Việt Nam kêu gọi tôn trọng lợi ích, an ninh để cùng xây dựng hòa bình
Sáng 30/10, Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 10 đã khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Diễn đàn và đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể với chủ đề “Vai trò của các nước đang phát triển trong an ninh toàn cầu.”
Phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 10, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cho rằng cộng đồng quốc tế phải luôn nỗ lực để đạt được hòa bình và an ninh bền vững khi thế giới vẫn còn không ít điểm nóng xung đột, chiến tranh cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Năm 2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố Sáng kiến An ninh Toàn cầu. Thượng tướng Trương Hựu Hiệp nhấn mạnh Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 10 có chủ đề “An ninh chung, duy trì hòa bình lâu dài” thể hiện quyết tâm của Trung Quốc mong muốn cùng hợp tác với tất cả các nước để hiện thực hóa sáng kiến này, nhằm đảm bảo an ninh cho mọi quốc gia trong bối cảnh tình hình thế giới đang biến chuyển nhanh chóng và khó lường như hiện nay.
Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 10 có các phiên toàn thể và các phiên đặc biệt đồng thời với chủ đề chung “An ninh chung, duy trì hòa bình lâu dài” có sự tham dự của gần 50 lãnh đạo Bộ Quốc phòng, quân đội, và đông đảo chuyên gia, học giả đến từ nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Phát biểu tại phiên toàn thể “Vai trò của các nước đang phát triển trong an ninh toàn cầu," Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ mọi quốc gia đều mong có môi trường an ninh toàn diện, kết nối, hội nhập, hài hòa trên tất cả các lĩnh vực; lợi ích, an ninh của các quốc gia dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển đều cần được thấu hiểu, ghi nhận, tôn trọng để cùng nhau xây dựng hòa bình, phát triển.
Bộ trưởng Phan Văn Giang đã dẫn ví dụ thành công của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một tổ chức khu vực, với phần lớn thành viên là các nước đang phát triển, trong việc góp phần thiết thực vào quản lý, bảo đảm các vấn đề an ninh toàn cầu.
Ở quy mô khu vực, hợp tác Trung Quốc-ASEAN đang ngày càng phát triển tốt đẹp, trong đó tiến trình đàm phán xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) bước đầu đã thu được kết quả tích cực, thể hiện quyết tâm chính trị của các bên, với mục tiêu sẽ tạo ra một bộ quy tắc ứng xử thực chất, hiệu lực, hiệu quả, nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Về vấn đề này, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh: “COC không chỉ giải quyết vấn đề an ninh có nhiều nét đặc thù mà còn nhằm cụ thể hóa luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và cam kết của các bên liên quan. Chúng ta tin tưởng rằng, COC sẽ trở thành chuẩn mực ứng xử nhằm bảo đảm an ninh khu vực."
Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh Việt Nam luôn kiên định chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ; nhất quán thực hiện chủ trương không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Đại tướng Phan Văn Giang cho biết thông qua Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh và nhiều diễn đàn đa phương về quân sự, quốc phòng, an ninh khác, việc cử lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, Việt Nam đã khẳng định vai trò tích cực, chủ động, trách nhiệm cao đối với các vấn đề quốc tế và khu vực. Quan hệ hợp tác quốc phòng song phương của Việt Nam với các nước được thực hiện công khai, minh bạch và không làm phương hại đến lợi ích của các nước khác.
Để cùng nhau thực hiện khát vọng xây dựng một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển phồn vinh, Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ Việt Nam mong muốn mọi quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia của nhau. Các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển cần đề cao “tự chủ chiến lược;" tôn trọng sự đa dạng, tính đặc thù, điều kiện riêng của từng nước nhưng luôn hướng tới sự thống nhất, đồng thuận về nhận thức, trách nhiệm, hành động trước các vấn đề an ninh toàn cầu; cùng hợp tác, xây dựng lòng tin chiến lược. Mỗi quốc gia cũng cần thực hiện đúng các cam kết đã đưa ra, đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Theo Bộ trưởng Phan Văn Giang, Khổng Tử, một Nhà giáo dục, Nhà tư tưởng lớn của Trung Hoa cổ đại, đã nêu luận điểm “Đại đạo chi hành, thiên hạ vi công," nghĩa là khi đạo lý lớn được thực thi thì thiên hạ là của chung. Tư tưởng này có thể hiểu rộng ra ở tầm quốc tế, khi đường lối chính trị cao cả, luật pháp, công lý quốc tế được tôn trọng, thực thi thì thế giới như ngôi nhà chung, các quốc gia đều bình đẳng, chung sống hòa bình, ổn định và phát triển.
Trong năm 2024, Việt Nam tiếp tục tổ chức Triển lãm quốc phòng quốc tế lần thứ 2 vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tại diễn đàn, Đại tướng Phan Văn Giang bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng các nước ủng hộ cuộc triển lãm này.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và đoàn thăm Lữ đoàn Hợp thành Số 6 thuộc Tập đoàn quân Số 82, Trung Quốc. (Ảnh: Mạnh Cường/TTXVN)
Nhân dịp dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 10, Bộ trưởng Phan Văn Giang đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Lào Chansamone Chanyalath, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia Tea Seiha và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.
Tại cuộc gặp giữa Đại tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lào, hai bên đã trao đổi, đánh giá kết quả hợp tác trong thời gian qua và đưa ra những đề xuất về nội dung hợp tác trong thời gian tới, trong đó có việc tăng cường tần suất giao lưu sỹ quan trẻ. Hai Bộ trưởng tin tưởng rằng Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia lần đầu tiên, dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới đây sẽ diễn ra thành công.
Gặp Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng ông Tea Seiha được bổ nhiệm giữ trọng trách quan trọng trong Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Hai Bộ trưởng nhất trí cho rằng quân đội hai nước cần tiếp tục truyền thống hợp tác, đoàn kết, gắn bó, là trụ cột quan trọng của quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam-Campuchia. Hai Bộ trưởng cùng mong muốn Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia lần đầu tiên sẽ thành công tốt đẹp.
Gặp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn, Đại tướng Phan Văn Giang cảm ơn sự phối hợp, hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN để Việt Nam hoàn thành các hoạt động, sáng kiến do Việt Nam chủ trì, đặc biệt là trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 trong bối cảnh đại dịch căng thẳng; gần đây nhất là Chương trình đánh giá năng lực lực lượng chuẩn bị tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc trong Nhóm Chuyên gia ADMM+ về Gìn giữ Hòa bình tháng 9/2023.
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn đánh giá cao và mong muốn Việt Nam tiếp tục có những đóng góp quan trọng đối với các cơ chế hợp tác của ASEAN, xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, thịnh vượng./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominica -
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia -
Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu
- Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
- Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Chile
- Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile
- Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile
- Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
- Ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện CEPA giữa Việt Nam và UAE
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát MọtTrong chương trình công tác tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
-
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõiPhó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con sốThủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước.
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua