Phát triển du lịch cộng đồng bản Ven gắn với chương trình OCOP
Bản cổ giữa đại ngàn núi rừng Yên Thế
Bản Ven được hình thành khoảng 300 năm trước, bản Ven là bản cổ của đồng bào dân tộc Cao Lan ở xã Xuân Lương (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang). Bản nằm trên trục Quốc lộ 17, cách trung tâm thị trấn Phồn Xương (huyện Yên Thế) 14 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm TP Bắc Giang khoảng 45 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 85km.
Xã Xuân Lương có diện tích tự nhiên trên 2.520ha, tổng diện tích rừng là 1.335ha (rừng trồng và rừng tự nhiên), độ che phủ rừng là 53,1%; dân số 6.848 nhân khẩu, xã có 14 bản với 15 dân tộc chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 35%.
Đến với bản Ven du khách sẽ được khám phá, tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên mát mẻ, trong lành giữa đại ngàn của núi rừng Yên Thế. Hòa mình, tĩnh lặng vào không gian nghe tiếng lá cây xào xạc trong gió, tiếng chim hót véo von, tiếng nước suối chảy thì thầm, róc rách, kèm âm thanh rì rào của thác đổ tạo nên bản nhạc hòa tấu nhạc rừng làm say lòng du khách.
Tìm hiểu về dân tộc Cao Lan ở bản Ven (xã Xuân Lương), trưởng bản Trần Văn Kính phấn khởi chia sẻ: Bản Ven có tổng số 148 hộ gia đình với 562 nhân khẩu; đồng bào dân tộc Cao Lan là 141 hộ chiếm 95,2%, dân tộc Kinh có 07 hộ dân, những năm qua các gia đình ở bản Ven đã chung sống với nhau rất thuận hoà tạo thành khối đại đoàn kết vững chắc trong phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó những năm gần đây, công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, gây ảnh hưởng đến môi trường; chính vì vậy du khách thường hướng tìm về những nơi gần gũi với thiên nhiên núi rừng như ở bản Ven để tận hưởng không khí trong lành, nghỉ ngơi... Từ đó nhiều hộ gia đình ở bản Ven đã phát triển được du lịch cộng động.
Tới bản Ven du lịch, du khách sẽ được trải nghiệm khám phá đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Cao Lan nơi đây như: Hái chè cùng bà con bản địa trên các nương, đồi chè xanh trải dài xa tít ngút tầm mắt; thưởng thức chè bản Ven mang hương vị thơm mát, uống xong vẫn có cảm giác vị ngòn ngọt nơi đầu lưỡi; nếm mật ong rừng tự nhiên; đặt cơm với các món như thịt lợn rừng, lợn mán, lợn quay lá mắc mật, gà đồi Yên Thế, xôi ngũ sắc, xôi trứng kiến, ốc khe, măng đắng, rau dớn, hoa chuối rừng...
OCOP ngày càng thúc đẩy du lịch bản Ven phát triển
Với những lợi thế của Bản Ven, những năm qua Hợp tác xã Thân Trường đã vận động và hỗ trợ kinh phí cho các nhóm hộ nơi đây khôi phục những nét văn hóa văn nghệ truyền thống về trang phục, sát sình ca, múa sạp... cùng với các hộ dân tham gia xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng.
Cùng với đó, Hợp tác xã đã phục dựng lại các nếp nhà sàn mang kiến trúc đặc trưng; giữ gìn và phát triển các món ăn ẩm thực đặc sản núi rừng với cách chế biến mang hương vị đặc trưng bản địa và đưa các sản phẩm nông nghiệp địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ cho du khách thập phương.
Chị Lý Thị Hợi - Giám đốc Hợp tác xã Thân Trường cho biết: Năm 2022 Hợp tác xã chúng tôi đã được Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang và Hội Nông dân huyện Yên Thế hỗ trợ để sản phẩm Du lịch sinh thái, văn hoá Bản Ven được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Bắc Giang. Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, du khách đến tham quan, trải nghiệm bản Ven ngày một đông hơn, nhất là vào những kỳ nghỉ lễ, tết, thứ 7 và chủ nhật lượng khách rất đông tới hàng trăm du khách/ngày. Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2023 vừa qua, bản Ven đã đón hơn 5.000 lượt khách, trong đó có nhiều khách ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương…
Hiện nay, trên cả nước đã có gần 80 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Thực tế cho thấy, phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP là hướng đi hiệu quả cho người dân và các chủ thể. |
Điều làm cho du khách thấy bất ngờ khi đến với Bản Ven đó chính là từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, người dân càng ngày càng tích cực xây dựng quê hương. Với phong cảnh làng quê yên bình, đường làng, ngõ xóm được phong quang, sạch sẽ, người dân đã nhận thức được việc phát triển sản xuất gắn với đón khách du lịch đến tham quan và bảo vệ môi trường…
Du lịch cộng đồng ở bản Ven được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP còn mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở trong việc đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP; tạo sự tin tưởng cho du khách khi sử dụng dịch vụ. Người dân ở bản Ven cũng đã có sự chuyển biến tích cực, trong ý thức gìn giữ, phát huy giá trị sản phẩm của độc đáo của riêng mình.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua kênh du lịch sẽ được phát triển rộng rãi và được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn.
Theo các chuyên gia về du lịch, thì việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu văn hoá dân tộc đặc sắc. Tuy nhiên, các chuyên gia du lịch cũng đưa ra lời khuyến cáo: Muốn du lịch cộng đồng phát triển cần giữ nguyên gốc, nguyên sơ, chất phác chân thực của văn hoá bản địa, đó là giá trị cốt lõi của cộng đồng, không để đánh mất nó; Phát triển du lịch thì phải có trách nhiệm với xã hội. Để phát triển kinh tế địa phương, tôn trọng những giá trị bản địa, giá trị cộng đồng thì loại hình du lịch có trách nhiệm sẽ là giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng đúng hướng và bền vững. Một nền du lịch bền vững thì người dân phải được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương…
“Trong thời gian tới, Hợp tác xã sẽ xây dựng kế hoạch nâng tầm sản phẩm Du lịch sinh thái - văn hóa bản Ven, trong đó tập trung vào các tiêu chí đạt điểm thấp, nhất là nâng cao trình độ đội ngũ lễ tân, hướng dẫn viên, đầu bếp. Chúng tôi sẽ hoàn thiện các điều kiện để nâng sao cho sản phẩm của mình. Cùng với đó, Hợp tác xã cũng rất mong nhận được sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương cũng như của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, để sản phẩm OCOP 3 sao Du lịch sinh thái, văn hóa bản Ven ngày càng phát triển” chị Hợi cho biết thêm.
Đến nay có thể khẳng định rằng sản phẩm Du lịch sinh thái - văn hóa bản Ven từ khi nhận được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP đã giúp nâng cao giá trị của điểm đến, giúp sản phẩm du lịch phát triển bền vững hơn và trở thành địa chỉ tin cậy cho khách du lịch trong và ngoài tỉnh Bắc Giang, mở ra hướng đi đầy triển vọng trong phát triển kinh tế cho người dân ở khu vực nông thôn.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu -
Thái Nguyên: Nhiều phần quà thiết thực được trao cho người dân vùng lũ thông qua Hội -
Hội ND Tuyên Quang tiếp nhận hỗ trợ từ hơn 100 tổ chức, cá nhân trong cả nước -
Xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống, thu nhập cho nông dân; để nông thôn thực sự là miền quê đáng sống
- Kiên Giang lần đầu kết nối giới thiệu sản phẩm Ocop đến người tiêu dùng
- Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam ký hợp tác đào tạo nghề cho lao động thôn Bến Tre
- Ninh Thuận: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tỏi tươi, tỏi khô
- Lâm Đồng: Phê duyệt đề án Hội Nông dân phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến 2030
- Bài 2: Viên gạch nghĩa tình "nở hoa" trên thủ phủ khoáng sản
- Hữu Lũng: 100 cán bộ Hội cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ
- Tham gia giám sát Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn
-
Mailisa chi 10 tỷ đồng tiền mặt và 50 tấn gạo ủng hộ đồng bào vùng lũ - Ấm lòng tình người sau cơn bão(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau chuyến thiện nguyện đợt 1, nhận thấy bà con nhiều vùng còn quá khó khăn, doanh nhân Mailisa Hoàng Kim Khánh quyết định chi thêm 7 tỷ tiền mặt thực hiện chuyến thiện nguyện đợt 2 xây nhà cho bà con. Nâng số tiền chính thức ủng hộ bà con miền Bắc khắc phục bão lũ lên đến 10 tỷ tiền mặt và 50 tấn gạo (đợt một 3 tỷ đồng tiền mặt và 50 tấn gạo).
-
Lễ mừng lúa mới của người Jrai: Lòng biết ơn mẹ thiên nhiênLễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên để tạ ơn thần linh, mẹ thiên nhiên đã ban cho mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để gia đình, bạn bè, dòng tộc và cộng đồng lưu giữ những kết nối tình cảm gắn bó, yêu thương.
-
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ươngĐảng viên tại TP Hồ Chí Minh nhận định những đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về tồn tại, hạn chế về phương thức lãnh đạo của Đảng là rất sát, rất thực tiễn chứ không chỉ là “câu chữ."
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên Hợp quốcTại Liên hợp quốc (LHQ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp quan trọng ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của LHQ đối với hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới.
-
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình- Quảng Trị, miền Trung mưa lớn, cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lỡ đất(Tapchinongthonmoi. vn) - Chiều ngày 19/9, bão số 4 giật cấp 10 đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình- Quảng Trị. Hoàn lưu bão gây gió rất mạnh và mưa to trong những giờ tới cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!