Cập nhật Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ
Ngày 6/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (Ban Chỉ đạo của Chính phủ) đã ký ban hành Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18 thay thế Kế hoạch số 140/KH-BCĐTKNQ18 ngày 5/12/2024 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Điểm đáng chú ý trong Kế hoạch này là Ban Chỉ đạo thống nhất duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong) đối với các bộ gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đối với các cơ quan ngang bộ, gồm: Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Việc đề xuất duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ nêu trên là cần thiết, đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Định hướng cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang bộ:
Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).
Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).
Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động; chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi kết thúc hoạt động Ban này); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chuyển sang.
Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp để tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (khi kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội).
Bộ Nội vụ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng phương án tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ và phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác, Ban Chỉ đạo định hướng kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, kế hoạch sắp xếp có sự thay đổi so với Kế hoạch số 140, đó là chuyển chức năng, nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.
Thực hiện phương án này, dự kiến chuyển chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển; các nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến phạm vi hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty sẽ do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu; nghiên cứu chuyển chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước về các bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực.
Nội dung này được sửa lại tại Kế hoạch 141 là chuyển quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý về các bộ quản lý ngành và nghiên cứu mô hình tổ chức trực thuộc Chính phủ.
Đối với Đảng bộ một số tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam... chuyển tổ chức đảng về trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.
Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan.
Thực hiện phương án này, dự kiến chuyển nhiệm vụ của Ủy ban về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính (gồm: chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng).
Trong điều kiện các luật chuyên ngành đang giao trách nhiệm cho các bộ, ngành thực hiện chức năng giám sát chuyên ngành (Bộ Tài chính giám sát thị trường chứng khoán, bảo hiểm; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát hoạt động ngân hàng), cần thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Lãnh đạo Chính phủ làm người đứng đầu để chỉ đạo hoạt động điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính.
Bên cạnh đó, sắp xếp 2 Viện Hàn lâm khoa học và 2 Đại học Quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy được nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.
Đối với 2 Viện Hàn lâm: Phương án 1: Hợp nhất Viện Hàn lâm Khoa học xã hội với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thành Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; Phương án 2: Duy trì 2 Viện Hàn lâm nhưng thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.
Đối với 2 Đại học Quốc gia (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để quản lý.
Kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam và xây dựng Đề án cơ cấu lại Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.
Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện sắp xếp, tinh gọn, giảm mạnh đầu mối tổ chức bộ máy bên trong và biên chế; tập trung xây dựng Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, tập trung vào báo in, báo điện tử, báo nói (VOV) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên cho các hoạt động.
Liên quan đến nội dung này, Kế hoạch 141 nêu rõ, giao Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng Đề án chỉ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC; đồng thời, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong hiện có của Đài Truyền hình Việt Nam.
Giao Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC và cơ cấu lại, giảm mạnh tổ chức bên trong./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách và cựu chiến binh lão thành tỉnh Đồng Tháp -
Thủ tướng: Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam -
Tổng Bí thư: Tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn rất lớn -
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con số
- Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung ra
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong về khoa học-công nghệ
- 'Chốt' kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ
- Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đại
- Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát Mọt
- Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
- Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn
-
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Thủ đô đến năm 2030(Tapchinongthonmoi.vn) - UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 358/KH-UBND về việc triển khai thực hiện “Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn Hà Nội.
-
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững“Mô hình thực nghiệm trồng cam FVF theo hướng nông nghiệp sạch và ứng dụng công nghệ hiện đại đã giúp người nông dân địa phương thấy được hướng đi mới trong việc cải thiện hiệu quả kinh tế trên chính mảnh đất của họ” - Ông Nguyễn Văn Nam – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An nhận định.
-
Phiên chợ giúp nông dân miền núi tiêu thụ nông sảnNhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn các huyện miền núi, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức “Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024” trong 2 ngày 8-9/12 tại huyện Sơn Hà.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách và cựu chiến binh lão thành tỉnh Đồng ThápHướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 11/12, tiếp tục chương trình công tác tại Đồng Tháp, tại Trụ sở UBND huyện Tam Nông, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã gặp mặt, tặng quà cho đại diện 80 hộ gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh lão thành trên địa bàn tỉnh.
-
Thủ tướng: Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt NamSáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
-
Thu gần 7 tỷ USD, rau củ Việt Nam đạt kỷ lục xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ đầu năm 2024 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu đề ra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ngành hàng rau quả trong năm nay là giá trị xuất khẩu ước đạt 6-6,5 tỷ USD.
-
Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịchTỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác tối đa giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản văn hóa Chăm để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Mục sở thị quy trình từ đồng cỏ đến ly sữa tại Trang trại bò sữa hữu cơ TH true MILKTại trang trại bò sữa hữu cơ TH, đàn bò được ăn thức ăn đạt chứng nhận organic, được tắm nắng để tăng vận động và đề kháng tự nhiên. Nếu ốm, chúng được điều trị bằng thảo dược thay vì kháng sinh,…
-
Tổng Bí thư: Tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn rất lớnTổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong đó có Quỹ KKR tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác song phương.
-
Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trong bối cảnh mớiVề thương mại, Việt Nam nên tăng sức mua từ Hoa Kỳ, kể cả sản phẩm và nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhằm giảm sự chênh lệch trong cán cân thương mại song phương.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
4 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
5 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ