Hà Nội cần kiểm đếm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất nông nghiệp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Tham dự có Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Trưởng đoàn giám sát; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Phó Trưởng đoàn giám sát; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.
Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Đáng chú ý trong giai đoạn 2016-2021, địa phương đã tiết kiệm được gần 41.461 tỷ đồng trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước...
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá UBND thành phố Hà Nội đã chuẩn bị báo cáo nghiêm túc, đầy đủ, có ý thức nêu cao tinh thần tiết kiệm, thực hành chống lãng phí không chỉ ở lĩnh vực công mà còn ngay cả lĩnh vực tư.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, điểm sáng của thành phố Hà Nội là thực hiện rất tốt, rất nỗ lực Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết 19-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khóa XII, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thành phố đã có Ban chỉ đạo về vấn đề này, các đơn vị sự nghiệp công tiết kiệm cả về số lượng cán bộ cấp phòng; biên chế sự nghiệp của thành phố chưa dùng hết, nhờ đó, tỷ lệ chi thường xuyên của Hà Nội ở khoảng 49-51% là rất lý tưởng. Bên cạnh đó, Hà Nội chú trọng cắt giảm định mức, tiêu chuẩn, chế độ, qua đó tiết giảm được nhiều chi phí, từ vệ sinh môi trường, sửa chữa đê điều, chiếu sáng… Thành phố chủ động rà soát thường xuyên dự án treo, dự án chậm tiến độ. Tỷ lệ thu nội địa (chủ yếu từ thực lực nền kinh tế) của Hà Nội lớn.
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ những lĩnh vực còn tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và cần tập trung khắc phục trong thời gian tới của Hà Nội.
Theo đó, thành phố cần kiểm đếm diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng, tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất nông nghiệp, giải quyết câu chuyện đất dịch vụ bởi đây là đặc thù của Thủ đô; làm sớm công tác quy hoạch đất đai, tính toán để có dư địa cho phát triển, khai thác tối đa nguồn lực đất đai. Đối với các dự án treo, Chủ tịch Quốc hội lưu ý phải bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.
Về nội dung đất nhà ở xã hội của Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ cho phép không cần bố trí theo từng dự án, mà có thể bố trí tập trung. Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến, vậy thành phố đánh giá về vấn đề này như thế nào và nên theo từng dự án hay tiếp tục bố trí tập trung nhà ở xã hội? Từ đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị UBND thành phố Hà Nội báo cáo lại diện tích, số lượng nhà tái định cư chưa sử dụng, diện tích tầng thương mại của khu tái định cư đang bỏ trống và làm rõ vì sao không khai thác được, có vướng mắc gì ở thể chế, chính sách không hay do tổ chức thực hiện.
Giải trình vấn đề được Chủ tịch Quốc hội đặt ra liên quan đến tài sản công, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết Hà Nội đã rà soát đầy đủ quỹ nhà tái định cư, nhà ở thương mại, nhưng vướng là ở quỹ nhà chuyên dùng. Những vướng mắc này thành phố đã rà soát báo cáo với Bộ Tài chính để có hướng dẫn cụ thể đưa quỹ nhà chuyên dùng vào quản lý, sử dụng hiệu quả. Với nhà tái định cư, Hà Nội đã thống kê và rà soát, tuy nhiên, cơ chế xác định giá khởi điểm còn vướng mắc khó khăn, nên đang xác định lại nguyên tắc xác định giá khởi điểm…
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết quan điểm của thành phố là nên phát triển nhà ở xã hội theo hướng tập trung thay vì phát triển nhỏ lẻ, đang đề xuất cơ chế, chính sách theo hướng này.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nâng cao hiệu quả nguồn lực tài sản công. Hà Nội đang rất nỗ lực làm tốt công việc này; rà soát, đánh giá phân loại từng loại tài sản công, nhất là tài sản đất đai; giám sát toàn bộ các dự án nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư. Thành phố chú trọng nâng cao hiệu quả trên ba lĩnh vực: tài chính, tài sản công (nghiên cứu toàn bộ đơn giá, định mức, trước hết ở lĩnh vực giáo dục); đất đai và các dự án đầu tư công; đẩy mạnh vận hành hệ thống chính quyền, trọng tâm là quản lý đô thị.
Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương yêu cầu UBND thành phố Hà Nội tiếp tục hoàn thiện báo cáo, chuẩn hóa số liệu, bổ sung các kiến nghị, đề xuất mang tính cấp bách để huy động hiệu quả nguồn lực của Hà Nội. Thành phố cần bổ sung các đề nghị cụ thể về sửa đổi pháp luật như điều nào, khoản nào nhằm thực hiện hiệu quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Cùng với đó, Hà Nội tiếp tục làm rõ tiêu chí, tiêu chuẩn phát triển đô thị, phát triển trung tâm văn hóa, trung tâm giáo dục, đào tạo khoa học, bảo đảm quốc phòng an ninh, kết hợp phát triển kinh tế, phấn đấu đến năm 2030: Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đến năm 2045 Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD như trong Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình -
Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý -
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Qatar
- Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâm
- Mưa lớn chưa có dấu hiệu giảm, hơn 17.000 hộ dân Quảng Bình bị ngập lụt
- Quảng Bình mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, một người mất tích
- Trao Quyết định phân công ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
- Quốc hội thảo luận Luật Quy hoạch đô thị và họp về công tác nhân sự
- Tổ chức trọng thể lễ bàn giao công tác Chủ tịch nước
-
Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức ra mắt “Câu lạc bộ 5 nhà”Sáng ngày 2/11/2024 tại khu du lịch Làng Xanh tỉnh Bến Tre, Hội nông dân tỉnh đã có buổi ra mắt Câu lạc bộ (CLB) 5 nhà gồm Nhà nước – Nhà nông – Nhà báo - Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và phát động phong trào đóng góp để phát triển “Quỹ hỗ trợ nông dân” trên địa bàn tỉnh.
-
Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc(Tapchinongthonmoi.vn) – Được xem là vùng “rốn lũ” của miền Trung, việc bảo vệ thành quả nông thôn mới (NTM) với Hà Tĩnh cũng chẳng khác hành trình xây dựng đầy gian nan, đích đến càng cao lại nhiều thách thức. Chính vì lẽ đó, người dân nơi đây xem thiên tai như là sự thử thách sinh tồn, để rồi trong gian khó tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên hiện diện càng rõ hơn và được ví như “điểm tựa” để vượt qua.
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợpNgày 1/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, chủ trì hội nghị.
-
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóaThời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn những làn điệu dân ca các dân tộc, thu hút được sự quan tâm của người dân ở nhiều lứa tuổi.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
1 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
2 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
3 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay