Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua
Bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Cụm thi đua số 2 và ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có Ban Dân vận tỉnh Thanh Hóa và lãnh đạo Hội Nông dân của 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Tp Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Nhiều địa phương vượt chỉ tiêu kế hoạch
Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với công tác Hội và phong trào nông dân, năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 trong bối cảnh tình hình thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Đặc biệt, gần đây cơn bão số 3 (bão Yagi) với cường độ rất mạnh, cùng hoàn lưu bão đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản đối với các tỉnh miền Bắc nước ta với tổng thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng (trong đó: Quảng Ninh thiệt hại 24.876 tỷ đồng; Hải Phòng thiệt hại 12.249 tỷ đồng; Hải Dương thiệt hại 7.498 tỷ đồng; Hưng Yên thiệt hại 3.637 tỷ đồng, Bắc Ninh thiệt hại 1.200 tỷ đồng; Thái Bình thiệt hại 1.479 tỷ đồng; Nam Định thiệt hại 1.142 tỷ đồng). Hậu quả của cơn bão này đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống người nông dân nói chung và hoạt động của các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 nói riêng.
Tuy nhiên, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã nỗ lực vượt khó và đạt được nhiều kết quả tích cực, có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch. Có được những thành quả đó là nhờ vào sự quyết tâm cao của cán bộ, hội viên nông dân toàn cụm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và cấp uỷ các địa phương.
Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN khẳng định: Công tác tuyên truyền, vận động Hội Nông dân các tỉnh, thành trong năm 2024 có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức phù hợp, hấp dẫn, thiết thực, hiệu quả; cùng với phát huy hiệu quả phương pháp tuyên truyền truyền thống; các cấp Hội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet, Nền tảng số app Nông dân Việt Nam; gắn tuyên truyền, vận động với hướng dẫn, hỗ trợ nông dân; tuyên truyền thông qua xây dựng các mô hình do Hội xây dựng.
"Đội ngũ cán bộ Hội các cấp đã năng động, sáng tạo, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chính quyền; tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết hội viên, nông dân đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực khắc phục khó khăn, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và xây dựng tổ chức Hội vũng mạnh; nổi bật, ngành nông nghiệp đạt tăng trưởng khá, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, ước tính cả năm 2024 sẽ đạt 62 tỷ USD. Thành quả chung đó có sự đóng góp lớn lao của cán bộ, hội viên, nông dân các tỉnh trong Cụm thi đua số 2” - Bà Bùi Thị Thơm nhận định.
Năm 2024, 100% Hội Nông dân các tỉnh thuộc Cụm thi đua số 2 đã kịp thời kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt, kiện toàn uỷ ban kiểm tra Hội Nông dân các cấp, gắn với tổ chức rà soát hội viên và hướng dẫn thực hiện sắp xếp tổ chức Hội ở những địa phương sáp nhập địa giới hành chính theo quy định.
Về kết nạp hội viên, toàn Cụm đã kết nạp được 72.220 hội viên mới, hỗ trợ xây dựng mới được 1.871 tổ Hội và 265 chi Hội nông dân nghề nghiệp. Các cấp Hội đã chủ động phối hợp tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân, hỗ trợ hơn 110 ngàn hộ nông dân có tài khoản trên sàn thương mại điện tử; phát động hội viên, nông dân thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Toàn cụm đã có hơn 1,3 triệu hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, gắn với đăng ký giúp đỡ hộ nghèo thông qua hỗ trợ vốn, giống, vật tư nông nghiệp, việc làm; vận động, hướng dẫn gần 1,67 triệu hội viên nông dân cài đặt, kích hoạt và sử dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam.
Cụ thể, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch xây dựng từ đầu năm. Trong số đó có thể kể đến quá trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức 3.308 lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho 330.802 lượt cán bộ, hội viên, nông dân, đạt 104% kế hoạch; xây dựng được 57 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; trong đó Hội ND tỉnh tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho 232 hội viên nông dân.
Các cấp Hội nông dân tỉnh Thanh Hoá trực tiếp và phối hợp mở được 480 lớp đào tạo nghề cho 20.980 lượt hội viên nông dân, đạt 188% kế hoạch, giúp 2.705 hội viên nông dân tìm được việc làm sau đào tạo; tổ chức được 446 buổi tư vấn xuất khẩu lao động cho 18.758 người, hỗ trợ 6.560 người đạt 218% kế hoạch. Trong đó Hội ND tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần ICO, Công ty Thuận An tổ chức 25 hội nghị truyền thông xuất khẩu lao động và du học nghề cho 450 học viên, trong đó có 129 học viên đăng ký đi du học và đã có 35 học viên xuất cảnh du học.
Nhiều ý kiến gợi mở tại hội nghị
Tại hội nghị, đã có nhiều ý kiến phát biểu của lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Ông Trần Bình Quân, Chủ tịch Hội ND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, năm 2024 có nhiều chỉ tiêu Trung ương Hội NDVN giao các cấp Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành và vượt kế hoạch. Các hoạt động hỗ trợ nông dân rất được Hội ND tỉnh chú trọng, trong đó phải kế đến việc hỗ trợ nông dân tiếp cận và vay nguồn vốn để khích lệ tinh thần sáng tạo, mạnh dạn đầu tư sản xuất trong nông dân. Năm 2024, Hội Nông dân tỉnh xây dựng đề án sáp nhập Hội Nông dân huyện Đông Sơn vào Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa.
Cũng tại hội nghị, ông Đỗ Ngọc Nam, Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ninh đã nêu những khó khăn của tỉnh Quảng Ninh do cơn bão số 3 vừa qua gây nhiều thiệt hại, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề với người nông dân. Tuy nhiên, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã vượt khó vươn lên, khắc phục và hoàn thành 18 chỉ tiêu, có nhiều chỉ tiêu hoàn thành cao như chỉ tiêu Quỹ Hỗ trợ nông dân, chỉ tiêu thành lập mới chi hội nông dân nghề nghiệp…
Về cách làm mới, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh có 2 nội dung, đó là triển khai các mô hình tại địa phương và chuyển đổi số. Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ninh phản ánh về nguồn vốn cho nông dân đang là vấn đề nan giải, trong khi nhu cầu vốn của người dân rất lớn. Trong khi ngân hàng nhiều vốn mà người dân cần vốn lại khó tiếp cận được. Hơn nữa, gói vay cho nông dân thường rất nhỏ nên cả hai bên đều không mặn mà. Do đó, Trung ương Hội NDVN nên có buổi làm việc với ngân hàng để có chính sách vay vốn tốt hơn cho nông dân.
Ông Đặng Ngọc Hà, Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Nam Định cho rằng mặc dù năm 2024 Hội Nông dân tỉnh Nam Định đã có nhiều thành công, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn như chất lượng hoạt động ở một số cơ sở Hội còn thấp, việc duy trì sinh hoạt chi, tổ hội một số nơi chưa thường xuyên, nội dung sinh hoạt chưa hấp dẫn... Sau khi địa phương sáp nhập tổ chức Hội (thực hiện theo Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15, ngày 23/7/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025), tỉnh Nam Định có 28 chủ tịch Hội Nông dân cơ sở được bố trí xuống làm phó chủ tịch, nên phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng của số cán bộ này. Hoạt động của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh còn gặp khó khăn, bất cập do vướng các quy định hiện hành như đăng ký giáo dục nghề cho nông dân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp; chưa xây dựng được đề án sử dụng tài sản công để khai thác cơ sở vật chất của Trung tâm do còn một số vướng mắc về thủ tục.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Nghệ An cho biết: Năm 2024, các cấp Hội tỉnh Nghệ An đã có nhiều kết quả tích cực thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó nổi bật là công tác kết nạp hội viên, tổ chức cho cán bộ Hội từ cơ sở đến tỉnh học tập Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp và Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị. Song song với đó, nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân được chú trọng, công tác đào tạo, tập huấn luôn được quan tâm… Năm 2024, Hội ND tỉnh Nghệ An lần đầu tiên xây dựng kế hoạch và tổ chức "Ngày hội nông dân" vào 14/10 thành công nhằm tôn vinh người nông dân. Nghệ An tiếp tục xây dựng các mô hình điểm trong đó phải kể đến việc thực hiện Đề án tuyên truyền vận động nông dân thu gom rác thải sản xuất phân hữu cơ vi sinh đã lan tỏa khắp toàn tỉnh đáp ứng yêu cầu môi trường vừa tiết kiệm chi phí sản xuất; tuyên truyền vận động nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vượt kế hoạch, chỉ tiêu giao…
Mang đến hội nghị những thông tin từ Bắc Ninh, bà Nguyễn Thị Lệ Tuyết, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh cho biết: Mọi hoạt động của Hội Nông dân tỉnh luôn sát sao, đồng hành với nông dân. Một ví dụ về sự sâu sát đó là việc giúp đỡ, giám sát và hướng dẫn nông dân có vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân quay, chụp ảnh những thiệt hại do bão số 3 gây ra, gửi qua điện thoại để nắm được tình hình, nhằm kịp thời có phương án hỗ trợ người dân.
Các cấp Hội trong tỉnh đã tham mưu thành lập câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông và Hội ND tỉnh Bắc Ninh đã phổ cập được mô hình này tại 8 huyện thị có Hội Nông dân cấp huyện, hiện đang hướng tới thành lập CLB cấp xã. Quan tâm đến chuyển đổi số và xem đây là nhiệm vụ rất quan trọng, Hội Nông dân tỉnh đã xin được kinh phí để tập huấn 8 lớp với hơn 6.000 hộ tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, đặc biệt là kết nối tiêu thụ sản phẩm, trưng bày sản phẩm nông nghiệp tại các lễ hội, thiết kế hình ảnh hấp dẫn tại các gian hàng, Hội Nông dân trỉnh cũng đã tham mưu và được tỉnh đưa nội dung về phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân vào kỳ họp HĐND tỉnh.
Nỗ lực hoàn thành các tiêu chí thi đua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh cũng đã cơ bản đạt các tiêu chí, có những chỉ tiêu đạt cao. Tại hội nghị, ông Ngô Văn Huỳnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: Hội Nông dân Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm công tác tham mưu, luôn bám với cấp ủy để tham mưu kịp thời; phối hợp với các ngành để mình có những việc làm cụ thể đem lại những lợi ích cho người dân; đồng thời, rà soát lại, đánh giá lại nhằm nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế do nông dân chủ trì để gắn với các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp...
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Để công tác Hội và phong trào nông dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cụm thi đua số 2 tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong thời gian tới trên tinh thần phát huy những kết quả tích cực đạt được, bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN yêu cầu lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cụm số 2 cần có các giải pháp cụ thể khắc phục những hạn chế, khó khăn, đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, hội viên nông dân những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhất là liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trọng tâm là Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028; Nghị quyết 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị và Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 20/02/2024 phê duyệt Đề án Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030; chủ động, quyết liệt tham mưu đề xuất với UBND giao cho Hội Nông dân tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phù hợp chức năng, nhiệm vụ của Hội nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân và giai cấp nông dân, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và hoạt động từng cấp Hội.
Hai là, tích cực tham gia các hoạt động, sự kiện lớn do Ban Thường vụ Trung ương Hội, Tỉnh ủy, UBND và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chỉ đạo, tổ chức, Trong đó, trọng tâm là Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV; hội nghị điển hình tiên tiến các cấp và tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI (2020-2025; tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, UBND các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân và các hoạt động do địa phương tổ chức.
Ba là, đổi mới nội dung, phương thức, hoạt động của Hội cho phù hợp với tình hình, đặc điểm địa phương, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, thực chất gắn với xây dựng, phát triển các câu lạc bộ nông dân; các chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã để tập hợp, thu hút đông đảo nông dân vào tổ chức Hội; kịp thời củng cố, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, đề xuất chế độ chính sách cán bộ Hội nhất là ở những địa phương sáp nhập đơn vị hành chính; đổi mới phương thức tập hợp hội viên, nông dân, chú trọng phát triển hội viên, chú trọng phát triển hội viên danh dự.
Các cấp Hội trong Cụm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng phát động; “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Phong trào thi đua “Cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp”… Trong đó, các cấp Hội cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn, hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiếp cận vốn, chính sách, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để phát triển thành các chủ doanh nghiệp, giám đốc hợp tác xã, những doanh nhân nông nghiệp, đây là những "đầu tàu", “nòng cốt” dẫn dắt phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương, vừa hỗ trợ, giúp đỡ những hộ nông dân khó khăn thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.
Bốn là, tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động và khai thác hiệu quả Trung tâm Hỗ trợ nông dân theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Hội. Đồng thời, các cấp Hội đẩy mạnh tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho nông dân, nhất là vốn, kiến thức, vật tư nông nghiệp, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm; tăng cường phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp bảo lãnh cung ứng giống, vật tư đầu gắn với chuyển giao kỹ thuật, bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân để giúp nông dân có điều kiện đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, tăng cường phối hợp với các ngân hàng giúp nông dân vay vốn và hướng dẫn nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả; quan tâm dạy nghề và chuyển đổi ngành nghề cho nông dân nhất là nông dân do hết độ tuổi công nhân lao động từ các khu, cụm công nghiệp nhất là ở các tỉnh, thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh.
Các cấp Hội cần tuyên truyền vận động hội viên nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp theo Quyết định số 182 của Thủ tướng Chính phủ, gắn với xây dựng chuỗi giá trị; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về rừng, về biển, du lịch, công nghiệp phát triển của địa phương. Muốn vậy, các cấp Hội tiếp tục làm tốt việc hỗ trợ nông dân xây dựng các sản phẩm OCOP; xây dựng các mô hình nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, công nghệ cao, nông nghiệp gắn với du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, truy xuất nguồn gốc để phục vụ cho chính du lịch, công nghiệp của địa phương; tổ chức triển khai một số mô hình kinh tế tập thể làm điểm, làm hình mẫu để cán bộ, hội viên, nông dân tham quan, học tập.
Năm là, chủ động nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của hội viên nông dân, những vấn đề bức thiết trong đời sống của nông dân ở cơ sở để phản ảnh kịp thời với cấp ủy, chính quyền và Hội cấp trên; tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về về “Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”; tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia ý kiến, tổng hợp phản ánh, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua nền tảng số App Nông dân Việt Nam.
Các cấp Hội trong Cụm 2 cần chủ động đề xuất bổ sung, xây dựng các cơ chế, chính sách mới có liên quan phù hợp với tình hình địa phương nhằm phát huy vai trò là tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nông dân.
Sáu là, đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành các tỉnh tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ Hội Nông dân các tỉnh trong Cụm thi đua số 2 có thêm nguồn lực để tổ chức thực hiện tốt các hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương.
Trước đó, vào ngày 28/11, Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN do bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã đi thăm mô hình kinh tế nuôi ốc nhồi hữu cơ và cơ sở sơ chế và sấy lạnh rau má, củ, quả tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
-
"Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
Nghệ An: Hội nghị truyền thông vận động nông dân xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
Nhân rộng mô hình, đưa hoạt động nông dân tham gia bảo vệ môi trường đi vào chiều sâu, bền vững -
Năm 2024, đạt và vượt 16/18 chỉ tiêu Trung ương Hội giao
- Thừa Thiên Huế: Mô hình nông dân bảo vệ môi trường sẽ thành điểm sáng và lan tỏa, nhân rộng
- Lan toả cách làm hiệu quả trong việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn của Hội Nông dân
- Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn
- 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao
- Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượng
- Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hình
- Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Tháp
-
Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đuaNgày 29/11/2024 tại tỉnh Thanh Hóa, Hội Nông dân 14 tỉnh, thành phố thuộc Khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ (Cụm thi đua số 2) đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024. Bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì hội nghị.
-
Mẹ an tâm để bé tự chọn thức uống yêu thích với TH true JUICE milk MISTORIVới hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Cà Mau: Sẽ xây mới, sửa chữa 4.400 căn nhàUBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu phấn đấu của UBND tỉnh Cà Mau đến tháng 8/2025, hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở đối với các đối tượng đủ kiều kiện về đất ở: Nhà ở cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ; nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
-
Xã Long Phú (Sóc Trăng): Về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau 13 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã cán đích với 19/19 tiêu chí.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởngChiều tối ngày 28/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh.
-
Xuất khẩu bưởi Hòa Bình sang thị trường EUNgày 28/11, tại xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, Công ty FUSA- Eco Hòa Bình tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô hàng đầu tiên đưa quả bưởi Hòa Bình theo đường biển xuất ngoại sang thị trường EU năm 2024.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom SihamoniTổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng, phát triển mối quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển tốt đẹp.
-
Khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danhTối 28/11, Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, do UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
-
Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam "lao dốc", Trung Quốc giảm nhập khẩu tới 70%(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngành sầu riêng Việt Nam vừa trải qua tháng 10 đầy biến động khi kim ngạch xuất khẩu "lao dốc" tại hầu hết các thị trường lớn. Đáng chú ý, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sầu riêng chủ lực của Việt Nam - đã giảm nhập khẩu tới 70%, gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.
-
Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tảiNgày 28/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thắng và ông Trần Hồng Minh.
-
1 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
2 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
3 Hưng Yên: Trồng nhãn hữu cơ nâng tầm thương hiệu nhãn "tiến Vua" -
4 Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệu -
5 Chỉ có 1 loại thuế GTGT 5% mới được hoàn thuế: Cần thay đổi để tạo công bằng giữa các doanh nghiệp