức đối thoại với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có nông dân Thủ đô. Thông qua các hội nghị đối thoại, nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được TP chỉ đạo sở, ngành, địa phương tập trung giải quyết, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, được đông đảo nông dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng tham gia.
“TP luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bà con nông dân. TP luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước và TP. Trong đó, người nông dân vừa là trung tâm vừa là chủ thể, vừa là động lực vừa là mục tiêu của quá trình phát triển” - Trần Sỹ Thanh khẳng định.
Tại buổi đối thoại, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đề nghị các đại biểu là cán bộ, hội viên, nông dân thẳng thắn đặt các câu hỏi, nêu các vấn đề thắc mắc liên quan đến các nhóm vấn đề về chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của TP cũng như đề xuất, hiến kế các giải pháp tháo gỡ để Lãnh đạo UBND TP cùng các sở, ngành, địa phương nắm bắt và có những giải pháp kịp thời.
Đối với các sở, ngành TP, UBND các huyện, thị xã và Ban Thường vụ Hội Nông dân TP, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đề nghị có những chia sẻ, trao đổi, trả lời thẳng thắn với tinh thần hỗ trợ, gợi mở, khích lệ, động viên cán bộ, hội viên, nông dân. Các giải đáp cần hết sức cụ thể, nêu bật những giải pháp thỏa đáng giải quyết vấn đề mà cán bộ, hội viên, nông dân đang thắc mắc.
“Phải xem Hội nghị hôm nay là dịp để nhìn nhận, đánh giá khách quan về thực trạng và kết quả công tác triển khai các chính sách về hỗ trợ nông nghiệp, nông dân nông thôn mà các cơ quan, đơn vị đang tham mưu cho UBND TP thực hiện trong thời gian qua” – ông Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.
Nhiều nông dân được hưởng lợi từ chính sách
Tại buổi đối thoại, bà Phạm Hải Hoa Chủ tịch Hội Nông dân thành phố đã báo cáo kết quả thực hiện Kết luận của Thường trực Thành ủy tại Hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2022. Trong đó, các cấp Hội Nông dân Thành phố đã đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, từ năm 2023 đến năm 2024, Hà Nội đã có 526.199 lượt hộ hội viên nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Qua bình xét, có 326.110 lượt hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất giỏi, chiếm 62% so với số hội viên đăng ký; duy trì 206 câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở, nhằm tạo diễn đàn cho nông dân giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, liên kết giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, Hội cũng thành lập và ra mắt “Câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp thành phố; chỉ đạo thành lập và ra mắt câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện tại Quốc Oai, Ba Vì, Ứng Hòa, Thạch Thất...
Các cấp Hội cũng đã phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức về kỹ năng thông tin, thị trường, khoa học, kỹ thuật công nghệ cao trong trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến cho hơn 251.700 lượt cán bộ, hội viên nông dân; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hơn 53.800 lượt cán bộ, hội viên, nông dân; vận động, hướng dẫn thành lập mới được 792 tổ hợp tác với hơn 6.680 thành viên và 59 hợp tác xã với hơn 1.060 thành viên; hướng dẫn thành lập được 27 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề, nhân cấy nghề cho hơn 12.200 hội viên nông dân về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp.
Để hỗ trợ nông dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Hội đã ký kết, triển khai thỏa thuận hợp tác với Bưu điện thành phố (năm 2022), Viễn thông thành phố (năm 2023), tổ chức đưa 1.871 sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn, duy trì và thành lập mới các điểm kết nối tiêu thụ nông sản an toàn với 67 cửa hàng giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm...
Theo bà Phạm Hải Hoa – Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Hà Nội, để chuẩn bị cho buổi đối thoại, Ban Thường vụ Hội Nông dân đã nhận được tổng cộng 68 câu hỏi, ý kiến, kiến nghị, đề xuất; qua tổng hợp, còn 35 ý kiến, kiến nghị thuộc 6 nhóm vấn đề liên quan đến chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn; các cơ chế, chính sách về đất đai; cơ chế, chính sách về môi trường, an toàn thực phẩm; cơ chế hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số; hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác; hỗ trợ cán bộ, hội viên nông dân…
Liên quan đến các câu hỏi của nông dân đối với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Với câu hỏi liên quan đến tạo đầu ra cho sản phẩm, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở NN&PTNT, năm 2023 lần đầu tiên Hà Nội đã xuất khẩu nông sản đạt 1 tỷ USD. Sáu tháng đầu năm 2024, thống kê cho thấy sản phẩm nông nghiệp của thành phố xuất khẩu được hơn 800 triệu USD. Với đà này, chắc chắn năm 2024 Hà Nội sẽ xuất khẩu vượt kết quả năm 2023.
Ngoài ra, sản phẩm làng nghề cũng xuất khẩu khá tốt. Thành phố đã giao Sở NN&PTNT phối hợp với các tổ chức quốc tế đưa 2 làng nghề Vạn Phúc và Bát Tràng vào mạng lưới các làng nghề thủ công mỹ nghệ thế giới, mở ra hướng đi cho xuất khẩu sản phẩm.
Về những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và khôi phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, một số ý kiến hội viên nông dân cho rằng còn thấp và đề nghị nâng thêm, ông Nguyễn Xuân Đại đồng tình và cho rằng, hiện nhiều chính sách hỗ trợ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, do vướng các quy định. Trong Luật Thủ đô, thành phố đã đưa vào rất nhiều chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển nông nghiệp cao hơn so với quy định của Trung ương.
Đối với hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, ông Nguyễn Xuân Đại thông tin: Mới đây, thiệt hại do cơn bão số 3 rất lớn, thành phố đã có nhiều giải pháp hỗ trợ thêm ngay sau bão. Trong đó, thành phố đã có hỗ trợ thêm cho nông dân trồng cây vụ đông hơn 213 tỷ đồng. Nhờ vậy, diện tích cây vụ đông đã tăng hơn 4.000ha (các năm trước chỉ hơn 20.000ha) để giúp nông dân bù đắp thiệt hại. Sau đó, thành phố tiếp tục xây dựng phương án hỗ trợ một số vật nuôi đặc thù, với kinh phí trước mắt là 46 tỷ đồng.
Về câu hỏi liên quan đến quy định tại Luật Đất đai 2024, cho phép xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp, ông Nguyễn Xuân Đại cho rằng, Hà Nội có diện tích đất bãi rất lớn với hơn 29.000ha. Hà Nội định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái để phát triển du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa. Thành phố đang giao Sở NN&PTNT xin ý kiến các sở, ngành trình thành phố xem xét để tháo gỡ, khai thác hiệu quả vùng đất bãi, xây dựng các công trình trên đất với những quy định rất cụ thể…
Sản xuất nông nghiệp sạch - không chỉ có trách nhiệm của nông dân
Phát biểu kết luận tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo thành phố, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh ghi nhận, biểu dương những kết quả của cán bộ, hội viên nông dân Thủ đô đã đạt được. Đặc biệt, sự vượt khó, vươn lên, nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp để ổn định cuộc sống của hội viên nông dân Thủ đô sau đợt thiên tai cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chưa tương xứng và chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, việc hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân còn hạn chế; hoạt động của Hội Nông dân các cấp chưa phát huy hết được tiềm năng, sức sáng tạo của cán bộ, hội viên, nông dân; các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước và TP còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyện vọng của nông dân...
Vì vây, để xứng tầm với vai trò là Thủ đô, trung tâm của cả nước, ông Trần Sỹ Thanh khẳng định: Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, giai cấp nông dân cần thích ứng với thời đại, không nằm ngoài xu thế này. Nông dân phải nghĩ lớn và làm lớn. Nông dân Hà Nội sản xuất không chỉ để phục vụ thị trường khoảng 10 triệu dân của Thủ đô, mà còn hướng tới thị trường toàn cầu.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cũng cho biết: Định hướng của thành phố đến năm 2030, nông nghiệp Hà Nội phải là nông nghiệp sạch, từ đất, nước đến không khí... Hà Nội phải tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu nông sản và làng nghề Hà Nội. Nông dân phải biết “thổi hồn” vào sản phẩm, phải có câu chuyện cho sản phẩm nông sản và làng nghề. Các sản phẩm phải có chứng nhận và phải xây dựng được thương hiệu “Made in Hanoi”. Nông dân cần thực hiện sản xuất sạch, giảm thiểu phát thải môi trường.
"Nông dân Hà Nội có làm được không? Dứt khoát việc đó phải làm được”, Chủ tịch UBND thành phố bày tỏ tin tưởng.
Ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND thành phố khẳng định: Các sở, ngành sẽ phối hợp để xây dựng kế hoạch, chiến lược và tầm nhìn cụ thể tạo động lực cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, phải làm tốt công tác quy hoạch và hỗ trợ nông dân trong vùng quy hoạch, không để cung vượt cầu. Các cấp Hội Nông dân cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương cũng cần vào cuộc để hỗ trợ nông dân.
Chủ tịch UBND thành phố cũng bày tỏ mong muốn đến năm 2030, hội viên nông dân được hưởng đầy đủ bảo hiểm y tế và người nông dân có quyền nghỉ hưu như công nhân, thay vì phải lao động đến cuối đời như trước đây.
“UBND thành phố sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nông dân và các cấp Hội vươn lên. Nhà nước sẽ đóng vai trò như "bà đỡ," nhưng sự chủ động và trách nhiệm nằm ở chính người nông dân. Do đó, mỗi nông dân, mỗi làng nghề cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu thời kỳ mới” – ông Trần Sỹ Thanh khẳng định.
-
Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
Sát cánh cùng nông dân vượt khó, Cụm thi đua số 1 đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác Hội -
Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
"Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ
- Nghệ An: Hội nghị truyền thông vận động nông dân xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Nhân rộng mô hình, đưa hoạt động nông dân tham gia bảo vệ môi trường đi vào chiều sâu, bền vững
- Năm 2024, đạt và vượt 16/18 chỉ tiêu Trung ương Hội giao
- Thừa Thiên Huế: Mô hình nông dân bảo vệ môi trường sẽ thành điểm sáng và lan tỏa, nhân rộng
- Lan toả cách làm hiệu quả trong việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn của Hội Nông dân
- Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn
- 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao
-
Bước đầu đưa sản phẩm OCOP đến với thị trường châu Âu(Tapchinongthonmoi.vn) - Gần 100 sản phẩm OCOP, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đang được trưng bày tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế AF-L'ARTIGIANO IN FIERA năm 2024. Hội chợ sẽ kéo dài từ 30/11-08/12 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Milan, Italia.
-
Sản xuất tinh dầu tràm hướng mở cho người nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng đạt tiêu chuẩn FSC vừa được Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) ở TP. Huế sản xuất thành công. Sản phẩm này ra đời từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho đơn vị.
-
Mảng tiêu dùng của Masan tiếp tục đạt tăng trưởng 2 con số trong quý III/2024Bức tranh tổng thể của ngành tiêu dùng bán lẻ được dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong cuối năm 2024. Một doanh nghiệp ngành tiêu dùng bán lẻ gây chú ý khi hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024
-
Trái ngọt trên núi đá được mùa, được giáTại huyện vùng cao biên giới Mường Khương - vùng đất chỉ toàn sương mù và núi đá của Lào Cai, cây quýt ngày càng khẳng định là cây trồng chủ lực, giúp nông dân địa phương nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
-
Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".
-
Chế độ của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIVNgày 28 tháng 10 năm 2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2024/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số điều của luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”. Trong đó quy định việc phòng lây nhiễm HIV và những điểm mới về tiêu chuẩn, chế độ của nhân viên tiếp cận cộng đồng... Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.
-
Đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục liên quan đến an ninh quốc giaHồ chứa nước Cửa Đạt; hồ chứa nước Tả Trạch; hồ chứa nước Dầu Tiếng được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
-
Thủ tướng: Phát huy bài học kinh nghiệm quý và tinh thần Chiến thắng Bình GiãThủ tướng tin tưởng Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng và những thành tựu đã đạt được để bứt phá vươn lên.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ họcTheo Tổng Bí thư, tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, tập trung nguồn lực cho lĩnh vực then chốt.
-
Điểm sáng nhân rộng mô hình hợp tác hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trườngNhằm chung tay, góp phần làm giảm thiểu những tác hại đối với môi trường, những năm qua Hội Nông dân các cấp trong tỉnh Bình Định đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả về bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là ở các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
3 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
4 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn