Tạo xung lực mới cho quan hệ đặc biệt, "có một không hai" giữa Việt Nam - Lào
Đây là chuyến thăm chính thức Lào đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, cũng là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trong năm 2023 của Thủ tướng. Thủ tướng trở thành khách mời đầu tiên của Thủ tướng Sonexay Siphandone sau khi nhậm chức và cũng là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên thăm Lào trong năm 2023.
Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào lần này cũng là kỳ họp đầu tiên được tổ chức trở lại tại Lào sau 4 năm liên tiếp diễn ra tại Việt Nam.
Đây là sự kiện quan trọng đối với quan hệ hai nước, trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, tổng kết Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022 hết sức thành công; tiếp tục triển khai thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Chuyến thăm chính thức Lào đạt kết quả toàn diện, thực chất và cụ thể
Với lịch trình làm việc dày đặc, gồm gần 20 hoạt động trong khoảng 32 giờ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng; chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; hội kiến Chủ tịch Quốc hội; tiếp Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào; thăm các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào; dự tổng kết Năm đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022; đồng chủ trì kỳ họp 45 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Lào; tham dự và phát biểu tại Hội nghị đầu tư Việt - Lào.
Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cũng có các hoạt động với các đối tác Lào để trao đổi các nội dung hợp tác cụ thể.
Chuyến thăm đã đạt được những kết quả rất toàn diện, thực chất và cụ thể, các hoạt động và nội dung của chuyến thăm đã khẳng định quyết tâm cao của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt - Lào. Chuyến thăm cũng góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đồng chí, anh em thân tình giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Trong chuyến thăm, hai bên đã thống nhất nhiều phương hướng, biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác song phương trong thời gian tới, giúp hiện thực hóa các định hướng lớn và các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, cụ thể hóa vào Thỏa thuận Kế hoạch hợp tác giữa hai nước năm 2023 và sẽ tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm nhằm thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Theo đó, hai bên nhất trí duy trì quan hệ chính trị gắn bó và tin cậy giữa hai Đảng, hai nước; không ngừng đưa hợp tác trong các lĩnh vực trụ cột là an ninh và quốc phòng đi vào chiều sâu; quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế với trọng tâm là tiếp tục hỗ trợ nhau phục hồi kinh tế sau đại dịch; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả.
Hai bên nhất trí tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế, cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm nhằm mở rộng không gian hợp tác và phát triển. Hai bên cũng nhất trí không ngừng nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục đào tạo, tư pháp, khoa học công nghệ, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh giáp biên.
Hai bên khẳng định quyết tâm tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, nhất là tại Liên Hợp Quốc, ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng.
Hai Thủ tướng nhất trí giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, phối hợp duy trì lập trường chung của ASEAN trong các vấn đề chiến lược, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế trong thời gian tới, trong đó có vai trò Chủ tịch ASEAN/AIPA vào năm 2024.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ký kết 10 văn kiện hợp tác nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước trên các lĩnh vực ngoại giao kinh tế, đối tác số, tương trợ tư pháp dân sự, giáo dục - đào tạo, tài chính - ngân hàng, y tế, giao thông đường thủy và hợp tác bồi dưỡng cán bộ đối ngoại.
Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022 thành công rực rỡ
Điểm nhấn của chuyến thăm là lễ tổng kết Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022 do hai Thủ tướng chủ trì với sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và đông đảo đại diện các tầng lớp nhân dân Lào, được truyền hình trực tiếp trên các phương tiện truyền thông của nước bạn.
Hai Thủ tướng phấn khởi và tự hào khẳng định Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022 đã thành công rực rỡ. Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Lào, kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (5/9/1962 - 5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977- 18/7/2022). Đây là những dấu mốc lịch sử, khắc sâu tình đoàn kết đặc biệt và mối quan hệ thuỷ chung, mẫu mực giữa hai đất nước, hai dân tộc.
Đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Lào đã thăm chính thức Việt Nam và cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ khai mạc trọng thể Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022. Ngay sau đó, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công hàng trăm hoạt động kỷ niệm phong phú, sinh động trong suốt năm 2022.
Đặc biệt, một trong những sự kiện lớn và mang nhiều ý nghĩa là lễ kỷ niệm trọng thể 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào, diễn ra đồng thời tại Hà Nội và Vientiane ngày 18/7, với điểm nhấn là các bài diễn văn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào với nhiều nội dung vô cùng quan trọng và sâu sắc về truyền thống quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai nước. Cũng nhân dịp này, hai bên đã long trọng tổ chức các lễ trao huân chương cao quý dành cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước hai bên.
Trong suốt Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022, các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, cả Trung ương và địa phương, đã diễn ra rất sôi nổi, góp phần thắt chặt quan hệ gắn bó, tin cậy và tình đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam và Lào.
Nhiều hoạt động trao đổi văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giao lưu nhân dân như: "Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào" và "Tuần Văn hóa Lào tại Việt Nam", "Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào", "Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào", các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống quan hệ Việt Nam - Lào; xuất bản nhiều cuốn sách, đặc san, phim, phóng sự, chương trình phát thanh, truyền hình về quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, hai nước và nhân dân hai nước…
Các hoạt động phong phú, đa dạng và rất ý nghĩa kể trên đã tạo không khí hân hoan, sôi nổi, góp phần lan tỏa rộng rãi và giúp các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước thấu hiểu và thấm nhuần sâu sắc hơn về sự gắn kết lịch sử giữa hai dân tộc, nhất là hành trình 60 năm từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, cùng nhau vượt qua bao khó khăn gian khổ, chia ngọt sẻ bùi, sẵn sàng vì nhau mà hy sinh xương máu, không ngừng chung tay vun đắp cho tình đoàn kết đặc biệt, chí nghĩa, chí tình, "có một không hai" trên thế giới.
Thành công của Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022 là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ đặc biệt giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2023 và những năm tới, cả về chiều rộng và chiều sâu, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ đạt nhiều kết quả quan trọng
Cũng trong chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào, đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo ra động lực mới, xung lực mới, đưa hợp tác giữa hai nước ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả
Hai bên đánh giá cao và vui mừng về kết quả hợp tác toàn diện giữa hai nước trong năm 2022. Ngay từ đầu năm 2022, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức Chính phủ hai nước đã tập trung chỉ đạo triển khai các thỏa thuận hợp tác của lãnh đạo cấp cao hai nước, cụ thể hóa bằng chương trình công tác của Chính phủ và nhiều chính sách, văn bản chỉ đạo điều hành; việc thực hiện cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra.
Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên tích cực chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp quản lý, ổn định vĩ mô. Hợp tác thương mại là điểm sáng, kim ngạch thương mại hai chiều vượt chỉ tiêu đề ra, đạt 1,73 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2021.
Đầu tư của Việt Nam vào Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn. Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào cả năm 2022 đạt trên 180 triệu USD, tăng tới 52,5% so với năm 2021.
Một số dự án đầu tư lớn, quan trọng đã được cơ quan hữu quan của hai nước tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và có hướng giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Về định hướng hợp tác trong thời gian tới, hai bên đã thống nhất kịp thời phát hiện, xử lý các khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng, triển khai các công việc trọng tâm, trọng điểm, có sức lan tỏa với cả hai nước, làm việc nào dứt điểm việc đó; tăng cường trao đổi kinh nghiệm, giải pháp, hỗ trợ nhau quản lý, ổn định vĩ mô, phát triển bền vững, cải thiện môi trường kinh doanh; nghiên cứu, thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù về thương mại – đầu tư phù hợp với quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Hai bên thống nhất thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kim ngạch thương mại, phấn đấu tiếp tục thúc đẩy tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2023 từ 10-15% so với năm 2022; thúc đẩy hơn nữa hợp tác năng lượng; nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác đầu tư; thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng ưu tiên của Lào; sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án sử dụng viện trợ của Việt Nam và dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào; tập trung thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông kết nối hai nước, nhất là để Lào có đường ra biển, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Hai bên cũng tiếp tục ưu tiên hợp tác giáo dục, đào tạo theo hướng chú trọng chất lượng cao; áp dụng các mô hình đào tạo mới như đào tạo từ xa, đào tạo liên thông với nước thứ ba…; chú trọng bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; quan tâm đào tạo nghề.
Các nội dung trên đã được cụ thể hóa vào các văn kiện kỳ họp được Chủ tịch Ủy ban hợp tác hai nước ký kết. Ngay sau kỳ họp này, Chính phủ Việt Nam sẽ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đơn vị liên quan, phối hợp chặt chẽ với các đối tác Lào, triển khai ngay và thực hiện có hiệu quả các nội dung được thỏa thuận tại kỳ họp.
Với những kết quả như trên, chuyến thăm chính thức Lào và đồng chủ trì kỳ họp 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào những ngày đầu của năm 2023 đã thành công hết sức tốt đẹp, góp phần triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, coi trọng phát triển quan hệ với các nước láng giềng và ASEAN, trong đó có dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ đặc biệt với Lào, góp phần tạo xung lực mới cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực./.
Theo Chinhphu.vn
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominica -
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia -
Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu
- Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
- Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Chile
- Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile
- Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile
- Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
- Ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện CEPA giữa Việt Nam và UAE
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát MọtTrong chương trình công tác tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
-
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõiPhó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con sốThủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước.
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua