Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơ

PV - 09:56 30/10/2024 GMT+7
Trong bức tranh nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hình ảnh những cánh đồng xanh mướt, trĩu quả không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh mà còn phản ánh sự chăm sóc đất đai bằng tình yêu và trách nhiệm. Tuy nhiên, thói quen sử dụng phân bón hóa học đã khiến nhiều nông dân lầm tưởng rằng đây là con đường duy nhất để đạt được năng suất cao. Hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn đe dọa đến sức khỏe đất, nước và cả những thế hệ tương lai.

Phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương: Chìa khóa cho tương lai

Giữa những thách thức này, phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương, sản phẩm từ Công ty TNHH Một thành viên Liên hợp Khoa học – Công nghệ – Môi trường Biwase (Biwase ETS), như một ánh sáng mới trong nền nông nghiệp hiện đại. Được sản xuất từ nguồn thải hữu cơ bằng công nghệ hiện đại châu Âu, phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương không chỉ an toàn cho môi trường mà còn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những nông dân văn minh mong muốn phát triển nông nghiệp bền vững. Với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và sự cấp phép từ Cục Bảo vệ Thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản phẩm này không chỉ cải thiện năng suất mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái.

Cánh đồng lúa ở xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh ứng dụng phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương. Ảnh: ĐVCC

Hành trình biến chất thải thành tài nguyên

Trải qua 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, Biwase ETS không ngừng nâng cao năng lực và đầu tư vào công nghệ tiên tiến nhất để biến chất thải thành những sản phẩm hữu ích. Nếu như vào năm 2004, chúng tôi chỉ xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp, thì đến 12/01/2024, Biwase ETS đã khánh thành tổ hợp 2 dự án tiên phong: nhà máy đốt rác phát điện công suất 5MW và nhà máy sản xuất phân compost số 4.

Sự kiện này nâng tổng công suất xử lý, tái chế và phân loại rác làm phân hữu cơ lên 2.520 tấn/ngày, từ đây 100% rác sinh hoạt của tỉnh Bình Dương được xử lý theo hướng tuần hoàn, không còn chôn lấp. Tất cả rác thải đều được chuyển đổi thành năng lượng tái tạo, tái chế thành phân bón hữu cơ và vật liệu xây dựng, góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mục tiêu Net Zero của Việt Nam vào năm 2050.

Ngày 10/10/2024, Biwase ETS vinh dự nhận Giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương. Đây là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của công ty trong việc ứng dụng công nghệ cao vào bảo vệ môi trường, mở ra nhiều cơ hội mới trong việc đóng góp cho nền kinh tế tuần hoàn và các giải pháp công nghệ xanh.

Giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ. Ảnh: ĐVCC

 

 

 

Giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ. Ảnh: ĐVCC
 


 

Cùng tạo dựng nền nông nghiệp xanh

Khi nông nghiệp hữu cơ và phát triển bền vững trở thành xu hướng toàn cầu, Biwase ETS kêu gọi mỗi nông dân hãy trở thành một phần của cuộc cách mạng này. Chúng ta không chỉ sản xuất những sản phẩm chất lượng mà còn là người bảo vệ đất đai, nguồn nước và tương lai của con em chúng ta.

Hãy cùng nhau xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch và an toàn, nơi mà mỗi hạt giống không chỉ nảy mầm trên đất mà còn thấm đẫm tình yêu và trách nhiệm với môi trường. Bằng cách lựa chọn sản phẩm bền vững như phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương, mỗi nông dân sẽ tạo ra giá trị không chỉ cho chính mình mà còn cho cộng đồng và tương lai.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm phân bón hữu cơ Con Voi và các giải pháp bền vững khác của Biwase ETS, vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0274.3868.999 - 0274.3542.906.

Đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc BVTV sinh học
(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 16/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Hiệp hội Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành Phân bón và bảo vệ thực vật trong chuỗi giá trị nông sản theo hướng phát triển bền vững”.