Thủ tướng: Hà Nội phải tiên phong trong thực hiện Đề án 06, chuyển đổi số
Sáng 28/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã dự Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2024 thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn TP. Hà Nội.
Hội nghị được kết nối trực tuyến tại điểm cầu chính UBND TP. Hà Nội với điểm cầu 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn của thành phố và điểm cầu UBND TPHCM, với hơn 33.000 đại biểu tham dự.
Cùng dự có: Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và 15 tỉnh, thành phố các vùng miền cả nước.
Tại Hội nghị, TP. Hà Nội công bố vận hành các nền tảng, ứng dụng thực hiện Đề án 06 của thành phố gồm: Nền tảng Công dân số (iHanoi); nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội (EHR - Electric Health Record), Sổ sức khỏe điện tử (PHR - Personal Health Record), nền tảng Phòng họp không giấy tờ (eCabinet).
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hà Nội khi trong sáng cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi); hoan nghênh TP. Hà Nội đã công bố vận hành các nền tảng ứng dụng Đề án 06.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng bày tỏ trân trọng, cảm ơn những tâm huyết, đóng góp, cống hiến của Đại tướng Tô Lâm, Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, nguyên Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và đồng chí Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tổ phó Thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án số 06 trong việc thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia nói chung và triển khai Đề án 06 nói riêng.
Đề án 06 là một điểm sáng
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế của các quốc gia, là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4; chuyển đổi số đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng người".
Một trong những "điểm sáng" của chuyển đổi số ở nước ta trong 02 năm qua là Đề án 06 "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030".
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định Đề án 06 là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để chuyển đổi cách sống, làm việc, cách tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề thực tiễn, phục vụ sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp dựa trên công nghệ số.
Hiện nay, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, UBND TP. Hà Nội khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch Thủ đô cần có "tầm nhìn mới-tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra "cơ hội mới-giá trị mới" trong phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh chuyển đổi số, số hoá các quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, hình thành nguồn tài nguyên số; hướng tới xây dựng Thủ đô trở thành một đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc, đáng sống, tạo động lực phát triển, có hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị phía bắc và cả nước.
Thủ tướng chỉ rõ những kết quả đạt được của TP. Hà Nội trong triển khai Đề án 06 thời gian qua.
Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành của TP. Hà Nội triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tạo ra sự chuyển biến tích cực.
Cụ thể, đã ban hành 02 Nghị quyết của HĐND Thành phố, 01 Công điện, 04 Quyết định của UBND Thành phố, 06 Kế hoạch và hơn 120 văn bản với phương châm "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả". Đã kiện toàn và hợp nhất 03 Ban chỉ đạo về Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành 01 Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban. Hình thành 5.024 Tổ chuyển đổi số cộng đồng phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an cơ sở để triển khai hiệu quả Đề án 06 trên địa bàn Thành phố.
Thứ hai, công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, minh bạch, hiệu lực được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực, với quan điểm cơ chế, chính sách chính là nguồn lực quan trọng cho phát triển.
Hà Nội đã ban hành chính sách thu phí "không đồng" để thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia dịch vụ công trực tuyến (cả nước mới có 3 địa phương thực hiện là Hà Nội, TPHCM, Khánh Hòa); hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho người dân khi có đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID.
Thứ ba, công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Hà Nội là địa phương đầu tiên thực hiện phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính với hơn 600 thủ tục hành chính đến hết năm 2025. Cung cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID đạt 55,67%; giúp tiết kiệm 10,7 tỷ đồng/năm cho người dân và 6,85 tỷ đồng cho cơ quan hành chính nhà nước tại Hà Nội.
Thứ tư, kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp tục được đẩy mạnh, tạo tiện ích trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tới người dân, doanh nghiệp.
Hà Nội đã xây dựng, hoàn thiện và tái sử dụng dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu tập trung; khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong giải quyết công việc. (Đã có hơn 6,5 triệu công dân Thủ đô có căn cước công dân; hơn 5,2 triệu công dân có tài khoản định danh mức độ 2; hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung toàn Thành phố về an sinh xã hội, người có công, trẻ em, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, dữ liệu về đất đai..., kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư)
Thứ năm, Thành phố đã triển khai phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin; đây là một giải pháp khả thi để tháo gỡ các điểm nghẽn, góp phần triển khai nhanh và hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và chuyển đổi số trên địa bàn.
Thứ sáu, tăng cường niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tạo động lực, truyền cảm hứng cho người dân, doanh nghiệp trong sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số là kết quả, là thành công quan trọng nhất.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của TP. Hà Nội trong triển khai Đề án 06 thời gian qua.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Tỉ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng còn thấp (tỉ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử là 12,39%, so với mức cả nước là 64,38%); còn một số dịch vụ công trực tuyến mang tính hình thức. Tỉ lệ số hóa hồ sơ, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn thấp (11,48%, so với mức cả nước là 58,57%).
Cùng với đó, tỉ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa chưa cao (21,81%). Hạ tầng số chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, bất cập. Công tác bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin ở nhiều cơ quan chưa được quan tâm đúng mức.
Từ sơ kết công tác triển khai trong thời gian qua và trên cơ sở nhận diện những tồn tại, hạn chế đã nêu, Thủ tướng đúc rút một số bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, phải luôn quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuân thủ nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vận dụng sáng tạo, phù hợp thực tiễn để thúc đẩy triển khai hiệu quả Đề án 06. Phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; huy động sự vào cuộc, tham gia của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân TP. Hà Nội. Nơi nào người đứng đầu vào cuộc quyết liệt, tiên phong, đi đầu thì công việc suôn sẻ, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ hai, phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả". Chỉ đạo điều hành và tổ chức triển khai đồng bộ, linh hoạt, khoa học, bài bản, đồng bộ, bao trùm, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Thứ ba, phải đẩy mạnh hoàn thiện các cơ chế chính sách, chú trọng nghiên cứu, đề xuất, thí điểm các mô hình mới, hiệu quả trong triển khai Đề án 06 trên địa bàn Thành phố, phù hợp với đặc thù, yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển.
Thứ tư, phải lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm, là mục tiêu, động lực, là nguồn lực trong chuyển đổi số, triển khai Đề án 06; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp để trực tiếp thụ hưởng những thành quả của Đề án 06 mang lại.
Thứ năm, phải luôn giữ vững kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát.
Đề án 06 chỉ thành công khi mỗi người dân, doanh nghiệp hiểu, tham gia và thụ hưởng
Thời gian tới, cho biết một số văn bản pháp lý chuẩn bị được ban hành để tháo gỡ các vướng mắc về cơ sở pháp lý, tài chính, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương, các cơ quan trên cả nước cần xây dựng và triển khai hiệu quả một đề án tương tự Đề án 06 và kết nối với Đề án 06; nêu cao tinh thần trách nhiệm, "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", phát huy quyết tâm "đã nói là làm, đã làm là có kết quả", "chỉ bàn làm, không bàn lùi" để đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai có hiệu quả Đề án 06.
Thủ tướng yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế-văn hoá-khoa học-giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Đặc biệt, phải bám sát vào những vấn đề trọng tâm trong chủ đề năm 2024 của Đề án 06 là "Hoàn thiện hạ tầng công nghệ; số hoá, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số".
Trong đó, chú trọng 05 mục tiêu chủ yếu triển khai Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội thời gian tới: (1) Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với tất cả các dịch vụ, tiện ích; (2) Tiết giảm chi phí (về thời gian, vật chất, chi phí tuân thủ); (3) Kiểm soát rủi ro, đẩy lùi tiêu cực, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp; (4) Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số; (5) Bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Thủ tướng chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới với các bộ, ngành, địa phương nói chung và với Hà Nội nói riêng.
Một là, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp để triển khai có hiệu quả Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội.
Yêu cầu TP. Hà Nội tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính theo thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Phấn đấu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% số quy định và cắt giảm ít nhất 50% chi phí tuân thủ. Xây dựng mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND Thành phố là tổ chức chuyên trách về cung cấp dịch vụ công.
Hai là, đẩy mạnh tích hợp, kết nối, chia sẻ, khai thác kết quả số hóa hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) điện tử giữa các hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Hà Nội thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, tập trung đơn giản hóa, tái cấu trúc quy trình, TTHC để nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công trực tuyến cung cấp cho người dân.
Đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, tái sử dụng dữ liệu số hóa. Phấn đấu tỉ lệ cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử đạt 100%; tỉ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 80%; tỉ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa đạt tối thiểu 50%.
Đẩy mạnh triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn TP. Hà Nội; phấn đấu 100% người dân được cấp Hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân. Đẩy mạnh triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học; phấn đấu 100% giáo viên, nhân viên được cấp chữ ký số cá nhân.
Ba là, đẩy mạnh làm giàu thông tin, cung cấp các tiện ích cho người dân, quản lý xã hội trên nền tảng VNeID. Cấp tài khoản định danh cấp độ 2 cho 100% dân số Hà Nội.
Bốn là, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế trên địa bàn Hà Nội. Thực hiện quyết liệt các giải pháp về hóa đơn điện tử trên địa bàn Hà Nội, nhất là hóa đơn điện tử bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng.
Năm là, xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung của Hà Nội, tích hợp với CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL quốc gia, chuyên ngành. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng phù hợp các công cụ chuyển đổi số (như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trợ lý ảo...).
Sáu là, đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin.
Bảy là, các bộ, ngành, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục hỗ trợ Hà Nội nói riêng và UBND các địa phương nói chung trong triển khai Đề án 06. Các bộ, ngành thống nhất các giải pháp kỹ thuật và chia sẻ dữ liệu để đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình thực hiện.
Tám là, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân theo tinh thần "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
Thủ tướng chỉ rõ, hai năm rưỡi vừa qua là chặng đường không ngắn nhưng cũng chưa dài đối với nhiệm vụ thực hiện Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, phía trước còn nhiều công việc và khó khăn, thách thức, nhưng chúng ta không lùi bước.
"Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên. Chính phủ luôn hy vọng, gửi gắm và tin tưởng vào TP. Hà Nội trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung, đặc biệt là tiên phong trong chuyển đổi số, phát triển xanh, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, góp phần xây dựng Thủ đô-trái tim của cả nước, Thủ đô vì cả nước, cả nước vì Thủ đô", Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Chinhphu.vn
-
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2024: Những khoảnh khắc ấn tượng -
Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước -
Thủ tướng: Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Mông Cổ
- Thủ tướng phát lệnh khởi công tuyến cao tốc 10.000 tỷ đồng tại Tây Bắc
- Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu
- Thủ tướng: Pháp luật giúp tăng cường quản lý song phải khuyến khích sự sáng tạo
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
- Thủ tướng: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc và thăm Cuba
- Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tếNhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La không chỉ giải được bài toán nông sản “được mùa mất giá”, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn đưa thương hiệu nhãn Sông Mã ghi danh trên bản đồ nông sản thế giới.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp; kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương 17 gương “Nông dân tiêu biểu” và 26 “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 9/10, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM) đã khai mạc Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 2 năm 2024 với gần 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp từ TP. HCM và các tỉnh. Đây là hoạt động do Hội nông dân (HND) TP. HCM tổ chức nhằm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024).
-
Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua triển lãm sách 70 năm giải phóng Thủ đôTrong không khí mùa thu lịch sử, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, sáng 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
-
Trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đôTại Lễ tuyên dương Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định thu hút trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô.
-
Hà Nội - Dấu ấn 25 năm Thành phố vì Hòa bìnhNgày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. 25 năm trôi qua, Hà Nội đã không ngừng phát triển, mạnh mẽ vươn lên, đạt những thành tựu đáng tự hào, không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
-
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xaNhờ chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số và bắt nhịp được xu hướng thị trường, hợp tác xã Tây Bắc (bản Huổi Hẹ, xã Viêng Lán, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã đưa thương hiệu “Tỏi đen Yên Châu” cùng nhiều nông sản bản địa khác “ghi danh” trên thị trường.
-
Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/10 vừa qua, tình hình sản xuất nông nghiệp trong quý III vẫn duy trì đà tăng trưởng, lúa vụ Đông Xuân - Hè Thu đạt kết quả khá; đàn gia cầm ổn định, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu.
-
Hà Tĩnh: Một nông dân thu tiền tỷ từ mô hình nuôi chồn vòi mốc(Tapchinongthonmoi.vn) - So với nhiều vật nuôi khác, nuôi chồn vòi mốc chi phí đầu tư thấp, song bán giá cao, không phải lo lắng về đầu ra sản phẩm. Nhận thấy những điều này, anh Lê Văn Bình, ở thôn Hợp Phát, xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã lựa chọn mô hình này để phát triển kinh tế và mang lại hiệu quả.
-
Bình Thuận: Hướng dẫn hội viên nông dân chuyên canh rau an toàn ở Hàm Thuận BắcViệc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác. Hiện nay, các cấp Hội Nông dân trong huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ hội viên về giống, kỹ thuật canh tác, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để chuyên canh rau an toàn đạt hiệu quả cao.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
5 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang