Luật Đất đai (sửa đổi): Cần làm rõ hơn phương pháp xác định giá đất
Việc xác định có vai trò rất quan trọng, đó là cơ sở giúp Nhà nước và người sử dụng đất có những quyết định đúng đắn trong quản lý, kinh doanh cũng như các giao dịch dân sự khác về bất động sản.
Đây là một trong những nội dung được trao đổi tại Hội nghị lấy ý kiến về các quy định liên quan đến vấn đề tài chính trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề khác có liên quan đến phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính, ngày 28/1.
Thời gian qua, hiện tượng đầu cơ bất động sản xảy ra phổ biến, dẫn đến mặt bằng giá đất thì tăng cao trong khi ngân sách Nhà nước lại thất thu. Thêm vào đó là tình trạng lãng phí đất đai, người lao động có nhu cầu mua nhà ở nhưng không thể tiếp cận…
Do đó, Nhà nước cần phải có những biện pháp kiểm soát, ngăn chặn đầu cơ bất động sản nhằm ổn định nền kinh tế.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ khung giá đất và đưa ra 4 điểm mới, gồm xác định giá đất trong bảng giá đất theo thị trường, thay đổi thời hạn ban hành và căn cứ điều chỉnh, bổ sung trường hợp sử dụng bảng giá đất.
Theo tiến sỹ Ngô Trí Long, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học-Đào tạo, Trường đại học Thành Đông, để xác định giá đất sát với thị trường, Chính phủ cần ban hành chuẩn mực, nguyên tắc và phương pháp định giá tài sản. Theo đó, giải pháp tối ưu nhất giá đất sẽ do các tổ chức, cơ quan chuyên nghiệp độc lập tiến hành thực hiện. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ quy định về giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về giá đất và thực hiện quản lý các hoạt động của các tổ chức tư vấn trên.
Song ông Long nhấn mạnh đến yếu tố con người và dẫn chứng thời gian qua, một số doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên đã vi phạm tiêu chuẩn đạo đức hành nghề, năng lực yếu kém…, thậm chí là thông đồng với khách hàng làm sai lệch kết quả thẩm định.
Do đó, ông Long cho rằng cần phải xem xét lại việc cấp thẻ hành nghề cho thẩm định viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
Mặt khác, để hoạt động thẩm định giá sát với thị trường, ông Long nhấn mạnh cần xây dựng một hệ thống thông tin, dữ liệu định giá đất và quy định về chủ thể công bố giá thị trường theo từng thời điểm.
“Công khai giá đất, bắt buộc giao dịch phải qua sàn và thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt… Điều này cần phải được thể hiện trong Luật Đất đai sửa đổi lần này,” ông Long nói.
Đánh giá các đề xuất sửa đổi, tiến sỹ Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài Chính, cho rằng về tổng thể dự thảo Luật đã quán triệt tương đối đầy đủ quan điểm và phương hướng của Nghị quyết 18-NQ/TW và giải quyết cơ bản những vướng mắc, bất hợp lý của Luật hiện hành.
Trao đổi về vấn đề xác định giá đất, ông Trường cho rằng Luật cần giải rõ các thuật ngữ quan trọng như “cơ quan định giá đất,” cơ quan thẩm định giá đất” và “cơ quan quyết định giá đất.”
Theo đó, ông Trường nêu việc xác định cơ quan định giá đất có thể là Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan thẩm định giá đất, như Hội đồng thẩm định bảng giá đất cấp tỉnh, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cấp tỉnh và Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cấp huyện. Và, cơ quan thuế quyết định giá đất, gồm Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tính và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bên cạnh đó, ông Trường kiến nghị cần sửa đổi định nghĩa về “giá đất phổ biến trên thị trường” để áp dụng một trong những nguyên tắc xác định giá đất. Cụ thể là quy định giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường được xác định bằng bình quân của các mức giá giao dịch thực tế của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng trên thị trường xuất hiện với tần suất nhiều nhất, thông qua thống kê tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định, không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến, giao dịch có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi khác.
“Trong quy định nêu cụm từ 'giao dịch có quan hệ huyết thống' là không rõ ràng, bởi lẽ quan hệ huyết thống rất rộng với các mức độ cận huyết khác nhau. Do vậy, cụm từ này nên thay bằng giao dịch liên kết theo quy định của Chính phủ,” ông Trường nói./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quả -
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nay -
Bão Yagi vào đất liền, miền Bắc hứng chịu nhiều thiệt hại -
Không ngừng vun đắp, đưa mối quan hệ Việt-Lào phát triển lên tầm cao mới
- Tâm bão Yagi còn ở ngoài khơi, Hà Nội đã có cây đổ, nhà sập, người tử vong
- Ông Đỗ Trọng Hưng được phân công giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp: "Không chủ quan trước những hình thái thời tiết cực đoan, trước, trong và sau bão số 3"
- Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng
- "Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" góp phần nâng cao đạo đức công vụ
- Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm giữ vững cân đối ngân sách nhà nước các cấp
- Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ